BIỆN PHÁP 2: SỬ DỤNG TƯ LIỆU LỊCH SỬ

Một phần của tài liệu tích hợp giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh (Trang 26 - 31)

VIII. MỨC ĐỘ TÍCH HỢP GIÁO DỤC TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH

BIỆN PHÁP 2: SỬ DỤNG TƯ LIỆU LỊCH SỬ

Mục đích: Giúp học sinh có thêm thông tin, bổ sung làm rõ hơn sự kiện, làm chứng cứ để khẳng định tính đúng đắn của tư tưởng Hồ Chí Minh, tăng tính thuyết phục và góp phần khắc họa biểu tượng Hồ Chí Minh trong lịch sử.

Nội dung: Thông tin về những tình tiết lịch sử được lưu lại trong tài liệu, được thẩm định khoa học, do các kênh thông tin chính thống trong nước và quốc tế.

Tổ chức thực hiện:

- Dẫn thông tin (ngắn gọn, sát với mục đích, có xuất xứ).

- Phân tích thông tin (bối cảnh lịch sử, sự phản ánh lịch sử).

- Chỉ ra giá trị thông tin đối với vấn đề cần nhận thức (có liên quan tới tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh).

- Liên hệ thực tế.

VÍ DỤ VỀ SỬ DỤNG TƯ LIỆU (BÀI 23, SGK LỊCH SỬ 9) (BÀI 23, SGK LỊCH SỬ 9)

 Tạo biểu tượng Hồ Chí Minh trong ngày 2/9/1945 (cho HS xem đoạn phim Bác Hồ đọc Tuyên ngôn độc lập)

 Mục đích: Học sinh thấy được sự giản dị, gần gũi nhưng rất vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

 Các ý cần nêu: Sự giản dị, gần gũi của Bác từ thái độ,cách ăn mặc, giọng nói... Qua đó thấy được đạo đức của một con người vĩ đại, suốt đời vì đất nước, vì nhân dân.

 Cách sử dụng tư liệu:

+ HS xem phim, chú ý cách ăn mặc, giọng nói, thái độ ân cần... + HS nhận xét.

+ Liên hệ thực tế. + Kết luận.

BIỆN PHÁP 3: SỬ DỤNG HỆ THỐNG BÀI TẬP TỰ HỌC(THƯỜNG SỬ DỤNG ÔN TẬP, NGOẠI KHÓA) (THƯỜNG SỬ DỤNG ÔN TẬP, NGOẠI KHÓA)

 Mục đích: Giúp HS hệ thống hóa kiến thức, biết khai thác kiến thức trong và ngoài SGK để thể hiện nhận thức, tiếp cận vấn đề lịch sử liên quan đến Hồ Chí Minh.

 Nội dung: Nhận thức đúng yêu cầu của bài tập; Giải quyết yêu cầu do bài tập đặt ra; tự đánh giá kết quả.

 Tổ chức thực hiện:

- Thiết kế hệ thống bài tập trong tổng thể nội dung bài học

- HS tiếp cận vấn đề đặt ra theo yêu cầu bài tập

- HS xác định hướng giải quyết (nên có thảo luận, hỏi ý kiến giáo viên)

- HS đưa ra phương án giải quyết

- HS thể hiện hiểu biết của mình thông qua việc lập luận tại sao lại chọn phương án giải quyết đó.

BIỆN PHÁP 4: SỬ DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN

 Mục đích: dùng kiến thức từ những môn học thuộc khoa học xã hội-nhân văn (có nội dung gắn với việc phản ánh tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh) để khơi gợi suy nghĩ của học sinh

 Nội dung: sử dụng đoạn trích dẫn trong các tác phẩm văn học;

chuyện kể về cuộc đời Bác Hồ; bài hát ca ngợi Bác Hồ; những lời dạy của Bác Hồ

 Tổ chức thực hiện:

- Chọn kiến thức phù hợp

- Gợi ý sự liên tưởng

- Nêu suy nghĩ, cảm nhận

VÍ DỤ VỀ SỬ DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN(BÀI 23 SGK LỚP 9) (BÀI 23 SGK LỚP 9)

Thông tin: ngày 2-9-1945 lịch sử, Ba Đình nắng đẹp, trời trong xanh mùa thu. Dòng người đổ về quảng trường như nước chảy: công nhân, nông dân, bộ đội, các đoàn thể thanh niên, phụ nữ, các cháu thiếu nhi, hàng ngũ chỉnh tề quanh lễ đài. Niềm vui bất tận tràn ngập lòng người. Thay mặt chính phủ lâm thời, Bác đọc Tuyên

ngôn độc lập khai sinh nước VNDCCH. Đó là hình ảnh của ngày lập nước.

Buổi lễ kết thúc, Bác ra về trên một chiếc Citroen màu đen, cửa kính hơi thấp. Một phóng viên đón đường, ghé sát máy vào cửa kính định chụp ảnh Bác, Bác liền xua tay không cho chụp và bảo: “chú quay máy ra mà chụp nhân dân”

Hướng dẫn khai thác thông tin

- Đoạn trích trên giúp ta hiểu thêm được về sự kiện nào?

- Tư tưởng, đạo đức của Bác Hồ được phản ánh ra sao qua thông tin trên

Một phần của tài liệu tích hợp giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh (Trang 26 - 31)