PHẦN III: THIẾT KẾ KẾT CẤU HẠ TẦNG
CHƯƠNG 1: THIẾT KẾ HỆ THỐNG ĐÀ KIỀNG, GIẰNG MÓNGCHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TÀI LIỆU ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TÀI LIỆU ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH VÀ CHỌN PHƯƠNG ÁN NỀN MÓNG
CHƯƠNG 1
THIẾT KẾ HỆ THỐNG ĐÀ KIỀNG, GIẰNG MÓNG
1.1/ CẤU TẠO VÀ PHÂN TÍCH HỆ THỐNG ĐÀ KIỀNG
- Công trình có 1 hệ thống đà kiềng ở cao trình -3,000m được tận dụng làm dầm sàn tầng hầm.
- Hệ thống đà kiềng được tính toán giống như dầm sàn. Nội lực của hệ đà kiềng này đã được giải trong Sap ở phần khung.
Hình 1.2: Mặt đứng đà kiềng 1.2/ THIẾT KẾ KẾT CẤU ĐÀ KIỀNG ĐIỂN HÌNH
Ta chọn đoạn đà kiềng trục G để tính toán làm điển hình.
1.2.1/ Cấu tạo và phân tích kết cấu
- Đà kiềng trục G vừa có chức năng của đà kiềng, vừa là như dầm sàn tầng hầm.
- Đà kiềng trục G gồm 8 nhịp, trong đó có 2 nhịp 7,2m và 6 nhịp 11,2m. Tiết diện những đoạn đà kiềng 7,2m là 30x60 (cm); tiết diện những đoạn 11,2m là 40x90 (cm).
- Đà kiềng trục G được tính như dầm liên tục gối lên. Ta lấy nội lực từ Sap đã giải trong phần khung.
- Vật liệu sử dụng:
+ Bê tông B20 có: Rb = 115 Kg/cm2; Rbt = 9 Kg/cm2; Eb = 2,7x105 Kg/cm2; Es = 2,1x106 Kg/cm2.
+ Thép nhóm CI dùng làm thép đai có: Rsw = 1750 Kg/cm2. + Thép nhóm CII dùng làm thép dọc có: Rs = 2800 Kg/cm2.
1.2.2/ Tải trọng và nội lực trên các cấu kiện
- Tải trọng tác dụng lên đà kiềng gồm: tải sàn tầng hầm truyền vào, tải trọng đẩy nổi của nước ngầm , tải trọng bản thân đà kiềng (được truy xuất trong Sap).
- Nội lực trên đà kiềng được tính toán cùng với khung.
Hình 1.3: Biểu đồ bao momen đà kiềng.
Hình 1.4: Biểu đồ bao lực cắt đà kiềng.
1.2.3/ Tính toán thép đoạn đà kiềng DK7 làm điển hình