Quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan chủ yếu trong phương thức TDCT

Một phần của tài liệu TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ (Trang 25 - 28)

TDCT

Khi áp dụng phương thức TDCT có rất nhiều bên tham gia và giữa các bên tham gia có rất nhiều mối quan hệ chặt chẽ va phụ thuộc lẫn nhau. Trong trường hợp xảy ra tranh chấp thương mạ, thì việc xác định trách nhiệm pháp lý của các bên liên quan là hết sức cần thiết. Xuất phát từ bản chất và nội dung của Phương thức TDCT quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia như sau:

6.1. Đối với Nhà nhập khẩu [người xin mở L/C ( Applicant)]

Căn cứ vào Hợp đồng ngoại thương làm đơn xin mở L/C

Yêu cầu Tu chỉnh và chấp hành tu chỉnh(nếu có)

Kí quĩ mở L/C(nếu phải thực hiện kí quĩ theo yêu cầu NH) và trả thủ tục phí

Có quyền uỷ quyền cho người khác mở L/C (Transit L/C)

6.2. Đối với Nhà xuất khẩu[ Người hưởng lợi( Beneficiary)]

Chấp nhận hoặc từ chối L/C do NHPH đã mở ra

Thực hiện L/C ( giao hàng, lập và xuất trình chứng từ)

Tu chỉnh và chấp nhận tu chỉnh L/C (nếu có)

Đòi tiền NHPH L/C

Có quyền chuyển nhượng L/C cho người khác

Trả các thủ tục phí thông báo L/C, tu chỉnh L/C (nếu có), thanh toán L/C, xác nhận, hoàn tiền...(nếu được qui định trong L/C)

6.3. Đối với Ngân hàng

6.3.1. Quyền và nghĩa vụ của Ngân hàng Phát hành(Issuing Bank)

Mở, phát hành hoặc thiết lập L/C

Trả tiền hối phiếu, nếu là trả tiền ngay, chấp nhận hối phiếu nếu là trả chậm. Với điều kiện là các chứng từ được xuất trình phù hợp với L/C

Kiểm tra chứng từ xuất trình trong vòng 7 ngày làm việc của Ngân hàng, qúa thời hạn đó, NHPH mất quyền từ chối thanh toán

Được hưởng thủ tục phí mở L/C

Được yêu cầu khách hàng kí quĩ mở L/C

Phải bồi thường thiệt hại cho người Nhập khẩu, nếu gây thiệt hại cho họ do thực thi nghĩa vụ qui định trong UCP và L/C không đúng.

6.3.2. Quyền và nghĩa vụ của Ngân hàng Thông báo L/C (AdvisingBank) Bank)

Kiểm tra tính xác thực của L/C

Thông báo L/C và tu chỉnh L/C (nếu có)

Chuyển dịch thông tin và chứng từ( không chịu trách nhiệm về sơ suất trong dịch thuật sang tiếng địa phương)

6.3.3. Quyền và nghĩa vụ của NH Xác nhận( Confirming Bank)

Thông báo xác nhận L/C, nếu đồng ý xác nhận

Thôngbáo xác nhận hay từ chối xác nhận việc tu chỉnh L/C

Kiểm tra chứng từ xuất trình, nếu phù hợp với điều kiện và điều khoản của L/C thì trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền cho người hưởng lợi(trong trường hợp NHPH không có khả năng chi trả)

Được hưởng thủ tục phí xác nhận

Được quyền yêu cầu NHPH kí quĩ xác nhận L/C

6.3.4. Quyền và nghĩa vụ của NH Chiết khấu( Negotiating Bank)

Nhận và chiết khấu chứng từ (nếu được L/C qui định)

Đòi tiền NHPH / NH Hoàn tiền(nếu được L/C qui định)

Được hưởng phí chiết khấu và các phí liên quan khác

Đối với những NHCK chỉ định thì có nghĩa vụ chấp nhận chiết khấu nếu chứng từ phù hợp L/C, nếu không chấp nhận phải thông báo ngay cho NHPH và nêu rõ lý do hoặc chỉ gửi chứng từ trên cơ sở thu hộ

6.3.5. Quyền và nghĩa vụ của NH Chuyển nhượng( Transfering Bank)

Thực hiện việc chuyển nhượng L/C

Xác nhận lại với NHPH rằng đã chuyển nhượng một phần hay toàn bộ trị giá L/C

Thay thế chứng từ để đòi tiền NHPH

Được hưởng phí chuyển nhượng và các phí liên quan...

6.3.6. NH được chỉ định(Nominated Bank)/ NH thanh toán(PayingBank)/ NH hoàn trả( Reimbursing Bank)/ NH chấp nhận( Accepting Bank)/ NH hoàn trả( Reimbursing Bank)/ NH chấp nhận( Accepting Bank)

NH chỉ định: là NH được NHPH chỉ định thanh toán, chiết khấu hoặc cam kết trả chậm theo L/C.

NH thanh toán( NH trích tiền): Là NH giữ tài khoản của NHPH thực hiện lệnh trích tài khoản của NHPH chuyển tiền cho NH của người hưởng lợi hoặc NH được chỉ định

NH hoàn tiền: là NH được NHPH chỉ định là NH hoàn trả khoản tiền cho một NH khác đã thanh toán/ chiết khấu chứng từ theo L/C

NH chấp nhận: Là NH được NHPH uỷ nhiệm là NH đứng ra chấp nhận và thanh toán hối phiếu có kỳ hạn ký phát theo L/C trả chậm.

Tóm lại: Trên thực tế thanh toán TDCT không nhất thiết phải có đầy đủ các bên tham gia nói trên. Tuỳ từng trường hợp cụ thể có hoặc không có một số bên tham gia nào đó. Có thể có hai, ba, nhiều NH thực hiện trong giao dịch thanh toán bằng TDCT, nhưng cũng có thể chỉ một NH thực hiện tất cả các nghiệp vụ khác nhau( vừa là NH thông báo, vừa là NH xác nhận / NHCK ...) Tuy nhiên ở Việt Nam do trình độ phát triển kinh tế nói chung và trình độ phát triển hoạt động thanh toán bằng TDCT nói riêng chưa phát triển nên hầu như chỉ có NHPH và NHTB là được nói tới nhiều nhất mà thôi. Song thực tế khách quan sẽ đòi hỏi hệ thống NH của Việt Nam làm quen với những khái niệm mới trong tương lai.

Một phần của tài liệu TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(28 trang)
w