Các mô hình dịch vụ trong điện toán đám mây:

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về điện toán đám mây và xây dựng ứng dựng web theo hướng dịch vụ (Trang 30)

Điện toán đám mây gồm 3 mô hình dịch vụ, bao gồm: Cơ sở hạ tầng là dịch vụ (IaaS - Infrastructure as a Service), Nền tảng là dịch vụ (PaaS - Platform as a Service) và Phần mềm là dịch vụ (SaaS - Software as a Service) [10].

Hình 2.5: Các mô hình dịch vụ trong điện toán đám mây

a) Cơ sở hạ tầng là dịch vụ (IaaS - Infrastructure as a Service)

Cơ sở hạ tầng là dịch vụ (IaaS - Infrastructure as a Service) là tầng thấp nhất của điện toán đám mây, nơi tập hợp các tài sản vật lý như các phần cứng máy chủ, hệ thống lưu trữ và các thiết bị mạng, được chia sẽ và cung cấp dưới dạng dịch vụ cho các tổ chức hay doanh nghiệp khác nhau. Một số dịch vụ IaaS thông dụng hiện nay có thể kể đến là : IBM BlueHouse, Vmware, Amazon EC2, Amazon S3 Microsoft Platform, Sun Parascale Cloud Storage... [10]

Lợi ích của IaaS: đối với các doanh nghiệp, lợi ích lớn nhất của IaaS thể hiện qua một khái niệm được gọi là “bùng nổ lên đám mây” - quá trình này giảm tải các tác vụ lên đám mây nhiều lần khi cần nhiều tài nguyên tính toán nhất. Tiềm năng để tiết kiệm vốn thông qua việc bùng nổ lên đám mây là rất lớn, vì các doanh nghiệp sẽ không cần phải đầu tư thêm các máy chủ thường chỉ chạy 70% công suất hai hoặc ba lần trong năm. Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp để tận dụng IaaS theo khả năng này, các bộ phận công nghệ thông tin phải có khả năng xây dựng và triển khai phần mềm xử lý có khả năng phân phối lại các quy trình xử lý lên một đám mây IaaS.

30

 Tính co dãn: khả năng này cho phép tự động mở rộng hoặc thu nhỏ hệ

thống tùy theo nhu cầu của người sử dụng một cách nhanh chóng. Khi nhu cầu tăng, hệ thống sẽ tự động mở rộng bằng cách thêm tài nguyên vào. Khi nhu cầu giảm, hệ thống sẽ tự động giảm bớt tài nguyên. Khả năng co giãn giúp cho nhà cung cấp sử dụng tài nguyên hiệu quả, tận dụng triệt để tài nguyên dư thừa, phục vụ được nhiều khách hàng. Đối với người sử dụng dịch vụ, khả năng co giãn giúp họ giảm chi phí do họ chỉ trả phí cho những tài nguyên thực sự dùng.

 Tính ảo hóa: đây là một đặc tính mang tầm nền tảng và cơ bản của IaaS

nói riêng và điện toán đám mây nói chung. Đặc tính này không những làm cải thiện đáng kể khả năng tính toán mà còn giúp các doanh nghiệp dễ dàng quản trị hệ thống và cắt giảm chi phí. Tuy nhiên, đi kèm với sự phát triển của công nghệ ảo hóa chính là nỗi lo về các vấn đề bảo mật hệ thống.

Hạn chế của IaaS: năng suất và hiệu quả kinh doanh của mỗi công ty sẽ phụ thuộc nhiều vào khả năng của nhà cung cấp, bên cạnh đó là các mối lo ngại về vấn đề bảo mật dữ liệu khi sử dụng công nghệ ảo hóa [10].

b) Nền tảng là dịch vụ (PaaS - Platform as a Service)

Nền tảng là dịch vụ (PaaS - Platform as a Service) hỗ trợ người sử dụng điện toán đám mây bằng các hệ điều hành, cơ sở dữ liệu (MySQL), máy chủ web (Apache) và môi trường thực thi lập trình (Java JDK, Microsoft .Net, python). Hơn nữa, nó cho phép người dùng tập trung vào các ứng dụng cụ thể, cho phép các nhà cung cấp đám mây quản lý và đo đạc tài nguyên 1 cách tự động. Một số dịch vụ PaaS thông dụng hiện nay có thể kể đến là: Windown Azure, Force.com, Google App Engine,… [10]

Lợi ích của Paas :

 Paas đang ở thời kì đầu và được ưa chuộng ở những tính năng được ưa

thích bởi nó cung cấp dịch vụ phần mềm có tích hợp các yếu tố về nền tảng hệ thống.

 Ưu điểm trong những dự án tập hợp những công việc nhóm có sự phân

tán về địa lý.

 Khả năng tích hợp nhiều nguồn của dịch vụ web.

 Giảm chi phí ngoài lề khi tích hợp các dịch vụ về bảo mật, khả năng mở

31

 Giảm chi phí khi trừu tượng hóa công việc lập trình ở mức cao để tạo dịch vụ, giao diện người dùng và các yếu tố ứng dụng khác.

 Hướng việc sử dụng công nghệ để đạt được mục đích tạo điều kiện dễ

dàng hơn cho việc phát triển ứng dụng đa người dùng cho những người không chỉ trong nhóm lập trình mà có thể kết hợp nhiều nhóm cùng làm việc.

Các đặc tính của Paas:

 Phục vụ cho việc kiểm thử, triển khai, vận hành và phát triển ứng dụng

giống như là môi trường phát triển tích hợp.

 Cung cấp các công cụ khởi tạo với giao diện trên nền web.

 Tích hợp dịch vụ web và cơ sở dữ liệu.

 Hỗ trợ cộng tác nhóm phát triển.

 Cung cấp các công cụ hỗ trợ tiện tích khác.

Hạn chế của Paas:

 Ràng buộc bởi nhà cung cấp: giới hạn phụ thuộc vào dịch vụ của nhà cung cấp.

 Giới hạn phát triển: độ phức tạp khiến nó không phù hợp với yêu cầu phát triển nhanh vì những tính năng phức tạp khi hiện thực trên nền tảng web [10].

c) Phần mềm là dịch vụ (SaaS - Software as a Service)

Hình 2.6: Phần mềm là dịch vụ (SaaS) i) Khái niệm:

Phần mềm là dịch vụ (SaaS - Software as a Service) là tầng kiến trúc của điện toán đám mây liên quan tới phần mềm và thường được phân phối thông qua môi

32

trường Web - là một môi trường quen thuộc với hầu hết người dùng, có thể phục vụ cho hàng trăm nghìn khách hàng cùng một lúc (dịch vụ đám mây công cộng) hoặc môi trường mạng dùng riêng gồm các máy tính và thiết bị mạng cài đặt các phần mềm chuyên dụng (dịch vụ đám mây riêng). Về phía người sử dụng, SaaS đồng nghĩa với việc họ không cần đầu tư mua sắm các máy chủ lẫn bản quyền phần mềm. Còn đối với nhà cung cấp, họ chỉ phải duy trì một phần mềm ứng dụng có thể chia sẻ và dùng chung cho nhiều khách hàng, nên chi phí tổng sở hữu rẻ hơn so với cách hosting truyền thống [10].

ii) Các yêu cầu khi triển khai SaaS:

Việc thiết kế SaaS phải đáp ứng được nhu cầu của rất nhiều người dùng, mỗi người dùng có một yêu cầu khác nhau, không ai giống ai hết. Chính vì vậy nên việc xây dựng một ứng dụng SaaS rất phức tạp.

Tối ưu hóa việc đăng ký, trong đó có cả miễn phí lẫn tính phí. Một yêu cầu đặt ra là phải có một cơ chế tính phí thật hiệu quả để đem lại lợi nhuận cao nhất cho nhà cung cấp dịch vụ và chi phí thấp nhất cho người sử dụng.

Khách hàng có thể cấu hình dịch vụ cho riêng mình mà không cần phải chỉnh sửa các module.

Nhà phân phối phải kiểm tra, điều khiển toàn bộ hệ thống, cho nên phải đảm bảo tính bảo mật, riêng tư cho từng khách hàng khác nhau. Đây cũng là một yêu cầu quan trọng vì hệ thống càng bảo mật, càng an toàn thì khách hàng càng an tâm khi sử dụng.

Việc nâng cấp, sửa lỗi hoàn toàn trong suốt đối với khách hàng, khách hàng không phải thực hiện các thao tác nâng cấp này mà hoàn toàn do nhà cung cấp dịch vụ làm. Việc này tương đối đơn giản do mọi truy suất từ khách hàng đều thông qua web.

Như vậy điểm khác biệt lớn nhất của SaaS so với các phần mềm truyền thống là ở khía cạnh cung cấp dịch vụ: SaaS = Softtware + Service.

iii) Ưu điểm:

Đối với khách hàng:

 Khách hàng không cần phải tốn chi phí mua các thiết bị phần cứng mắc

tiền cũng như mua bản quyền phần mềm. Khách hàng cần sử dụng tài nguyên nhiều thì thuê gói dịch vụ nhiều, dùng ít thì thuê ít. Do đó sẽ tiết

33

kiệm được một khoản chi phí rất lớn ban đầu cho hệ thống cũng như chi phí vận hành hệ thống.

 Khách hàng cũng không phải lo bảo trì phần mềm. Vì phần mềm được

cài đặt trên web và truy xuất thông qua trình duyệt nên có thể sử dụng bất cứ nơi nào, bất cứ thời điểm nào.

 Khách hàng cũng không phải lo vấn đề về bảo mật cũng như chống virus

vì các việc này đã do nhà cung cấp làm, nếu phát triển phần mềm riêng (in- house development) thì khách hàng phải tự lo hết từ công đoạn phân tích, thiết kế, xây dựng, bảo trì, …

Đối với nhà cung cấp dịch vụ:

 Nhà cung cấp dịch vụ không phải lo vấn đề vi phạm bản quyền vì chỉ có

một phần mềm duy nhất được cài đặt và quản lý từ xa, hacker không thể nào lấy cắp được.

 Càng nhiều người sử dụng thì nhà cung cấp dịch vụ càng có thể kiếm được nhiều tiền, nếu không bằng cách thu phí thì cũng bằng cách thu tiền quảng cáo, …

iiii) Hạn chế:

Bên cạnh những lợi ích thiết thực, SaaS vẫn còn tồn tại một số hạn chế như sau:

 Đáp ứng nhu cầu của tất cả mọi người: để xây dựng được một ứng dụng

có khả năng đáp ứng được hết yêu cầu của mọi người là rất khó, mỗi cá nhân, công ty có một yêu cầu khác nhau, không ai giống ai, nên việc thống nhất tất cả đòi hỏi nhà cung cấp dịch vụ phải phân tích rất kỹ càng các nghiệp vụ trước khi triển khai SaaS.

 Nếu khách hàng đang sử dụng các phần mềm hiện có, với cơ sở dữ liệu

khá lớn, dùng trong một thời gian khá lâu thì sẽ rất khó để họ có thể chuyển qua dùng SaaS, ngay cả đối với nhà cung cấp dịch vụ cũng sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc tích hợp hệ thống cũ của khách hàng với dịch vụ mình cung cấp.

 Có một số ứng dụng gần như không thể chuyển qua SaaS, ví dụ như các

ứng dụng Business Intelligence, với khối lương dữ liệu rất lớn, không thể truyền tải qua mạng internet được, với lại dữ liệu này cần phải bảo mật cao, nên rất khó để khách hàng đồng ý đưa hết dữ liệu của mình lên internet.

34

 Bảo mật cũng là vấn đề lớn trong SaaS, nếu nhà cung cấp dịch vụ không

có chính sách bảo mật tốt thì khách hàng không thể tin tưởng để có thể giao dữ liệu của mình cho người khác. Hiện tại thì các công ty lớn có lợi thế về vấn đề này hơn do thương hiệu của họ nổi tiếng thế giới, được người dùng tin tưởng. Ví dụ một số ông lớn như: Google, Amazon, Microsoft, …

iiiii) Một số dịch vụ SaaS thông dụng hiện nay:

Amazon S3: Miễn phí 5GB, 20000 Request nhận và 2000 Request gởi trong vòng 1 năm. Nếu sử dụng vượt qua các mốc này thì nhà nhà cung cấp sẽ bắt đầu tính phí. Các ưu điểm nổi bật: rẻ, hỗ trợ dịch vụ người dùng tối đa, tính tương thích cao, lưu trữ tốt.

Dropbox: Miễn phí 2GB, nếu dùng thêm thì mua với giá 100$/năm cho 50GB hoặc 100GB với giá 200$/năm (mắc hơn nhiều so với Amazon S3). Các ưu điểm nổi bật: tương thích với nhiều loại thiết bị, lưu trữ tốt. Nhược điểm: giá rất mắc.

Microsoft Windows Live: Miễn phí 25GB. Ưu điểm: Dung lượng lưu trữ miễn phí lớn. Nhược điểm: 25GB cũng là dung lương tối đa, không thể mở rộng, chỉ áp dụng cho Windows Phone 7.

Google apps: Miễn phí 1GB cho mỗi dịch vụ đơn lẻ. Ưu điểm: khả năng lưu trữ lớn, tương thích cao. Nhược điểm: giá khá mắc, dịch vụ phân tán.

iCloud: Miễn phí 5GB. Ưu điểm: khả năng đồng bộ và backup dữ liệu tốt. Nhược điểm: chỉ tương thích với iOS và MAC.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về điện toán đám mây và xây dựng ứng dựng web theo hướng dịch vụ (Trang 30)