BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Đánh Giá Tác Động Của Cuộc Khủng Hoảng Kinh Tế Toàn Cầu Đến Tài Khoảng Vãng Lai Việt Nam (Trang 27)

- Theo thống kê từ Tổng cục thống kê, tổng trị giá xuất khẩu dịchvụ năm 2008 ước tính đạt 7,1 tỷ USD,tăng 9,8% so với năm 2007, trong đó dịch vụ du lịch

BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM

V.2.1 Đối với hệ thống ngân hàng.

Hệ thống ngân hàng Việt Nam còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, vốn tự có thấp, quản trị rủi ro còn bất cập. Vì thế khả năng chống đỡ các “cú sốc” như hiện tượng đột biến rút tiền gửi, thiếu hụt thanh khoản của hệ thống ngân hàng Việt

Nam là yếu

Thứ nhất, là lĩnh vực kinh doanh ngân hàng có tính đặc thù, nhạy cảm cao với những biến động thất thường của nền kinh tế. Vì vậy cần có những qui định chặt chẽ về an toàn hoạt động ngân hàng, đặc biệt khi các ngân hàng mở rộng tín dụng vào bất động sản, chứng khoán và cho vay tiêu dùng. Thứ hai, sự yếu kém của hệ thống ngân hàng của một quốc gia, dù đó là quốc gia phát triển, sẽ đe doạ đến sự ổn định về kinh tế và tài chính không chỉ ở quốc gia đó. Vì vậy, nâng cao sức mạnh của hệ thống tài chính là nhiệm vụ hàng đầu của Chính phủ. (để phát triển bền vững thì Việt Nam cần có một ngân hàng trung ương thực thụ, có thẩm quyền và khả năng điều tiết, giám sát hệ thống ngân hàng,và điều hành chính sách tiền tệ. Điều này chỉ có thể trở thành hiện thực khi ngân hàng trung ương phải được độc lập trên các phương diện cơ bản, bao gồm độc lập về mặt tài chính, nhân sự, công cụ, và mục tiêu.)

Thứ ba, một sự quyết đoán kịp thời của Chính phủ: nên “cứu” tổ chức nào, tổ chức nào không “cứu”, được phân tích rõ ràng. Những gói giải pháp kèm theo một lượng tài chính nhất định là rất có ý nghĩa đối với thị trường tài chính Mỹ vừa qua.

Thứ tư, cần phân biệt hoạt động ngân hàng và hoạt đọng gây vốn qua chứng khoán.Ngân hàng dùng tiền của khách hàng nên phải thận trọng,giảm rủi ro đre giữ lòng tin lâu dài của khách hàng. Trong khi đó hoạt động của công ty tài chính là giúp khách hàng chấp nhận rủi ro cao đẻ làm giàu thông qua việc phát hành cổ phiếu,giấy nợ. Hai hoạt động này hoàn toàn khác nhau vì mục đích của khách hàng khác nhau, vì vậy Việt Nam nên tách bạch hai hoạt động này và không nên cho phép một doanh nghiệp hoạt động trên cả hai lĩnh vực. Và cuối cùng là niềm tin của nhà đầu tư trong mọi hoàn cảnh đều được tính đến, bởi mất niềm tin, thì mức độ trầm trọng hơn rất nhiều.

Với những tác động từ bên trong và bên ngoài, cũng như để đáp ứng các mục tiêu kinh tế vĩ mô, trong thời gian tới chính sách tiền tệ cần phải có những biện pháp thích hợp:

Việc thực thi chính sách tiền tệ phải góp phần ổn định thị trường tài chính, kiểm soát lạm phát và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Trong điều kiện kinh tế thế giới có nhiều bất ổn, lạm phát và nhập siêu trong nước vẫn cao, thì mục tiêu hàng đầu vẫn là ổn định vĩ mô, phải kiểm soát được lạm phát, nhưng nền kinh tế vẫn có điều kiện tăng trưởng.

Vì vậy, chính sách tiền tệ vẫn được điều hành theo hướng chặt chẽ, nhưng các công cụ được điều chỉnh linh hoạt theo diễn biến của thị trường. Cụ thể, bên cạnh việc tăng lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc, để giảm lãi suất cho vay đối với nền kinh tế như vừa qua đã thực hiện, Ngân hàng Nhà nước nên tính tới giảm lãi suất cơ bản trong trường hợp lạm phát có xu hướng giảm, để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp nhỏ và vừa nói riêng, tiếp cận được khoản tín dụng lành mạnh

V.2.1.1. Đối với các ngân hàng thương mại:

- Rà soát lại và thường xuyên kiểm tra mục đích sử dụng vốn của khách hàng vay.

- Tỷ lệ cho vay trên giá trị căn nhà thấp và chỉ cho vay đối với khách hàng có tiền sử tín dụng tốt.

- Thẩm định thật kỹ các dự án nhà đất và phải thẩm định cả phần rủi ro nếu thị trường rơi vào tình trạng đóng băng.

V.2.1.2. Đối với ngân hàng nhà nước:

- Tiếp tục hoàn chỉnh để tiến tới ban hành Cơ chế tiếp nhận xử lý tổ chức tham gia Bảo hiểm tiền gửi. Nếu được thực hiện tốt thì lần đầu tiên Việt Nam sẽ có một cơ chế tiếp nhận và xử lý đồng bộ các ngân hàng khi khủng hoảng và đổ vỡ. Như vậy, kể từ nay các tổ chức tín dụng khi gặp sự cố, có nguy cơ dẫn đến đổ vỡ sẽ được tiếp nhận và xử lý theo một quy trình chuẩn, hạn chế hậu quả ở mức thấp nhất và bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền. Bên cạnh đó, sẽ tạo ra một môi trường pháp lý cho việc giải quyết phá sản, giải thể phù hợp với đặc thù của hoạt động tiền tệ và ngân hàng, thiết lập được một tổ chức đầu mối chịu trách nhiệm trong xử lý khủng hoảng.

- Ngân hàng nhà nước cần theo dõi sát diễn biến cuộc khủng hoảng này để có những động thái phù hợp, đặc biệt trong bối cảnh thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn trên đà suy giảm và lạm phát trong nước tăng cao như hiện nay.

- Ngân hàng nhà nước cần thúc đẩy hơn nữa hệ thống ngân hàng thương mại thực hiện các nghiệp vụ phái sinh để phòng ngừa và hạn chế rủi ro tỷ giá và doanh nghiệp cũng nên nhận thức rõ lợi ích của các công cụ này.

V.2.3. BÀI HỌC CHO THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN:

Không nên đầu tư thái quá vào bất động sản. Với sự gia tăng thu nhập nhanh chóng và tăng trưởng dân số hơn 1 triệu người 1 năm,dường như hầu hết các dự án đầu tư bất động sản sẽ được đảm bảo giá trị bởi nhu cầu gia tăng. Tuy nhiên, với giá đất cao một cách phi tự nhiên như ở Việt Nam hiện nay,nhiều tòa nhà đã được xây dựng cho những người có thu nhập cao và phân khúc nhà ở cao cấp này được xây dựng quá nhiều,trong khi đó có tình trạng thiếu hụt nhà ở có giá vừa phải. Thêm vào đó,sự cân bằng và quy hoạch các khu dân cư,không gian văn phòng và thương mại xem ra không được đúng đắn-đặc biệt tình trạng tắc nghẽn giao thông cứ tiếp tục ngày càng tệ hại.Sự thất bại trong việc quản lí đất đai và giao thông có thể bóp chết nhiều dự án bất động sản và làm cho các khoản vay tài trợ những dự án đó trở nên có vấn đề.Điều này đặc biệt đúng nếu tài sản thế chấp của các khoản vay lại chính là giá trị đất đai đã bị thổi phồng lên. Điều này đã từng xảy râ ở Nhật Bản khoảng năm 1990 và gây ra nhiều

năm đau đầu cho các ngân hàng.

Nên đặc biệt chú ý đến vấn đề người ủy quyền –người thừa hành. Một trong những vấn đề lớn nhất ở Viêt Nam có thể xuất phát từ quy trình đầu tư công.Vì hầu hết các dự án đầu tư đều được tài trợ bằng vốn vay,và các quan chức nhà nước chỉ phải chịu trách nhiệm trong một vài năm theo phân công,cho nên có xu hướng đầu tư quá nhiều.Boa lâu còn có sự bảo lãnh của chính phủ,những người cho vay vẫn còn vui vẻ cho vay-khả năng đững vũng của dự án chẳng còn ý nghĩa đối với họ.Người cho vay có thể là ngân hàng thế giới hay một ngân hàng địa phương.Người cho vay cũng có thể là chính chính phủ bằng cách sử dụng trái phiếu hay các khoản vay đẻ tài trợ cho dự án,một cách công khai bằng ngân sách nhà nước hay ngầm ẩn thông qua việc nâng đỡ các công ty thuộc sở hữu nhà nước.

Các tập đoàn lớn lại là nguồn bận tâm khác nữa.Với quyền tiếp cận đất đai và tài chính, họ nhiệt tình đầu tư vào bất động sản,mặc dù lĩnh vực này quá xa so với năng lực chuyên môn và khả năng kinh doanh chính của họ.Ví dụ tập đoàn điện lực EVN có nhiều kĩ sư giỏi am hiểu lĩnh vực phát điện nhưng ít chuyên gia địa ốc.Nguy cơ xảy ra sai lầm phải trả giá là rất lớn ngay cả khi người ta khoong còn chú ý đến lĩnh vực kinh doanh chính là duy trì nguồn điện.Ngoài ra mức đọ đầu tư phi sản xuất cao có nguy cơ dẫn đến lạm phát và điều này hiện là một mối nguy lớn.Việc một nền kinh tế nhỏ chi tiêu hàng tỉ đô la vào những dự án mà không làm tăng sản lượng lương thực sẽ không giúp ích được gì ngoài việc tăng cầu mà không tăng cung.

Thận trọng trước nhũng hiểm họa không lường trước được của thị trường bất động sản .Những người đầu tư địa ốc từng xây dựng bất động sản dựa trên sự nối tiếp liên tục của những điều kiện hết sức thuận lợi thừng nhận ra rằng tình hình đã thay đổi.Nếu phần lớn các khoản vay đều được thực hiện dựa trên những giả định hết sưc thuận lợi –tỉ giá hối đoái cố định, giá nhà đất tăng,hay nền kinh tế vẫn tiếp tục tăng trưởng nhanh thì phần lớn các khoản vay sẽ trở nên tệ hại. Nợ xấu sextaoj nên gánh nặng nợ nần mà mất nhiều năm mới giải quyết được.Bằng cách nào đi chăng nữa giá cao là một sai lầm ,nó xui khiến các nhà đầu tư bất động sản xây dựng quá nhiều với mức giá quá cao.Người vay tiền mua nhà mất đi nơi an cư hoặc phải chấp nhận nhiều năm trời trả các món nợ góp quá cao nà ngân hàng thường có những khoản thua lỗ tín dụng. Chính hệ thống tài chính khi nó hoạt động một cách thỏa đáng sẽ giúp tối thiêu hóa sự lãng phí này.Đó là lí do tại sao nỗ lực phát triển một hệ thống vận hành tốt là điều quan trọng và tránh được những vấn nạn nói trên.

V.2.4. Bài học cho vai trò quản lý của nhà nước:

Có thể nói nguyên nhân của cuộc khủng hoảng tại Mỹ vì thị trường chứng khoán phái sinh hoạt động quá tự do,không chịu sự kiểm soát của Nhà nước.Nếu không sự có luật, tức là bàn tay của Nhà nước, thì ngay cả thị trường chứng khoán cũng không hoạt động được.Nhà nước bằng luật pháp bảo đảm rằng mọi người buôn bán trên thị trường phải trung thực,công ty có mặt trên thị trường chứng khoán phải công bố thông tin hàng quý. Kiểm soát phải dựa trên luật pháp và các định chế đã được đặt ra.Nhà nước , thông qua Uỷ ban chứng khoán phải theo dõi chặt chẽ và hành xử đúng luật.

Thực chất cuộc khủng hoảng ở Mỹ hiện nay là cuộc khủng hoảng về buôn bán giấy nợ và chứng khoán phái sinh,nhưng không phải vì vậy mà đổ lỗi cho nghiệp vụ chứng khoán hóa là nguyên nhân gây ra khủng hoảng. Chứng khoán hóa giá trị tài sản của công ty sản xuất là điều cần thiết vì nó vừa là hình thức thu hút vốn của cổ đông vừa là công cụ tạo ra một thị trường cho số vốn này nhằm tăng tính hiệu quả cho đồng vốn. Tuy nhiên nếu công cụ này bị lạm dụng ,tức là đem chứng khoán hóa mọi thứ và không chịu bất kì một sự kiểm soát nào thì sẽ tạo ra một cuộc chơi mà trong đó mọi người đều thua giống như cuộc chơi”buôn bán rủi ro” kiểu Mỹ như trong thời gian vừa qua. Vói Việt Nam,tất nhiên Việt Nam cần kinh tế thị trường,cần chứng khoán hóa vốn,dù giá cả do thị trường quyết định nhưng Nhà nước phải bảo đảm là hệ thống này không bị một phe nhóm lợi ích nào đó thao túng. Muốn vậy cần phải công khai thông tin.

Bên cạnh đó phải có phương án xử lý các vấn đề an sinh xã hội, khó khăn của nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ (có tiềm năng), nợ xấu hệ thống ngân hàng…Các định chế tài chính, đặc biệt là các ngân hàng thương mại cổ phần nhỏ phải quan tâm đặc biệt đến quản trị rủi ro. Bộ Tài chính, ngân hàng Nhà nước, Uỷ ban chứng khoán Nhà nước tiếp tục phải giám sát rất chặt chẽ hệ thống tài chính và thị trường tài chính.

Một bài học đối với các nhà đầu tư là đừng để tinh thần quá hứng khởi hoặc quá bi quan lấn át, nhà đầu tư không chỉ cần biết cắt lỗ mà cần học cả cách cắt lợi nhuận khi cần thay đổi chiến lược và danh mục đầu tư. Kinh tế thế giới, khu vực và Việt Nam đều được dự báo sẽ tốt lên (cả về tốc độ tăng trưởng và ổn định vĩ mô) vào năm 2010. Nếu như vậy và công cuộc cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước được đẩy mạnh cùng sự cải thiện các nền tảng thị trường, thị trường chứng khoán khó có lý do gì không ấm lên.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Đánh Giá Tác Động Của Cuộc Khủng Hoảng Kinh Tế Toàn Cầu Đến Tài Khoảng Vãng Lai Việt Nam (Trang 27)