Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh Nội dung
Hoạt động 1 : Khởi động .
1. Ổn định lớp : 2. Kiểm tra bài cũ :
Hỏi:
Em hiểu như thế nào là văn bản và mục đích giao tiếp ?
3. Bài mới:
Chúng ta đều biết trước khi đến trường và cả ở bậc tiểu học, trong thực tế các em đã giao tiếp bằng tự sự. Các em nghe cha mẹ kể chuyện ,các em kể chuyện cho cha mẹ và cho bạn bè những câu chuyện mà chúng em quan tâm, thích thú . Nhiệm vụ học là phải huy động kiến thức và kinh nghiệm đĩ để hình thành khái niệm khoa học.Để hiểu rõ hơn vấn đề trên các em vào bài học hơm nay.
- Suy nghĩ, trả lời cá nhân.
- Nghe, ghi tựa.
Tuần : 2 Tiết : 7-8 TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN TỰ SỰ. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức . Mời HS đọc ví dụ trong SGK
Hỏi: Theo em, người trả lời những câu hỏi này phải trả lời như thế nào ?
HS đọc ví dụ trong SGK - Bà ơi, bà kể chuyện cổ tích cho cháu nghe.
- Vì sao Lan lại thôi học ?
I. Ý nghĩa và đặt điểm chung của phương thức tự sự.
Hỏi: Qua các trường hợp này, em hiểu tự sự đáp ứng yêu cầu gì cho con người ?
Hỏi: Vậy khi các em yêu cầu người khác kể lại một câu chuyện nào đó cho mình nghe thì các em mong muốn điều gì ?
Hỏi: Trong văn bản Thánh Gióng đã đọc, em hãy liệt kê các chi tiết chính?
HS trình bày, GV ghi bảng.
Chốt : Các em đang kể lại một chuỗi sự việc, sự việc này tiếp diễn sự việc khác.
Hỏi: Vậy mở đầu là sự việc nào ?
Hỏi : Kết thúc là sự việc nào?
- Tại sao Thơm nhà nghèo mà lại học giỏi ?
- HS trả lời:
- Kể lại một câu chuyện. - Kể một câu chuyện để cho biết vì sao bạn Lan lại thôi học...
- HS:
- Mong muốn được nghe kể chuyện
- Biết rõ lí do vì sao Lan thôi học.
- Hiểu rõ về con người.
- HS:
-Thông báo một sự việc, được nghe giới thiệu, giải thích về một sự việc.
HS :
- Sự ra đời kì lạ. - Giặc Ân xâm lược. - Gióng trưởng thành. - Gióng ra trận, đánh tan giặc. - Bay về trời. - Sự ra đời kì lạ của Thánh Gióng.
- Đánh giặc xong, Gióng cởi bỏ áo giáp sắt bay thẳng về trời.
Hỏi: Theo em, tự sự giúp em tìm hiểu sự việc bằng phương thức nào?
Hỏi: Sau khi tìm hiểu các chi tiết trong truyện Thánh Gióng, em hãy cho biết truyện đã thể hiện những nội dung gì? (HS thảo luận)
GV gợi ý: Truyện muốn nói về ai? Giải thích sự việc gì? Khi lựa chọn những chi tiết đó người kể đã bày tỏ thái độ tình cảm như thế nào?
Hỏi: Qua văn bản Thánh Gióng, em hiểu được vì sao có tre đằng ngà, làng Cháy... Vì sao dân tộc ta tự hào về truyền thống yêu nước chống giặc ngoại xâm…?
Hỏi: Vậy mục đích giao tiếp của tự sự là gì?
Bài tập nhanh:
a. Trong lớp em, bạn An hay đi học trễ, hãy kể lại một câu chuyện để cho biết vì sao bạn ấy hay đi học muộn?
b. Kể lại diễn biến buổi lễ chào cờ đầu tuần ở trường em.
- HS làm bài tập .
Chốt : Như vậy, kể lại một câu chuyện, trần thuật hay tường thuật lại một sự việc cũng là một phương pháp tự sự.
Hỏi: Vậy đặc điểm chung của phương thức tự sự là gì ?
Hỏi:Tự sự giúp người kể như thế nào ?
- Kể lại một chuỗi sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc khác rồi kết thúc.
- HS trao đổi theo nhóm và phát biểu ý kiến của mình. - Các nhóm khác nhận xét, có ý kiến. - HS trả lời. - HS: - Giải thích sự việc.
- Tìm hiểu về con người, bày tỏ thái độ khen , chê.
HS đọc phần ghi nhớ.
- Đặc điểm chung của phương thức tự sự ( kể chuyện) là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng dẫn đến một ý nghĩa .