SỬ DỤNG PHẦN MỀM CROCODILE CHEMISTRY ĐỂ TỰ

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN HÓA TIN SỬ DỤNG PHẦN MỀM CHEMISTRY CROCODILE (Trang 39)

1. Các bước cơ bản để tạo một thí nghiệm mô phỏng.

• Phát thảo sơ đồ thí nghiệm trước trên giấy.

• Đưa các thiết bị cần thiết cho thí nghiệm vào màn hình làm việc.

• Sắp xếp, lắp ráp các thiết bị thí nghiệm.

• Đưa hoá chất cần thiết vào các dụng cụ.

• Thiết lập các thuộc tính cần thiết cho từng đối tượng.

• Kiểm tra lại sơ đồ và tiến hành thí nghiệm.

2. Sử dụng thư viện hoá chất và dụng cụ thí nghiệm(Parts Library)

- Để tiến hành tự mô phỏng thí nghiệm thì ta cần dùng đến thư mục Parts Library. Như đã trình bày ở phần I, thư mục này chứa các dụng cụ thí nghiệm và hoá chất khá đầy đủ, khi tiến hành thí nghiệm ta vào các thư mục nhỏ trong Parts Library để lấy dụng cụ thí nghiệm và hoá chất cần thiết. Chỉ cần Click chuột để chọn và kéo ra màn hình làm việc là ta có ngay thiết bị hay hoá chất mà mình muốn.

3. Thí dụ minh hoạ

- Ở đây tôi xin đưa ra một thí nghiệm khá đơn giản là ảnh hưởng của nồng độ đến tốc độ phản ứng. Sau khi thiết lập sơ đồ thí nghiệm ngoài giấy theo ý muốn ta làm tiếp tục như sau:

3.1 Vào phần Parts Library chọn thư mục Glassware/Standard, click chọn

erlen và kéo rê chuột thả erlen vào màn hình làm việc.

3.2 Click chọn erlen, vào thanh công cụ chọn mục cuối cùng click chuột phải chọn coppy, sau đó chi chuyển con chuột đến vị trí khác click chuột phải

3.3 Vào thư mục Glassware/Measuring, click chọn gas syringe, kéo ra và đặt cạnh các bình erlen. Cần lưu ý rằng chúng ta sử dụng các công cụ xoay, công cụ di chuyển để di chuyển dụng cụ theo ý mình mong muốn.

3.4 Vào thư mục Equipment/Stoppers/Large click chọn One tube để vào hai bình erlen. Click chọn từ đầu ống gas syringeđến nối với erlen.

3.5 Vào thư mục Chemicals/Acids click chọn axit HCl và lấy ra hai bình axit HCl, điều chỉnh nồng độ bằng cách click chọn vào chỉ số trước nồng độ và tăng nồng đồ từ 1M thành 2M. Vào thư mục Chemicals/Carbonates/Powers click

chọn Calciumcarbonate và kéo rê ra màn hình làm việc. Nhấn nút pause trên thanh công cụ.

3.6 Sau khi hoàn thành lắp ráp dụng cụ thí nghiệm và lấy các hoá chất cần thiết ta tiến hành cho hoá chất vào. Cho vào bình erlen thứ nhất 50cm3 HCl 1M, bình thứ hai 50cm3 HCl 2M, cho tiếp vào mỗi bình 10g CaCO3, sau đó nhấn nút pause rồi quan sát tốc độ phản ứng, rút ra kết luận ảnh hưởng của nồng độ đến tốc độ phản ứng. Click trên thanh công cụ của các thiết bị thí nhiệm để biết chi tiết phản ứng hoặc các thông tin khác.

KẾT LUẬN



- Qua đề tài “Sử dụng phần mềm Chemistry Crocodile” đã đưa ra một số nội dung liên quan đến phần mềm như sau:

• Giới thiệu chung về phần mềm, cách cài đặt, khởi động phần mềm.

• Giới thiệu giao diện làm việc của phần mềm, các thành phần chính của phần mềm và chức năng tương ứng của các thành phần này.

• Giới thiệu thư viện các bài thí nghiệm mô phỏng có s ẵn trong thư mục Contents, cách nghiên cứu mục Getting Started, thư viện Parts Library, thư mục Properties và cách sử dụng những thư mục này.

• Đưa ra những thí dụ minh hoạ cụ thể cho các ứn g dụng cơ bản nhất của phần mềm Chemistry Crocodile.

- Đây là một phần mềm rất tiện lợi, thích hợp cho nhiều đối tượng sử dụng đặc biệt là những người yêu hoá học. Hy vọng đề tài này sẽ đem đến cho các bạn nhiều ứng dụng trong việc mô phỏng thí nghiệm, cũng như mang đến sự say mê, hứng thú trong việc nghiên cứu hoá học.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Bùi Thọ Thanh (2013), Giáo trình Hoá lượng tử và Hoá tin học , Viện Công nghệ Hóa học.

[2]

Một số tài liệu sưu tầm trên internet

[3] [4] [5]

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN HÓA TIN SỬ DỤNG PHẦN MỀM CHEMISTRY CROCODILE (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(43 trang)