II. Sử dụng tài liệu tham khảo và sử dụng kênh hình trong dạy học bài “Các quốc gia cổ đạ
3. Minh họa việc sử dụng
Hình 8 – Tranh khắc trên tường đá một lăng mộ ở Ai Cập thế kỉ XIV TCN
Ở hình này giáo viên sử dụng để giảng dạy mục 1- Các quốc gia cổ đại phương Đông được hình thành ở đâu và từ bao giờ? Đặc biệt là khi dạy về đời sống kinh tế của các quốc gia này.
Để thực hiện được một cách tốt nhát giáo viên cần làm những công việc như sau:
Trước tiên, giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát bức tranh, đồng thời giới thiệu cho học sinh thấy những hình ảnh khắc trên tường đá lăng mộ không chỉ khẳng
định về mặt văn hóa mà còn là nguồn tư liệu quý giá giúp chúng ta khôi phục lại lịch sử thế giới thời cổ đại.
Giáo viên tiến hành miêu tả kết hợp với phân tích khái quát để học sinh thấy được đây là bức tranh miêu tả tiến trình sản xuất nông nghiệp của cư dân Ai Cập thời cổ đại.
Cuối cùng, giáo niên hỏi học sinh một vài câu hỏi để học sinh rút ra kết luận như:
Những hình ảnh khắc trên lăng mộ phản ánh điều gì?
Tại sao kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước lại phát triển ở các quốc gia cổ đại phương Đông?
Những thuận lợi và khó khăn của con người khi sinh sống ở lưu vực các con sông?
Sau khi học sinh trả lời, giáo viên tóm tắt và kết luận.
Hình 9 – Bìa đá khắc luật Ham-mu-ra-bi (Lưỡng Hà)
Trong bức ảnh này giáo viên dung để giảng dạy ở mục 2-Xã hội cổ đại phương Đông bao gồm những tầng lớp nào ? và được thực hiện cụ thể như sau:
Trước tiên giáo viên chi học sinh quan sát hình ảnh bia khắc luật Ham-mu-ra-bi trong sách giáo khoa. Sau đó giáo viên giới thiệu đôi nét về bộ luật này
Để học sinh thấy được giá trị của bộ luật Ham-mu-ra-bi, giáo viên yêu cầu học sinh đọc đoạn chữ in nghiêng trong sách giáo khoa và trả lời các câu hỏi gợi mở như:
Qua hai điều luật trên, theo em người cày thuê ruộng phải làm việc như thế nào? Những ưu điểm của bộ luật này ?
Bộ luật Ham-mu-ra-bi đã khẳng định quyền hành của nhà vua như thế nào ? Sau đó giáo viên tiến hành miêu tả, phân tích và kết luận.