1-/ Ưu điểm:
Hiện nay Công ty Dụng Cụ Cắt và Đo Lường Cơ Khí đang áp dụng hình thức tổ chức theo hệ thống hỗn hợp hay hệ thống trực tuyến - chức năng. Như vậy tạo ra cho tổ chức bộ khung hành chính vững chắc và sử dụng mọi tính ưu việt của việc hướng dẫn công tác thông qua các chuyên gia, các kỹ sư kỹ thuật và cán bộ nghiệp vụ chuyên môn ở các bộ phận chức năng. Ưu điểm của cơ cấu này là công tác quản lý được chuyên môn hoá cao, mỗi bộ phận, mỗi phòng ban chức năng đảm nhận một phần công việc nhất định, vận dụng được khả năng, trình độ chuyên môn của cán bộ quản lý, giảm gánh nặng cho Giám đốc Công ty. Hệ thống tổ chức quản trị này vẫn đảm bảo được chế độ một thủ trưởng, mỗi cấp dưới chỉ nhận mệnh lệnh từ một cấp trên trực tiếp, tránh được tình trạng một cấp dưới có quá nhiều thủ trưởng, chồng chéo trong mệnh lệnh gây khó khăn trong thực hiện công việc như cơ cấu quản lý chức năng. Chế độ một thủ trưởng đã tạo điều kiện cho việc xây dựng một cơ chế trách nhiệm nghiêm ngặt, kỹ thuật đúng đắn, mỗi thành viên đều xác định được vị trí của mình trong tổ chức, công việc phải làm, quyền hạn và trách nhiệm khi thực hiện công
việc. Theo kiểu cơ cấu hỗn hợp này, quá trình chỉ đạo sản xuất được liên hệ theo kênh đường thẳng – trực tuyến. Bất kỳ thành viên nào trong tổ chức sản xuất cũng biết đích xác thủ trưởng trực tiếp và duy nhất của mình, họ biết mình sẽ thực hiện mệnh lệnh của ai và chịu trách nhiệm như thế nào. Lãnh đạo trực tiếp cũng được sự giúp đỡ , tham mưu của cán bộ chức năng cung cấp cũng như cấp trên trong quá trình chỉ đạo sản xuất, tránh được tình trạng đòi hỏi công việc phức tạp, kiến thức tổng hợp như kiểu cơ cấu trực tuyến. Tóm lại, ưu điểm nổi bật của hình thức tổ chức quản lý hiện nay của Công ty là kết hợp được mặt tích cực của kiểu cơ cấu trực tuyến và chức năng đảm bảo chế độ một thủ trưởng, công tác quản lý được chuyên môn hoá cao.
Công ty cũng có ưu điểm rất lớn là tồn tại và phát triển được trong cơ chế thị trường. Khi nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường thì hầu hết các doanh nghiệp Nhà nước, đặc biệt là các công ty cơ khí đều lâm vào tình trạng không có lối thoát. Nhưng Ban lãnh đạo Công ty đã kịp thời chuyển đổi phương pháp và cách thức quản lý phù hợp nên Công ty đã từng bước tháo gỡ khó khăn đi vào hoạt động có hiệu quả. Đó cũng là nhờ sự đoàn kết nhất trí của toàn thể cán bộ công nhân viên trong Công ty.
2-/ Tồn tại:
Song kiểu cơ cấu này cũng xuất hiện những nhược điểm nhất định đó là: lãnh đạo Công ty phải mất nhiều thời gian làm việc với bộ phận tham mưu, chức năng, giảm thời gian làm việc với các phân xưởng (theo trực tuyến) có thể dẫn đến tình trạngkhông nắm bắt được tình hình thực tế của quá trình sản xuất một cách chính xác. Nhiều khi phải bàn bạc, tranh cãi với nhiều bộ phận chức năng, làm giảm tốc độ ra quyết định quản lý, trong trường hợp cần thiết có thể gây ra hâu quả xấu. Đối với Công ty, trong hệ thống tổ chức hiện nay có quá nhiều các phòng ban, bộ phận chức năng điều này dẫn tới tình trang các mối quan hệ trong quản lý hết sức phức tạp, không rõ ràng. Giám đốc Công ty phải làm việc với nhiều đầu mối, việc tiếp nhận thông tin, tập hợp phân tích trở nên khó khăn, giảm thời gian làm việc với những bộ phận quan trọng và công việc mang tính chiến lược của Công ty. Giám đốc tiếp nhận nhiều thông tin, làm việc với nhiều bộ phận sẽ hạn chế việc ra quyết định một cách đúng đắn kịp thời. Như vậy, việc chuyên môn hoá công tác quản lý sâu đã tạo thêm một nhược điểm nữa là: tính tập trung thấp, tạo ra nhiều đầu mối và tản mạn trong giải quyết công việc.
Hiện nay số lao động gián tiếp của Công ty là168 người chiếm 38,8% trong tổng số 433 cán bộ cônh nhân viên của Công ty, làm việc ở 13 đơn vị phòng ban chức năng, thu nhập bình quân năm 1999 là 642.000đ/ người/ tháng. Công ty là một doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, tỷ lệ lao động gián tiếp như vậy là chưa hợp lý, không phù hợp với điều kiên thực tế. Như vậy bộ máy quản trị còn cồng kềnh, hoạt động kém hiệu quả, chi phí cao làm tăng tổng chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, tăng giá thành, ảnh
hưởng xấu đến khả năng tiêu thụ sản phẩm và lợi nhuận, không có điều kiện tích luỹ, tái đầu tư mở rộng sản xuất. Lực lượng lao động gián tiếp lớn không đồng nghĩa với việc mọi vấn đề của công tác quản lý đều đuực giải quyết nhanh gọn và có hiệu qủa. Nếu không tổ chức sắp xếp, bố trí khôn khéo sẽ dẫn đến tình trạng chồng chéo, dẫm đạp lên nhau khi giải quyết công việc mà trách nhiệm không thuộc về ai. Số lượng các phòng ban chức năng hiện nay còn chưa hợp lý, tổ chức sắp xếp chưa khoa học, chưa theo sát với tình hình thực tế của Công ty. Số lượng nhân viên trong các phòng ban còn quá nhiều như: phòng vật tư, phòng công nghệ, phòng KCS... Chính vì bộ mấy cồng kềnh nên có hiện tượng đùn đẩy công việc giữa các phòng và phân xưởng. Tuổi đời bình quân của công nhân trong Công ty là 43 tuổi, đây cuũng là một nhược điểm lớn của Công ty vì những người già thường bảo thủ, kém linh hoạt nên khó có thể thích ứng với sự thay đổi liên tục của cơ cấu sản phẩm. Trang thiết bị thì lạc hậu, nhà xưởng cũ nát, sửa chữa không kịp, nhiều công nhân không có việc làm. Do quản lý kém hiệu quả nên lãng phí vật tư, điện, nước...
Công ty cũng có ưu điểm rất lớn là tồn tại và phát triển được trong cơ chế thị trường. Khi nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường thì hầu hết các doanh nghiệp Nhà nước, đặc biệt là các công ty cơ khí đều lâm vào tình trạng không có lối thoát. Nhưng Ban lãnh đạo Công ty đã kịp thời chuyển đổi phương pháp và cách thức quản lý phù hợp nên Công ty đã từng bước tháo gỡ khó khăn đi vào hoạt động có hiệu quả. Đó cũng là nhờ sự đoàn kết nhất trí của toàn thể cán bộ công nhân viên trong Công ty.
2-/ Nguyên nhân:
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra những tồn tại kể trên, tuy nhiên có thể rút ra những nguyên nhân chủ yếu sau:
- Do ảnh hưởng bởi phong cách làm việc theo cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị được áp dụng trong cơ chế bao cấp khiến cho việc đưa vào vận hành một cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý mới chưa được triệt để.
- Do không có kế hoạch phát triển đồng bộ cụ thể khiến cho Công ty thiếu một chức năng quan trọng, đó là nghiên cứu đổi mới trang thiết bị, khả năng hoàn thành công việc đề ra vạ thực hiện chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh bị hạn chế.
- Do ý chí chủ quan của cán bộ lãnh đạo cấp cao trong việc xây dựng cơ cấu bộ máy quản trị.
- Do ảnh hưởng của cơ chế bao cấp đã ăn sâu vào tiềm thức của một số cán bộ quản lý, do đó họ đã quen với sự ổn định trong công tác như trong cơ chế cũ khiến họ không chịu nghiên cưú, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ cho bản thân và điều này sẽ dẫn đến sự tụt hậu về kiến thức, trình độ chuyên môn so với đòi hỏi của thực tế công tác.