Trà Lĩnh
Thị trấn Hùng Quốc là thị trấn huyện lỵ miền núi, trong những năm qua đã được Đảng, Nhà nước quan tâm nhiều chương trình dự án. Xuất phát từ điều kiện tự nhiên lý tưởng, vị thế thuận lợi, vùng phía Đông Bắc của tỉnh Cao Bằng đã được Thủ tướng Chính phủ ra quyết định thành lập khu kinh tế cửa khẩu Trà Lĩnh...
Cặp cửa khẩu Trà Lĩnh - Long Bang được chính phủ 2 nước Việt Nam và Trung Quốc ký hiệp định tạm thời ngày 7-11-1991. Từ năm 2000 đến 2007, kim ngạch xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Trà Lĩnh đạt gần 72 triệu USD, thu ngân sách đạt 115 tỷ đồng. Thông thương hàng hóa qua cửa khẩu ngày càng phát triển, đem lại lợi ích kinh tế. Sự phát triển này sẽ đưa thị trấn Hùng Quốc trở thành một khu hợp tác kinh tế biên giới. Quá trình đô thị hóa nhanh kéo theo sự tăng trưởng của quy mô dân số của thị trấn (Bảng 2.1). Do đó lượng chất thải rắn trong tương lai sẽ là vấn đề lớn đối với thị trấn Hùng Quốc (Bảng 2.2).
Bảng 2.1. Dự báo quy mô dân số của Thị trấn Hùng Quốc từ năm 2009 - 2025
STT Chỉ tiêu Đơn vị Hiện trạng năm 2009
Quy hoạch
Năm 2015 Năm 2025
1 Tổng dân số thị trấn Người 4.601 5.400 7.700
2 Tỉ lệ tăng dân số trung
bình % 1,6 3,0 3,0
Bảng 2.2. Dự báo lƣợng rác thải của Thị trấn Hùng Quốc từ năm 2009-2025 Thành phần CTR Năm 2015 Năm 2025 Tiêu chuẩn Nhu cầu (tấn/ngày đêm) Tiêu chuẩn Nhu cầu (tấn/ngày đêm)
Chất thải rắn sinh hoạt
0,9 kg/người/ngày đêm 4,86 tấn/ngày đêm 1 kg/người/ngày đêm 7,70 tấn/ngày đêm
Viện Kiến trúc đô thị quy hoạch nông thôn, 2010
Trong khu vực thị trấn các điểm tập trung chất thải rắn được bố trí các thùng đựng rác trong các khu dân cư, khoảng cách giữa các thùng là 150
200 m. Hàng ngày công nhân dọn vệ sinh của Công ty Môi trường đô thị đi thu gom từ các khu dân cư và tập trung vào 1 điểm trung chuyển gần chợ. Hàng ngày xe thu gom chất thải rắn của thị trấn sẽ vận chuyển đến bãi chôn lấp rác thải. Riêng về chất thải rắn công nghiệp thì được các cơ sở sản xuất trong khu công nghiệp ký hợp đồng thu gom và xử lý chất thải rắn công nghiệp, chất thải nguy hại với các đơn vị chuyên trách của tỉnh, chuyển chất thải rắn về khu xử lý của tỉnh. Cho nên rác thải của thị trấn hầu như là có nguồn gốc từ sinh hoạt. Thành phần chất thải trong bãi rác được thể hiện trong (Bảng 2.3).
Hiện nay, rác thải sinh hoạt được thu gom và vận chuyển đến bãi chôn lấp rác thải của thị trấn chưa được xử lý đạt tiêu chuẩn. Rác được chở đến bãi rác thuộc Lũng Tàn, xóm Cốc Cáng, thị trấn Hùng Quốc, huyện Trà Lĩnh cách thị trấn khoảng 10km về phía đông. Đây mới là nơi chứa rác, được xử lý sơ bộ như rắc vôi và phun chế phẩm EM (Hình 2.1).
Bảng 2.3. Thành phần chất thải tại bãi rác Thị trấn Hùng Quốc
STT Thành phần chất thải Tỷ lệ
(%)
1 Rác hữu cơ 60
2 Đá, sỏi, sành sứ, thủy tinh 7
3 Phế thải sắt thép 3
4 Nhựa, cao su, da 3
5 Giấy, vải 2
6 Các chất khác (đất đá xây dựng 25
Phòng TN&MT huyện Trà Lĩnh, 2010
Nước mưa chảy từ trên vách núi xuống theo các máng nước được tráng bê tông dưới chân núi (cách bãi rác 2-3m) và chảy vào bể chứa nước (Hình 2.2 và Hình 2.3).
Hình 2.2. Máng thu nước đặt dưới chân núi tại bãi rác thị trấn Hùng Quốc
Tuy nhiên nước rác được chứa trong bể thu không được xử lý nên nồng độ các chất rất cao (Bảng 2.4). Nước ngầm và nước mặt ở đây có nguy cơ ô nhiễm nặng nếu như nước rỉ rác thấm ra ngoài hoặc theo nước mưa chảy tràn. Điều đó sẽ ảnh hưởng đến hoạt động canh tác nông nghiệp của dân cư xung quanh.
Bảng 2.4. Giá trị trung bình của các thông số trong nƣớc rỉ rác tại bãi rác thị trấn Hùng Quốc (trƣớc bể lắng)
STT Thông số Đơn vị Giá trị trung bình QCVN 08:2008/BTNMT (B1) 1 BOD5 (200C) mg/L 1.600 15 2 COD mg/L 2.125 30 3 NO3- mg/L 45 15 4 N-NH3 mg/L 225 0,5 5 PO43- mg/L 13,3 0,3 6 Sắt (Fe) mg/L 30 1,5 Chi cục BVMT tỉnh Cao Bằng, 2010