III CÁC CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH
3. Nguyên nhân của những tồn tại.
Thực tế xây dựng chiến lược kinh doanh ở Tổng Công ty Sông Đà còn có nhiều tồn tại là do những nguyên nhân sau:
3.1. Xét về khách quan.
Mặc dù nước ta chuyển sang cơ chế thị trường đã được hơn 10 năm nhưng những lý thuyết về chiến lược kinh doanh vẫn chưa được du nhập mạnh mẽ vào nước ta. Điều này được lý giải bởi những lý do sau:
- Đảng và Nhà nước ta trong những năm gần đây tuy đã có quan tâm đến việc xây dựng và hoàn thiện chiến lược kinh doanh ở các Tổng Công ty cũng như các Công ty thành viên, nhưng do mới tiếp cận với phạm trù "chiến lược" mà Đảng và Nhà nước chưa có những chính sách, biện pháp hữu hiệu thúc đẩy sự du nhập của chiến lược kinh doanh.
- Sau chiến tranh nền kinh tế nước ta đã trải qua hơn 10 năm cơ chế tâp trung, quan liêu, bao cấp. Do vậy, hiện nay các nhà lãnh đạo, các Tổng giám đóc cũng như các Giám đốc còn chịu ảnh hưởng nặng nề của nó, cho nên họ rất bảo thủ không chịu tiếp nhận các mới.
- Các thông tin về chiến lược kinh doanh chưa được phổ biến một cách rộng rãi về các doanh nghiệp. Hiện nay ở hầu hết các sách báo tạp chí và các phượng tiện truyền thông chưa đề cập đến vấn đề này, mà chủ yếu là một số sách của nước ngoài đã được dịch và một số giáo trình của các trường đại học.
- Việc nghiên cứu về chiến lược kinh doanh ở các cơ quan nghiên cứu, các trường học chưa thực sự được quan tâm chú ý. Việc nghiên cứu ứng dụng
vào các ngành kinh tế - kỹ thuật khác nhau chưa được triển khai và đặc biệt trong các ngành xây dựng vấn đề này chưa được đề cập đến.
3.2. Xét về chủ quan.
- Cán bộ lãnh đạo trong Tổng Công ty chưa thực sự chú ý đến vấn đề này, mà chủ yếu là tập trung vào các kế hoạch ngắn hạn. Họ cho rằng chiến lược kinh doanh là viển vông, xa rời thực tế do vậy họ nản chí. Chính do những nhận thức này mà công tác đào tạo bồi dưỡng những cán bộ quản lý nói chung và cán bộ quản lý chiến lược nói riêng chưa thực sự được quan tâm.
- Mặt khác ngay trong đội ngũ cán bộ làm công tác hoạch định chiến lược của Tổng Công ty cũng chưa hiểu biết nhiều về vấn đề này, kiến thức về hoạch định chiến lược của họ còn mơ hồ và không có tính lôgic khoa học. - Tổng Công ty còn thiếu hệ thống thông tin làm cơ sở cho việc hoạch định chiến lược.
- Mặt khác, do hầu hết các cán bộ lãnh đạo và các cán bộ làm công tác này đều là những người đã trải qua thời kỳ bao cấp cho nên ít nhiều tư tưởng ‘chủ quan duy ý chí “ còn đọng lại và việc tự mình tìm con đường đi còn chưa thực sự vững vàng bởi trước đây luôn có Nhà nước vạch sẵn cho.
4. Đánh giá đội ngũ cán bộ kế hoạch của Tổng công ty.
Các cán bộ hế hoạch của phòng kinh tế kế hoạch thuộc Tổng công ty xây dựng Sông Đà có chức năng nhiệm vụ tham mưu cho Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc về : Công tác xây dựng các kế hoạch sản xuất kinh doanh; giao kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm, quí cho các đơn vị thành viên; soạn thảo các loại văn bản của Tổng công ty; tổ chức điều hành các hoạt động kinh doanh nhằm thực hiện các mục tiêu đề ra; kiểm tra giám sát việc thực hiện mục tiêu kế hoạch của các đơn vị thành viên để báo cáo lãnh đạo; quản lý triển khai các công trình đầu tư XDCB thuộc nguồn vốn của Tổng công ty là chủ đầu tư hoặc chủ quản đầu tư; lập kế hoạch các loại vốn và huy động các nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh.
Với chức năng nhiệm vụ quan trọng như vậy đòi hỏi Tổng công ty phải có một đội ngũ cán bộ làm công tác kế hoạch thực sự có trình độ năng lực và kinh nhgiệm làm việc.
- 5 kỹ sư thuỷ lợi – xây dựng - 9 cử nhân kinh tế
- 2 cử nhân luật
Trong đó bộ phận làm công tác kế hoạch gồm 6 người : 1 kỹ sư thủy lợi, 1 kỹ sư kinh tế xây dựng và 4 cử nhân kinh tế.
Qua đó chúng ta thấy được đội ngũ cán bộ của phòng Kinh tế- Kế hoạch đều ở trình độ đại học có khả năng làm việc tốt. Tuy nhiên riêng bộ phận kế hoạch thì hầu như là đội ngũ cán bộ còn trẻ nên kinh nghiệm làm việc còn chưa nhiều để đảm đương một khối lượng công việc lớn của Tổng công ty. Nhận thức về chiến lược kinh doanh của họ còn quá sơ sài và khái niệm “kế hoạch” luôn cố hữu trong mỗi cán bộ. Kế hoạch dài hạn dường như chỉ mang tính hình thức do đó các chỉ tiêu đôi khi còn xa rời thực tế năng lực của Tổng công ty.
Do đó Tổng công ty cũng như bản thân mỗi cán bộ kế hoạch phải luôn học hỏi đổi mới tư duy để có thể đáp ứng xu thế thời đại. Kiến thức về hoạch định chiến lược cần được các cán bộ kế hoạch nghiên cứu áp dụng.
Như vậy, xét về cả khách quan và chủ quan thì hiện nay quá trình hoạch định chiến lược ở Tổng Công ty Sông Đà còn đang gặp nhiều khó khăn. Do vậy, với sự đóng góp nhỏ bé của mình trong luận văn này em sẽ trình bày một vài giải pháp nhằm khắc phục tình trạng nói trên, từ đó thúc đẩy sự phát triển của hoạt động sản xuất kinh doanh tại Tổng Công ty.