DANH MỤC XÂY DỰNG VAØ KINH PHÍ

Một phần của tài liệu Báo cáo tác động môi trường dự án nhà máu sản xuất ắc quy năng lượng kỹ thuật, công ty TNHH ắc quy CSB (Trang 90)

7.2.1. Kinh phí xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung

STT Tên công trình Đơn vị Thể tích (m3) Đơn giá Thành tiền

1 Bể gom nước thải m3 9 1.500.000 13.500.000

LxBxH = 1,5x1,5x4,0 2 Bể điều hòa m3 504 1.200.000 243.000.000 LxBxH = 5x9,0x4,5 3 Bể lắng tiếp xúc m3 50 1.200.000 60.000.000 DxH = 4,0x4,0 4 Bể tái carbonic m3 27 1.500.000 40.500.000 DxH = 3,0x3,0x3,0 5 Sân phơi bùn m2 16 2.500.000 40.000.000 LxBxH = 4,0x4,0x1,5 6 Nhà điều hành và nhà đặt thiết bị m2 16 2.500.000 40.000.000 4,0 x 4,0m Cộng (3) 437.000.000

7.2.2. Kinh phí xây dựng hệ thống xử lý khí thải tập trung

STT Hạng mục xây dựng Thể tích (m3) Vật liệu Thành tiền (VNĐ)

1. Nhà điều hành 20 m2 - 30.000.000

2. Chiếu sáng, đường nội bộ,

hàng rào … - - 20.000.000

Tổng cộng: 50.000.000 VNĐ (4)

- Tổng cộng kinh phí xây dựng và thiết bị (1) + (2) + (3) + (4)= 1.870.550.000VNĐ (5) - Chi phí khác = 149.644.000VVĐ (6)

• Chi phí khảo sát thiết kế chi tiết hệ thống 3% (5) : 56.116.500 VNĐ

Tổng cộng kinh phí đầu tư: (5) + (6) = 2.020.194.000 VNĐ

(Hai tỷ không trăm hai mươi triệu một trăm chín mươi bốn ngàn đồng chẵn)

CHƯƠNG 8

THAM VẤN Ý KIẾN CỘNG ĐỒNG

8.1. Ý KIẾN CỦA UBND XÃ LONG THỌ, HUYỆN NHƠN TRẠCH, TỈNH ĐỒNG NAI

Theo công văn số …………/CV-UBND ngày ………….. của Ủy Ban nhân dân xã Long Thọ, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Naivà Mặt trận tổ quốc xã Long Thọ, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai về việc trả lời công văn tham vấn ý kiến cộng đồng ở dự án Nhà máy sản xuất ắc quy năng lượng kỹ thuật - Công ty TNHH ắc quy CSB (VN); UBND và MTTQ xã Long Thọ, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai có một số ý kiến như sau:

− Về vị trí khu đất xây dựng dự án: dự án nằm trên khu đất thuộc khu công nghiệp tập trung Nhơn Trạch 3 (giai đoạn 2) của xã.

− Về hiệu quả kinh tế xã hội khi xây dựng dự án: đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng về sử dụng năng lượng tại địa phương cũng như các tỉnh thành phụ cận… Đồng thời dự án góp phần sử dụng nguồn lao động hiện có tại địa phương, giúp tăng trưởng kinh tế của KCN Nhơn Trạch nói riêng và trên địa bàn xã nói chung.

− Về các giải pháp bảo vệ môi trường do Chủ đầu tư dự án: UBND xã Long Thọ, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai đề nghị Công ty TNHH ắc quy CSB (VN) – Chủ đầu tư dự án phải thực hiện đúng và đầy đủ các nội dung đã đưa ra nhằm giảm thiểu các tác động và bảo vệ môi trường trong khu vực xây dựng dự án.

8.2. Ý KIẾN CỦA UBMTTQ XÃ LONG THỌ, HUYỆN NHƠN TRẠCH, TỈNH ĐỒNG NAI

CHƯƠNG 9

CHỈ DẪN NGUỒN CUNG CẤP SỐ LIỆU, DỮ LIỆU VAØ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ

9.1. NGUỒN CUNG CẤP SỐ LIỆU, DỮ LIỆU 9.1.1. Nguồn tài liệu, dữ liệu tham khảo

– Các tài liệu về địa lý tự nhiên, tình hình kinh tế xã hội của địa phương.

– Các số liệu đo đạc về hiện trạng môi trường (nước và không khí) ban đầu, các số liệu về vị trí địa lý, tình hình kinh tế xã hội hiện tại của khu vực dân cư...

– Các tài liệu về cấp thoát nước và xử lý nước thải .

– Kiểm soát ô nhiễm không khí và tiếng ồn – Nguyễn Ngọc Chấn

– Nồng độ các chất ô nhiễm đặc trưng trong nước thải sinh hoạt – PGS.TS. Hoàng Văn Huệ, Thoát nước, tập 2 -Kỹ thuật xử lý nước thải

– Quản lý chất thải rắn của Trần Hiếu Nhuệ tập 1, tập 2. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

– "Thông tư số 08/2006 TT-BTNMT ban hành ngày 08/09/2006 hướng dẫn về đánh giá môi truờng chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường do Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa ban hành trên, cơ sở phù hợp với điều kiện thực tế của cả nước, của địa phương tỉnh Đồng Nai

– Tài liệu Kỹ thuật của Tổ chức Y tế thế giới, Ngân hàng thế giới về xây dựng báo cáo đánh giá tác động môi trường.

– Tải lượng ô nhiễm nước thải sinh hoạt - Rapid Environmental Assessment, WHO, 1995.

– Thành phần nước mưa - Viện vệ sinh dịch tễ

9.1.2. Nguồn tài liệu, dữ liệu do chủ dự án tự tạo lập

– Báo cáo đầu tư Nhà máy sản xuất ắc quy CSB (VN).

9.2. PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH ĐTM 9.2.1. Các phương pháp sử dụng

– Phương pháp thống kê sử dụng trong thu thập và xử lý các số liệu về điều kiện khí tượng, thuỷ văn, kinh tế - xã hội trong khu vực thực hiện dự án

– Phương pháp lấy mẫu ngoài hiện trường và phân tích trong phòng thí nghiệm nhằm xác định các thông số môi trường điển hình trong môi trường đất, nước, khí.

– Phương pháp đánh giá nhanh theo hệ số ô nhiễm do tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thiết lập nhằm ước tính tải lượng các chất ô nhiễm từ các nguồn.

– Phương pháp so sánh dùng để đánh giá các tác động trên cơ sở các tiêu chuẩn môi trường Việt Nam.

– Phương pháp tham khảo các ý kiến đánh giá của các chuyên gia trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

9.2.2. Đánh giá mực độ tin cậy của các phương pháp đã sử dụng

Các phương pháp được sử dụng trong báo cáo là những phương pháp đã được áp dụng từ lâu, mức độ tin cậy của các phương pháp được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 9.1. Bảng đánh giá mức độ tin cậy của phương pháp đánh giá

STT Phương pháp Độ tin

cậy (%)

Nguyên nhân

1 Phương pháp thống kê 95 Số liệu không được cấp nhật liên tục 2 Phương pháp lấy mẫu

ngoài hiện trường 90 Thời gian lấy mẫu và bảo quản mẫuchịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố môi trường

3 Phương pháp đánh gia nhanh theo hệ số ô nhiễm do WHO thiết lập năm 1991

85 Thời gian thiết lập không phù hợp với trình độ công nghệ hiện đại.

4 Phương pháp so sánh tiêu

5 Phương pháp tham khảo ý

kiến chuyên gia 95 Tuỳ thuộc vào trình độ chuyên mônkỹ thuật và kinh nghiệm của người được tham khảo

9.3. NHẬN XÉT VỀ MỨC ĐỘ CHI TIẾT, ĐỘ TIN CẬY CỦA CÁC ĐÁNH GIÁ

– Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án Nhà máy sản xuất ắc quy năng lượng kỹ thuật – Công ty TNHH ắc quy CSB (VN) do Viện Khí tượng Thủy văn Hải văn và Môi trường thực hiện. Viện Khí tượng Thủy văn Hải văn và Môi trường kết hợp với trung tâm Đào tạo và Phát triển Sắc ký là tổ chức có đầy đủ tư cách pháp lý, cơ sở vật chất phòng thí nghiệm, với các trang thiết bị máy móc hiện đại đảm bảo tiêu chuẩn phân tích các thông số hoá lý của thành phần môi trường đất, nước và không khí.

– Nguồn nhân lực là các cán bộ có trình độ đại học, trên đại học có chuyên môn và nhiều kinh nghiệm tham gia trong các dự án lớn đánh giá tác động môi trường của hệ thống công trình trong đó có các nhà máy.... . Ngoài ra, báo cáo còn được tổng hợp từ nhiều nguồn tài liệu trong và ngoài nước cùng với sự cộng tác giúp đỡ của các cơ quan, ban ngành liên quan nên mức độ chi tiết được đánh giá là tương đối đầy đủ và chính xác. Tuy nhiên Báo cáo đánh giá tác động môi trường cũng có những hạn chế nhất định do những lý do khách quan như: sai số trong các thống kê, lỗi kỹ thuật trong thao tác phân tích …

KẾT LUẬN VAØ KIẾN NGHỊ

KẾT LUẬN (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Khi dự án triển khai hoạt động sản xuất, có thể gây ra các nguồn ô nhiễm như sau:

– Ô nhiễm khí thải (bụi chì, hơi axít,…) như đã trình bày ở trên.

– Ô nhiễm nước thải sản xuất và nước thải sinh hoạt.

– Ô nhiễm chất thải rắn công nghệ và chất thải rắn sinh hoạt.

– Tiếng ồn ở các công đoạn sản xuất.

– Khi xây dựng và đi vào hoạt động của dự án có thể gây ra một số tác động tới dân sinh kinh tế - xã hội, môi trường sinh thái nếu không có kế hoạch tổng thể khống chế ô nhiễm môi trường thì các tác động có thể xảy ra theo chiều hướng xấu đi là điều không tránh khỏi.

– Tuy nhiên các tác động chỉ ở mức có thể khống chế và kiểm soát được như đã trình bày trong báo cáo, và các biện pháp giảm thiểu đề xuất trên trên là khả thi, đảm bảo đạt Tiêu chuẩn môi trường Việt Nam. Bên cạnh đó dự án cũng phải đề ra các nội quy, quy định, các biện pháp, các phương án khả thi nhằm quản lý và kiểm soát các tác động tiêu cực phát huy các tác động tích cực, đảm bảo an toàn về chất lượng và vệ sinh môi trường đúng qui định của Luật Bảo vệ môi trường hiện hành, phát triển sản xuất phải đảm bảo phát triển bền vững môi trường.

Trên cơ sở phân tích đánh trên Chủ đầu tư Dự án có trách nhiệm thực hiện các nội dung sau:

– Tuân thủ nghiêm túc luật pháp Việt Nam và Công ước Quốc tế về bảo vệ môi trường.

– Tuân thủ theo các tiêu chuẩn Việt Nam trong quá trình giám sát và bảo vệ môi trường như chương trình giám sát môi trường đã được nêu trên.

– Triển khai và áp dụng các phương pháp kiểm soát xử lý ô nhiễm theo đúng phương án đã nêu trên để giảm thiểu tải lượng các chất ô nhiễm tác động tiêu cực tới môi trường.

– Các biện pháp này sẽ triển khai sau khi dự án hoàn thành giai đoạn xây dựng cơ sở hạ tầng và bước sang giai đoạn triển khai sản xuất:

•Phương án xử lý ô nhiễm không khí.

•Phương án xử lý nước thải công nghiệp (nước thải sản xuất và nước thải sinh hoạt).

•Phương án khống chế ô nhiễm do ồn rung.

•Các biện pháp vệ sinh, an toàn lao động.

•Các biện pháp phòng chống sự cố ô nhiễm, cháy, nổ, ...

– Chủ đầu tư dự án sẽ phối hợp với các cơ quan chức năng, cơ quan chuyên môn trong quá trình thiết kế và thi công các hệ thống công trình khống chế ô nhiễm trên để kịp thời điều chỉnh các sai sót trong quá trình thi công nhằm mục đích xây dựng một khu công nghiệp đạt tiêu chuẩn môi trường theo quy định và phòng chống sự cố môi trường để tạo nên một môi trường làm việc tốt nhất cho công nhân.

 KIẾN NGHỊ

– Sau khi tự xác định, nghiên cứu và đánh giá tổng hợp về vị trí bố trí, các tác động môi trường, phân tích loại công nghệ sản xuất và máy móc thiết bị cũng như các biện pháp khả thi khống chế những tác động xấu đối với môi trường của dự án Nhà máy sản xuất ắc quy năng lượng kỹ thuật - Công ty TNHH Ắc quy CSB (VN). Trên cơ sở các kết luận trên, các tác động của dự án đến môi trường có thể kiểm soát được.

– Chủ đầu tư dự án kính trình các cơ quan chức năng cùng Sở Tài Nguyên & Môi Trường tỉnh Đồng Nai phê duyệt báo cáo Đánh Giá Tác động Môi Trường “Dự án Nhà máy sản xuất ắc quy năng lượng kỹ thuật - Công ty TNHH Ắc quy CSB (Việt Nam)” để việc triển khai dự án được thuận lợi và kịp tiến độ.

Nhơn Trạch, tháng 07 năm 2007

Tổng giám đốc

Huang Fong Chang

Một phần của tài liệu Báo cáo tác động môi trường dự án nhà máu sản xuất ắc quy năng lượng kỹ thuật, công ty TNHH ắc quy CSB (Trang 90)