VỀ TÀI KHOẢN SỬ DỤNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ, PHƯƠNG PHÁP KẾ TOÁN

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán bán hàng tại công ty CP TM &SX bao bì Long Biên (Trang 49)

kế toán

Trước yêu cầu hoàn thiện hơn công tác kế toán cua Công ty cho phù hợp cho với chế độ nhà nước, với trình độ của cán bộ kế toán Công ty trên cơ sở những kiến thức đã được học và những tìm hiểu về công tác kế toán bán hàng và công nợ phải thu của Công ty, em xin đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và công nợ phải thu của Công ty như sau:

Thứ nhất: Trích lập dự phòng phải thu khó đòi.

Thứ hai: Hạch toán riêng công cụ, dụng cụ với vật liệu khác. Thứ ba: Hạch toán chi phí đi vay theo đúng chuẩn mực

* Cụ thể từng giải pháp

- Khi có các hợp đồng, đơn hàng Công ty nên có hợp đồng quy định rõ ràng thời hạn thanh toán tiền hàng và việc khách hàng thanh toán chậm để việc thu hồi công nợ dễ dàng và ít rủi ro hơn.

Hơn nữa tôn trọng nguyên tắc “ thận trọng” trong sản xuất kinh doanh đòi hỏi phải lập dự phòng cho các khoản phải thu để đảm bảo an toàn cho hoạt động kinh doanh Công ty có thể lập dự phòng như sau:

Tỷ lệ dự phòng nợ phải thu khó đòi cần trích lập

= Tổng số tiền khó đòi thực tế / Tổng doanh thu bán chịu thực tế Số dự phòng phải thu khó đòi cần trích lâp = Tỷ lệ dự phòng nợ phải thu khó đòi* doanh thu bán chịu thực tế.

Xác định mực dự phòng nợ phải thu khó đòi: Nợ TK 642

Có TK 139: số trích lập dự phòng.

Nếu khoản nợ phải thu khó đòi không thu hồi được đầy đủ kế toán ghi: Nợ TK 139: số nợ xử lý vào dự phòng

Nợ TK 111,112: số nợ đã thu hồi được Nợ TK 642: số nợ xử lý vào chi phí

Có TK 131,1388: số nợ đã thanh toán và xử lý Đồng thời ghi Nợ TK 004: số nợ khó đòi đã xử lý. - Hạch toán riêng công cụ, dụng cụ :

TK 152 được sử dụng để phản ánh số liệu hiện có và tình hình tăng giảm nguyên vật liệu theo giá trị thực tế. Do đó, để đảm bảo được tính hợp lý, chính xác của số liệu, kế toán Công ty không nên kết hợp phản ánh công cụ dụng cụ nhỏ vào với vật liệu khác trên TK 152 như hiện nay mà nên hạch toán riêng trên TK 153.

+ Khi mua công cụ dụng cụ nhập kho: Nợ TK 153

Nợ TK133 ( nếu có) Có TK 111,11,.331

+ Khi xuất công cụ dụng cụ sử dụng:

. Nếu công cụ dụng cụ xuất dùng thuộc loại phân bổ 1 lần: Nợ TK 627

Có TK153.

Nếu công cụ dụng cụ xuất dùng thuộc loại phân bổ nhiểu lần: Nợ TK 1421: dự kiến của công ty phân bổ < 12 tháng

Đồng thời với bút toán trên, kế toán thực hiện bút toán: Nợ TK 627

Có TK 1421,242

- Công tác hạch toán chi phí lãi vay vào trong chi phí sản xuất chung làm cho giá thành sản phẩm tăng. Như vậy chi phí lãi được “ vốn hoá vào tài sản” do đó không phù hợp với chuẩn mực đi vay.

Tài sản dở dang là tài sản đang trong quá trình đầu tư xây dựng chưa hoàn thiện hoặc đã hoàn thành nhưng chưa bàn giao đưa vào sản xuất, sử dụng, sản phẩm dở dang trong quá trình sản xuất của những ngành nghề có chu kỳ sản xuất

kinh doanh dài trên 12 tháng. Chi phí đi vay liên quan trực tiếp đến việc đầu tư xây dựng hoặc sản xuất tài sản dở dang được tính vào giá trị của tài sản đó khi có đủ các điệu kiện quy định. Chi phí đi vay được vốn hoá khi doanh nghiệp chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai do sử dụng tài sản đó và chi phí đi vay có thể xác định được một cách đáng tin cậy.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán bán hàng tại công ty CP TM &SX bao bì Long Biên (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(55 trang)
w