Tiêu chí đánh giá quá trình tuyển dụng

Một phần của tài liệu Tiêu chí đánh giá quá trình tuyển mộ và tuyển chọn (Trang 28)

FPT cần xây dựng những tiêu chuẩn đánh giá quá trình tuyển dụng nhân lực. Đánh giá kết quả của quá trình tuyển mộ và tuyển chọn nhận lực. Từ đó tiến hành những điều chỉnh cần thiết cho những lần tuyển dụng sau này. Ngoài ra việc thường xuyên đánh giá lại công tác tuyển mộ và tuyển chọn cần được duy trì tối thiểu là 6 tháng một lần; nhằm đảm bảo sức thuyết phục của các tiêu chuẩn tuyển dụng. Chỉ khi các tiêu chuẩn sử dụng đạt hiệu quả tối đa, ứng viên được lựa chọn mới thật sự là những ứng viên mà tập đoàn cần, và có thể đóng góp nhiều nhất chi mục tiêu chung của cả tập đoàn.

Đồng thời, các chương trình mà FPT tham gia cần phải được chú trọng về chiều sâu, tức là đầu tư tập trung để nâng cao chất lượng ứng viên tham gia cào các chương trình đó.

KẾT LUẬN

Mỗi một công ty dù lớn hay nhỏ đều có những quy trình tuyển dụng cùa riêng mình, mỗi một quy trình đều đem lại những giá trị nhất định cho doanh nghiệp. Đối với các tập đoàn lớn như FPT, việc phân quyền cho các đơn vị thành viên là tất yếu , không thể bỏ qua. Các thành viên nên được chủ động trong mục tiêu, trong nguồn nhân lực của mình. Tuy nhiên, sự phân quyền chỉ ở mức độ cho phép; nếu vượt qua sự kiểm soát của công ty mẹ thì sự phân quyền đó sẽ gây phản tác dụng. Trong quá trình tuyển dụng, các doanh nghiệp luôn cần những khoảng thời gian trống nhất định để đánh giá lại các công cụ phục vụ tuyển mộ và tuyển chọn của mình. Nếu có thể, các công cụ nên được làm mới để đảm bảo tính hiệu quả và không thể bị bắt chước từ các doanh nghiệp khác. Doanh nghiệp phải không ngừng sáng tạo trong tuyển dụng thường xuyên tìm kiếm những nguồn cung tuyển dụng mới để giành lợi thế nhân lực só với các doanh nghiệp khác. Ở một khía cạnh nào đó, doanh nghiệp cũng có thể chủ động tạo ra những nguồn lực chất lượng cao cho mình thông qua các chương trình đào tạo, hỗ trợ và học bổng cho nhân viên trẻ và các sinh viên có tố chất. Tuyển dụng cũng luôn cần phải đặt trong mối quan hệ tổng thể với đào tạo và đãi ngộ. Nếu tuyển dụng đặt ngoài mối tương tác này, ứng viên sau một thời gian gia nhập công ty sẽ không đáp ứng được yêu cầu của công việc hoặc sẽ chuyển sang những doanh nghiệp cạnh tranh khác. Có thể nói, tuyển dụng luôn là một trong số những qua trình quan trọng và có độ phức tạp tương đối lớn trong quản trị nhân lực nói riêng và

hoạt động của doanh nghiệp nói chung. Trong thời đại cạnh tranh nhân lực hiện nay, tuyển dụng càng đóng vai trò quyết định cho sự thành bại của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Tiêu chí đánh giá quá trình tuyển mộ và tuyển chọn (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(30 trang)
w