(c) Sử dụng Protégé

Một phần của tài liệu BIỂU DIỄN NGỮ NGHĨA BẰNG RDF VÀ ỨNG DỤNG VÀO LẬP TRÌNH SEMATIC WEB (Trang 44)

PHẦN II. Biểu diễn dữ liệu bằng RDF

(c) Sử dụng Protégé

những ontologies cực lớn. Tuy nhiên may mắn là chúng ta đã có những công cụ sẳn có thực hiện các công việc này.

Chúng ta sẽ nói về công cụ soạn thảo OWL ontology gọi tên là Protégé. Download và cài đặt tại http://protege.stanford.edu

Tạo mới Ontology

Chạy ứng dụng Protégé, chọn “Create new OWL ontology”

Ở màn hình đầu tiên chúng ta sẽ gõ vào URI sử dụng cho phạm vi của chúng ta cần mô tả. Trong trường hợp này chúng ta sẽ chọn

http://www.semprog.com/film#

Trong đó http://www.semprog.com là uri base cho ứng dụng (có thể đặt bất cứ địa chỉ nào, tuy nhiên chúng càng chuẩn càng tốt, vì địa chỉ này có thể sẽ được sử dụng cung cấp rất nhiều thông tin cho những hệ thống khác). film# là chỉ định phạm vi chúng ta đang mô tả. xem hình

Hình 2-11: tạo Ontolog bằng Protégé

Chỉnh sửa Ontology

Điều đầu tiên chúng ta cần làm là xây dựng hệ thống các lớp phân cấp. Thực hiện trên màn hình Classes như hình 2-12 sau

Hình 2-12: hệ thống lớp kế thừa các kiểu tài nguyên

Bước tiếp theo là tạo các thuộc tính quan hệ trong màn hình Object Property như hình 2-13

Hình 2-13: thông tin các thuộc tính quan hệ và bổ sung domain + range

Tạo thông tin về các thuộc tính dữ liệu trong màn hình Data Property như hình 2-14 sau ( chỉ có một thuộc tính dữ liệu là name)

Hình 2-14: thông tin các thuộc tính dữ liệu

Cuối cùng chúng ta sẽ chính thức thêm các dữ liệu và các mối quan hệ thông qua màn hình Individuals như hình 2-15

Hình 2-15: thông tin các dữ liệu thực sự

Bây giờ chúng ta đã hoàn tất quá trình tạo một mô hình owl ontology cho ví dụ film của chúng ta.

Để có thể xem mô hình dưới dạng hình vẽ ta hãy sử dụng Graphviz

http://www.graphviz.org download và cài đặt vào máy.

Bạn có thể sử dụng trực tiếp bằng cách rút trích mô hình này ra dạng format của nó dưới dạng dot và thể hiện. Hoặc có thể làm theo cách sử dụng như một fluglin bằng cách cấu hình như hình 2-16 sau

Chúng ta hãy vào màn hình OWLViz để xem mô hình hệ thống các lớp đã tạo trong hình 2-17.

Hình 2-17: hình vẽ hệ thống các lớp trong mô hình

Sau khi hoàn tất chúng ta hãy lưu ra một file, và chúng ta sẽ sử dụng python + rdflib đề load graph này lên một cách dễ dàng.

File sẽ được lưu dưới định dạng RDF/XML như sau

<rdf:RDF xmlns="http://www.semprog.com/film#" xml:base="http://www.semprog.com/film" xmlns:owl2xml="http://www.w3.org/2006/12/owl2-xml#" xmlns:film="http://www.semprog.com/film#" xmlns:xsd="http://www.w3.org/2001/XMLSchema#" xmlns:rdfs="http://www.w3.org/2000/01/rdf-schema#"

xmlns:rdf="http://www.w3.org/1999/02/22-rdf-syntax- ns#" xmlns:owl="http://www.w3.org/2002/07/owl#"> <owl:Ontology rdf:about=""/> <owl:Class rdf:about="#Actor"> <rdfs:subClassOf rdf:resource="#Person"/> </owl:Class> <!-- http://www.semprog.com/film#Director --> <owl:Class rdf:about="#Director"> <rdfs:subClassOf rdf:resource="#Person"/> </owl:Class> ….

Chúng ta thử sử dụng SPARQL để tìm thông tin về các lớp con của lớp Person đã tạo ra. Bạn cần cài thêm plugin rdfextras từ địa chỉ

Kết quả nhận được là các lớp DirectorActor trong mô hình. Đây là cách truy vấn thông tin về hệ thống lớp, tương tự như vậy chúng ta có thể dễ dàng truy vấn các thông tin về các đối tượng và mối quan hệ của chúng.

PHẦN III. Ứng dụng RDF vào lập trình semantic web

Một phần của tài liệu BIỂU DIỄN NGỮ NGHĨA BẰNG RDF VÀ ỨNG DỤNG VÀO LẬP TRÌNH SEMATIC WEB (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w