Các chỉ tiêu theo dõi

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của chế độ cho ăn lên sự tăng trưởng bù cá thát lát còm (Trang 25)

Kiểm tra tăng trưởng vềchiều dài và khối lượng.

Trước khi thảvà khi kết thúc thí nghiệm toàn bộ cá trong bể được kiểm tra chiều dài và trọng lượng bằng cách dùng cân kỹthuật và thước kẽ đểcân,đo trực tiếp. Các biểu thức toán học theo Phạm Thành Liêm và TrầnĐắcĐịnh (2004)

DWG (g/ngày) = (3.1)

Trong đó:

DWG: Tốcđộtăng trưởng tuyệtđối (g/ngày).

W1 và W2 là khối lượng cânđược tại thời điểm T1 và T2.

Tỷlệsống (SR)

SR (%) = (sốcá thu hoạch/sốcáđược thả) x 100 (3.2)

3.3 Theo dõi các yếu tốmôi trường

Nhiệtđộ:đo bằng nhiệt kế(2 lần/ngày, vào 7h và 14h). W2 – W1

Hình 3.2 Dụng cụ đo pH và nhiệt độ

3.4 Phương pháp xửlý sốliệu

Các sốliệu trung bình, độ lệch chuẩnđược sử dụng phần mềm Excel và SPSS để xửlý.

CHƯƠNG 4

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1 Các yếu tốmôi trường

Yếu tố môi trường đóng vai trò quan trọng có thể ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến kết quả thí nghiệm, đặc biệt là ảnh hưởng đến các hoạt động sinh lý, sinh trưởng, dinh dưởng của cá (Trương Quốc Phú, 2000).

Sự biến động của một số yếu tố môi trường trong thí nghiệm được trình bày ở bảng 4.1.

Bảng 4.1 Một sốyếu tốmôi trường trong hệthống thí nghiệm

Nghiệm thức Nhiệtđộ ( 0C) pH Sáng Chiều Sáng Chiều NT1 27,2 ± 0,35 28,5 ± 0,73 7,62 ± 0,32 7,73 ± 0,28 NT2 27,2 ± 0,36 28,8 ± 0,98 7,70 ± 0,33 7,74 ± 0,2 NT3 27,2 ± 0,33 28,4 ± 0,76 7,70 ± 0,37 7,75 ± 0,23 ĐC 28,0 ± 0,35 28,1 ± 0,73 7,60 ± 0,39 7,68 ± 0,19

Ghi chú: Tất cảsốliệuđược trình bày dạng sốtrung bình ±độlệch chuẩn

4.1.1 Nhiệtđộ

Nhiệt độ là một trong những yếu tố ảnh hưởng rất lớnđếnđời sống của thủy sinh vật như sinh trưởng, sinh sản, dinh dưỡng, di cư, vì cá là động vật biến nhiệt (Trương Quốc Phú, 2000).

Qua bảng 4.1, xét trong cùng thời gian và địa điểm thì nhiệt độ giữa các nghiệm thức tươngđối ổnđịnh và chênh lệch khôngđáng kể. Theo Nguyễn Văn Bé (1987) - trích dẫn bởi Nguyễn Kim Thùy (2008), cho rằng nhiệt độ thích hợp cho cá phát triển nằm trong khoảng 20 – 300C. Từ kết quả trên cho thấy, nhiệt độ trong thí nghiệm daođộng trong khoảng 27,17 ± 0,330Cđến28,77 ± 0,980C phù hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cá thát lát còm trong thí nghiệm.

(trích bởi Trần Bình Tuyên, 2000). Theo Trương Quốc Phú (2000), thì pH trong khoảng 6,5 – 9 là thích hợp cho tôm, cá phát triển. Trong thí nghiệm, pH trung bình ngày dao động trong khoảng 7,6 ± 0,39 vào buổi sáng và 7,75 ± 0,23 vào buổi chiều là thích hợp cho cá phát triển.

Nhưvây, các yếu tố nhiệt độ và pH đều nằm trong khoảng thích hợp cho sựphát triển của cá. Điều kiện oxy cho cá cũng được đảm bảo trong thí nghiệm do được sục khí liên tục trong suốt thời gian thí nghiệm và cá thát lát còm là loài cá có thể chịu được điều kiện môi trường có oxy thấp nhờ có cơ quan hô hấp phụ (Dương Nhựt Long, 1999).

4.2 Ảnh hưởng của chế độ ăn lên sựtăng trưởng bù và tỷlệ sống của cá thátlát còm với thời gian bỏ đói khác nhau. lát còm với thời gian bỏ đói khác nhau.

4.2.1 Tăng trưởng vềchiều dài

Tốcđộ tăng trưởng về chiều dài của cá sau 45 ngày nuôi với các thời gian bỏ đói khác nhau được trình bày trong bảng 4.2.

Bảng 4.2 Tăng trưởng vềchiều dài của cá thát lát còm

Nghiệm thức Lđ(cm/con) Lc (cm/con) LG (cm/con) DLG (cm/ngày)

ĐC 6,59 ± 0,33 7,47 ± 0,87 1,02 ± 0,19cb 0,02 ± 0,00cb NT1 6,59 ± 0,33 7,86 ± 0,73 1,26 ± 0,21c 0,03 ± 0,00c NT2 6,59 ± 0,33 7,72 ± 0,68 0,90 ± 0,10b 0,02 ± 0,00b NT3 6,59 ± 0,33 6,95 ± 0,65 0,41 ± 0,20a 0,01 ± 0,00a Ghi chú:

Tất cảsốliệuđược trình bày dạng sốtrung bình ±độlệch chuẩn

Các giá trịtrong cùng một cột có cùng chứcái thì khác biệt không có ý nghĩa (p>0,05).

Kết quả ởbảng 4.2 cho thấy chiều dài của cá có sựkhác biệt ởcác nghiệm thức bỏ đói với thời gian bỏ đói khác nhau. Chiều dài của cáở nghiệm thức bỏ đói 3 ngày nhỏ nhất (0,41 cm/con) và khác biệt với các nghiệm thức còn lại (p<0,05). Trong khi chiều dài cáở nghiệm thức bỏ đói 1 ngày và bỏ đói 2 ngày khác biệt không ý nghĩa (p>0,05) so với cáởnghiệm thứcđối chứng, nhưng cáởnghiệm thức bỏ đói 1 ngày khác biệt với cá ở nghiệm thức 2 (p<0,05) và là nghiệm thức có tăng trưởng chiều dài cao nhất (1,26 cm/con).

Theo Đoàn Khắc Độ(2008), trong môi trường nuôi nhốt, sau 35 – 40 ngày nở, cá đạt chiều dài khoảng 3 - 4cm; để cá đạt cỡ 12 – 15cm thì phải nuôi thêm 30 – 40 ngày nữa.

Điều này chứng tỏ tăng trưởng chiều dài của cá có sự khác biệt nhau ở thời gian bỏ đói khác nhau.Điều này được lý giải là do cá sau khi đã quen với chế độ dinh dưỡng hạn chế(cho ăn ít hoặc bị bỏ đói)đã kích thích tính thèmăn của cá sau khi cho ăn lại. Tuy nhiên, ở giai đoạn còn nhỏ nếu bỏ đói quá lâu sẽ ảnh hưởng đến tốcđộsinh trưởng của cá màđiển hình là chiều dài của cáởnghiệm thức 3.

Từ sự so sánh trên có thể nhận định rằng ở giai đoạn cá còn nhỏ (trong khoảng thời gian thí nghiệm) thì không thể cho cá nhịn đói quá 3 ngày vì lúc này cá cần rất nhiều thứcănđể phục vụcho quá trình sinh trưởng. Do cá mới được tập cho ăn hoàn toàn bằng thức ăn công nghiệp ở giai đoạn này và cá trong thí nghiệm cũng bắt đầu chuyển tính ăn, nên khi bỏ đói với thời gian lâu quá 3 ngày làm cho cá bắt mồi không tốt do chưa quen mùi thức ăn dẫn đến cá ăn ít làm cho tăng trưởng chiều dài chậm lại.

4.2.2 Tăng trưởng vềkhối lượng

Tốcđộ tăng trưởng về chiều dài của cá sau 45 ngày nuôi với các thời gian bỏ đói khác nhau được trình bày trong bảng 4.3.

Bảng 4.3 Tăng trưởng vềkhối lượng của cá thát lát còm

Nghiệm thức Wđ(g/con) Wc (g/con) WG (g/con) DWG

(g/ngay) ĐC 2,14 ± 0,51 2,56 ± 0,80 0,56±0,17cb 0,01 ± 0,00cb NT1 2,14 ± 0,51 2,86 ± 0,86 0,71 ± 0,23c 0,02 ± 0,01c NT2 2,14 ± 0,51 2,69 ± 0,81 0,32 ± 0,03b 0,01 ± 0,00ab NT3 2,14 ± 0,51 2,15 ± 0,75 0,02 ± 0,13a 0,01 ± 0,00a

Ghi chú: - Tất cảsốliệuđược trình bày dạng sốtrung bình ±độlệch chuẩn

- Các giá trịtrong cùng một cột có cùng chứcái thì khác biệt không có ý nghĩa (p>0,05).

Qua bảng 4.3 cho thấy, có sự khác biệt về tăng trưởng khối lượng ở các nghiệm thức bỏ đói. Khối lượng của cáởnghiệm thức 3 nhỏnhất (0,02 g/con) và khác biệt

không có ý nghĩa thống kê so với khối lượng cáởnghiệm thứcđối chứng (p>0,05). Trong khi, khối lượng của cá ởnghiệm thức 1 (0,71 g/con) cao hơnở nghiệm thức đối chứng (0,56 g/con) và của nghiệm thức 2 (0,32 g/con) thấp hơnở nghiệm thức đối chứng. Như vây, nếu cá bị bỏ đói 1 đến 2 ngày thì sinh trưởng vềkhối lượng của cá không bị ảnh hưởng nhiều.

Nhưng khi so sánh khối lượng cá của nghiệm thức 1 và khối lượng cá của nghiệm thức 2 thì cá ở nghiệm thức 1 có tăng trưởng khối lượng (0,71 g/con) cao hơn nghiệm thức 2 và khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Theo Đoàn Khắc Độ (2008), mỗi năm cá tăng trọng từ1 - 1,2 kg/con. Theo Lê Ngọc Diệnvà ctv (2006), sau khi ương cá giống đến 60 ngày tuổi, cá đạt chiều dài từ 3 – 7cm, khối lượng đạt từ0,7 – 1,6 g/con tùy nghiệm thức.

Như vậy, trong khoảng thời gian thực hiện thí nghiệm, cá giống sau 2 tháng tuổi có thể bỏ đói 1 ngày và cho ăn bù lại 1 ngày thì sinh trưởng về khối lượng của cá vẫn đạt cao. Điều này có thể lý giải là do cá ở giai đoạn này đã được tập chuyển đổi sang ăn hoàn toàn thức ăn công nghiệp, với thời gian bỏ đói ngắn (1 ngày)đã tạo cho cá thích ứng với chế độdinh dưỡng thiếu, vì thếcá tự điều chỉnh kiểu trao đổi chất bằng cách tăng cường hấp thu chất dinh dưỡng có trong thứcăn khi được cho ăn lại và giảm mứcđộ bài tiết các chất thải đểtiết kiệm năng lượng trong quá trình sống (Senbai and Gerking, 1995 – trích dẫn bởi Lê Hạnh Nhân, 2010).

Tóm lại, qua phân tích so sánh tốcđộ tăng trưởng về chiều dài và khối lượng của cá cho thấy, cá ở nghiệm thức 1 (bỏ đói 1 ngày) có tốc độ tăng trưởng cao nhất, vượt hơn cáở nghiệm thứcđối chứng. Do đó, cá ở nghiệm thức 1 (bỏ đói 1 ngày) có hiện tượng tăng trưởng bù vượt. Tuy nhiên, cá ở các nghiệm thức 2 (bỏ đói 2 ngày) và nghiệm thức 3 (bỏ đói 3 ngày) có mức tăng trưởng về chiều dài và khối lượng không theo kịp cá ởnghiệm thứcđối chứng. Vì thế, cáở các nghiệm thức 2 và nghiệm thức 3 chỉ cho mức tăng trưởng bù một phần so với nghiệm thức đối chứng,đặc biệt là cáởnghiệm thức 3 cho mức tăng trưởng thấp nhất.

Từ đócho thấy, người nuôi có thểchủ động bỏ đói 1 ngày nhằm giảm chi phí sản xuất từviệc sửdụng tiết kiệm chi phí thứcăn.

4.2.3 Tỷlệsống

Tỷ lệ sống của cá trong thí nghiệm với thời gian bỏ đói khác nhau trong 45 ngày được trình bàyởbảng 4.4 Bảng 4.4 Tỷlệsống của cá thát lát còmởcác nghiệm thức Nghiệm thức Tỷlệsống (%) ĐC 51,7 ± 7,64ab NT1 55,00 ± 5,00b NT2 35,00 ± 0,00c NT3 43,3 ± 2,89ac Ghi chú:

Tất cảsốliệuđược trình bày dạng sốtrung bình ±độlệch chuẩn

Các giá trịtrong cùng một cột có cùng chứcái thì khác biệt không có ý nghĩa (p>0,05).

Qua 45 ngày thí nghiệm, tỷ lệ sống của cá thát lát còm đạt tương đối thấp, dao động từ35 – 55%. Trongđó, tỷlệsống của cáở nghiệm thức bỏ đói 1 ngày là cao nhất (55,0%) và thấp nhất cá ở nghiệm thức 2 (35,0%). Tuy nhiên, phân tích sự khác biệt thống kê thì tỷ lệ sống của cá ở các nghiệm thức khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Cáở nghiệm thức 2 (bỏ đói 2 ngày có tỷlệsống (35,0%) khác biệt có ý nghĩa thống kê so với cá ở nghiệm thức và nghiệm thức đối chứng (p<0,05). Trong khi cáở nghiệm thức 1 (bỏ đói 1 ngày) và nghiệm thức 3 (bỏ đói 3 ngày) lại không khác biệt so với nghiệm thứcđối chứng (p>0,05). Nhưvậy, tỷlệ sống của cá thát lát còm trong thí nghiệm không bị ảnh hưởng bởi thời gian bỏ đói khác nhau. Tỷlệsống của cá trong thí nghiệmở mức thấp là do sốcđiều kiện môi trường thời gian đầu thí nghiệm. Thời gian sau của thí nghiệm cá bị bỏ đói lâu ngày sẽ làm cho cá có tính háu ăn nên khi đói chúng tấn công nhau làm mồi ăn. Tuy vậy, tính ăn của cá không ổn định, cá có thể bỏ ăn cho tới khi kiệt sức và nhiễm bệnh chết nếu có dấu hiệu sốc môi trường, thayđổi mồi ănđột ngột hay bắt cá phải ngừng ăn lâu (Trần Thị Thanh Hiền, 2004). Qua đó cho thấy vì sao cá ở nghiệm thức 2 (bỏ đói 2 ngày) có tăng trưởng khối lượng (0,32 g/con) cao hơn

ở nghiệm thức 3 (43,33 %). Kèm theo đó là đặc tính của cá thát lát còm là sống thành quần đàn, khi cá lớn thì đặc tính này vẫn còn nhưng cá tự phá bầy săn mồi riêng lẻ. Khi nuôi mật độ cao có thể thấy được sự phân đàn rõ sau 2 tháng nuôi. Những con cá cạnh tranh thức ăn kém sẽ không lớn được, cơ thể gầy yếu và chết (Nguyễn Chung, 2006).

CHƯƠNG 5

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT

5.1 Kết luận

Các yếu tố môi trường trong thí nghiệm đều nằm trong khoảng thích hợp cho cá thát lát còm sinh trưởng và phát triển.

Từkết quảtrên tôi nhận thấy, mứcđộ tăng trưởng bù của cá thát lát còm phụthuộc vào khoảng thời gian bịbỏ đói.

Cáởnghiệm thức 1 (bỏ đói 1 ngày) có thời gian bị bỏ đói ngắn nhất và đãcho kết quả tăng trưởng bù vượt (0,71g/con)so với cá ở nghiệm thức đối chứng (0,56g/con).

Cáởnghiệm thức 2 (bỏ đói 2 ngày) và nghiệm thức 3 (bỏ đói 3 ngày), cá bịbỏ đói khoảng thời gian lâu hơn, gián đoạn 2 - 3 ngày cho ăn và bỏ đói chỉ cho kết quả tăng trưởng bù một phần so với cáởnghiệm thứcđối chứng.

Qua đótôi thấy, trong khoảng thời gian nuôi và giai đoạn cá của thí nghiệm có thể bỏ đói cá 1 ngày và choăn thỏa mãn 1 ngày để tăng kích thích sự thèm ăn của cá giúp cá tăng trưởng nhanh hơn vềchiều dài và khối lượng, giảm chi phí thứcăn. Tỷlệsống của cá thát lát còm thấp khi thời gian bỏ đói kèo dài. Vì thếkhi nuôi cá để tiết kiệm chi phí sản xuất người nuôi có thểbỏ đói cá một thời gian ngắn nhằm kích thích cho cá tăng trưởng nhanh hơn. Nhưng không nên bỏ đói với thời gian dài vì sẽlàm hao hụt vềsốlượng do cá có tínhăn nhau.

5.2Đềxuất

Cần có khảo sát khảnăng tăng trưởng bù của cá thát lát còmởdiện tích lớn hơnđể áp dụng thực tiễn hơn.

Thửnghiệm với mậtđộ khác hoặc cáởgiaiđoạn lớn hơn với thời gian bỏ đói khác nhau.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Bộ Thủy sản, 2007. Báo cáo kết quả nuôi trồng thủy sản năm 2007 và biện pháp thực hiện kếhoạch nuôi trồng thủy sản năm 2008.

2. Chi cục BV&PTNL Thủy sản Cần Thơ (2001-2003) báo cáo các đợt chuyển giao công nghệsinh sản nhân tạo cá thát lát đến 12 tỉnhĐBSCL và BìnhĐịnh. 3. Dương Nhựt Long, 2004. Kỹ thuật nuôi cá nước ngọt. Khoa thủy sản _

Trường Đại học Cần Thơ.

4. Đoàn KhắcĐộ, 2008. Kỹthuật nuôi cá Nàng Hai, nhà xuất bảnĐàNẵng. 5. Lê Ngọc Diện, 2004. Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ và hàm lượng

protein trong thức ăn viên lên tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá thát lát

(Notopterus notopterus) giai đọan ương giống và nuôi thương phẩm. Luận văn thạc sĩKhoa học. 51 trang.

6. Lê Hạnh Nhân, 2010. Tìm hiểu khảnăng tăng trưởng bù của cá trê vàng. Luận văn tốt nghiệp ngành nuôi trồng thủy sản. Khoa Sinh hoc Ứng dụng – Trường ĐH TâyĐô.

7. Lê Quang Nha, 1999. Tóm tắt kết quả nghiên cứu sinh sản nhân tạo cá còm Notopterus chitala tại Bến Tre. Báo cáo Hội thảo Quốc gia mở đầu dự án “Nuôi trồng thủy sản các loài cà bản địa Sông MêKông, 2000). Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II.TP HồChí Minh. tr. 38-39.

8. Lê Thanh Hùng, 2008. Thức ăn và dinh dưỡng thủy sản. Nhà xuất bản nông nghiệp. Thành PhốHồChí Minh. 299 trang.

9. Lê Thị Tiểu Mi (2009). Ảnh hưởng của phương thức cho ăn gián đoạn lên sự tăng trưởng của cá tra giống. Luận văn tốt nghiệp.

10. Nguyễn Chung, 2006. Kỹthuật sản xuất giống và nuôi cá Nàng Hai. Nhà Xuất Bản Nông Nghiệp.

11. Nguyễn Thanh Tâm và Nguyễn Thanh Thảo (2009). Khảo sát khả năng tăng trưởng bù của cá rô phi vằn. Kỷ yếu Hội nghị khoa học thủy sản toàn quốc. Khoa thủy sản – Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM.

12. Nguyễn Thành Trung, Trần Ngọc Nguyên et.al, 2005. Quy trình kỹ thuật sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá thát lát (Notopterus notopterus Pallas, 1767). Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

13. Nguyễn Thị Kim Thùy (2008).Ảnh hưởng của tần sốchoăn lên tăng trưởng cá tra giống. Luận văn tốt nghiệp.

14. Nguyễn Trọng Mãi (2013). Ảnh hưởng của các loại thức ăn lên tăng trưởng và tỷ lệsống của cá thát lát còm tửgiai đoạn bột đến giống. Luận văn tốt nghiệp ngành nuôi trồng thủy sản. Khoa Sinh họcỨng dụng – TrườngĐH TâyĐô. 15. Phạm Minh Thành – Nguyễn Văn Kiểm (2009). Cơ sở khoa học và kỹ thuật

sản xuất cá giống. NXB Nông Nghiệp.

16. Phạm Phú Hùng, 2007. Nghiên cứu biện pháp sản xuất giống cá Thát Lát Còm

(Chitala chitala).Luận văn thạc sĩ Đại Học Cần Thơ.

17. Phạm Thành Liêm (2006). Kỹthuật sản xuất giống cá, Khoa thủy sản – Trường Đại Học Cần Thơ.

18. Phạm Thành Liêm và TrầnĐắtĐịnh (2004). Phương pháp nghiên cứu sinh học cá. TủsáchĐại Học Cần Thơ.

19. Phạm Văn Uẩn, 2012. So sánh sựtăng trưởng của cá thát lát còm ương với mật độ khác nhau. Tiểu luận tốt nghiệp ngành Nuôi trồng thủy sản. Khoa Sinh học Ứng dụng – Trường Đại học TâyĐô.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của chế độ cho ăn lên sự tăng trưởng bù cá thát lát còm (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)