Phần 4: Tài liệu đặc tả yêu cầu phần mềm của hệ thống phát triển

Một phần của tài liệu Xây dựng các yêu cầu phần mềm đối với một cổng thông tin trường đại học (Trang 33)

triển

I. Giới thiệu chung:

1. Mục đích:

Đây là tài liệu đặc tả yêu cầu phần mềm của một cổng thông tin điện tử của một trường đại học. Tài liệu này dành cho những người phát triển, bảo trì và những người quản trị cổng thông tin và hệ thống quản lý thông tin sinh viên. Thứ nhất, nó chỉ ra các yêu cầu của hệ thống một cách chi tiết, dựa vào đó các nhà phát triển có thể xây dựng hệ thống một cách hoàn chỉnh. Thứ hai, nó cung cấp các đặc tả về hệ thống, hỗ trợ quá trình vận hành và bảo trì hệ thống. Một bản hướng dẫn sử dụng cổng thông tin cũng có thể được soạn thảo cho sinh viên dựa trên tài liệu này.

2. Phạm vi:

Cổng thông tin điện tử trường đại học đóng vai trò làm một phương tiện liên kết giữa sinh viên và nhà trường. Đối tượng chủ đạo của nó là các sinh viên đang học tập và rèn luyện tại trường đại học. Cụ thể hơn, CTTĐT trường Đại học không phải là một hệ thống công cộng, mà là một cổng thông tin nội bộ, cung cấp thông tin và các công cụ cho các thành phần tham gia trực tiếp vào hoạt động của trường. Các thông tin công cộng như giới thiệu trường, hay thông tin dành cho sinh viên tương lai, có thể được tìm thấy qua các đường dẫn và các địa chỉ liên quan khác.

II. Mô tả hệ thống:

1. Mục tiêu của hệ thống:

Mục tiêu của hệ thống CTTĐT trường Đại học là cung cấp cho sinh viên một phương tiện tra cứu thông tin và tương tác với nhà trường, đồng thời cung cấp cho nhà trường một công cụ quản lý sinh viên.

CTTĐT trường Đại học giúp sinh viên tra cứu và theo dõi thông tin của mình. Tất cả các thông tin liên quan đến quá trình học tập và sinh hoạt tại trường đại học đều có thể tìm thấy được qua đây. Ngoài tra cứu thông tin, CTTĐT trường đại học còn cung cấp một phương tiện tương tác với nhà trường trên mạng, các tương tác này bao gồm đăng ký lớp học, theo dõi các sự kiện, thông báo hay góp ý cho nhà trường.

Đối với nhà trường, CTTĐT trường đại học có vai trò là một công cụ quản lý thông tin sinh viên. Việc quản lý thông tin thông qua một hệ thống máy tính hiệu quả và tiện lợi hơn nhiều so với lưu trữ và quản lý qua giấy tờ (tuy nhiên hai công cụ này có thể được sử dụng kết hợp với nhau). Chức năng quản lý ở đây còn bao gồm các quản lý quá trình và định hướng học tập của sinh viên.

2. Mô tả hệ thống:

Một người dùng thông thường sẽ truy nhập vào CTTĐT dưới dạng một trang web. Trang chủ của CTTĐT trường đại học sẽ đưa ra các thông báo, sự kiện, đường dẫn và một số thông tin chung. Để truy nhập vào hệ thống với danh tính là một sinh viên, người dùng cần phải đăng nhập bằng cách nhập vào Tài khoản và Mật khẩu. Sau đó, sinh viên đã đăng nhập sẽ có quyền truy cập đến các chức năng dành cho một sinh viên như tra cứu thông tin cá nhân, đăng ký lớp học, v…v… Sau khi xong việc, sinh viên có thể đăng xuất tài khoản của mình.

Để quản lý thông tin sinh viên, người quản trị hệ thống sẽ được cung cấp một giao diện phía sau để thực hiện công việc của mình. Người quản trị trước hết cũng cần phải đăng nhập vào hệ thống. Sau đó, hệ thống sẽ đưa ra các chức năng quản lý và điều chỉnh cho người quản trị lựa chọn. Các chức năng bao gồm: đăng nhập, quản lí người dùng, quản lí bài đăng; các chức năng nhỏ hơn như thay đổi thông tin người dùng, xóa người dùng, thêm người dùng, đăng bài viết, xóa bài viết, sửa bài viết.

3. Các nhóm người dùng:

a) Sinh viên:

Sinh viên vừa là nhóm người dùng vừa là đối tượng của hệ thống. Để có thể sử dụng hệ thống CTTĐT một cách hiệu quả, ngoài các kỹ năng sử dụng máy tính cở bản, sinh viên cần được hướng dẫn về mục đích và cách thao tác của các chức năng. Một bản hướng dẫn sử dụng có thể được đăng lên trên Cổng thông tin để hỗ trợ sinh viên trong việc này. Ngoài ra, sinh viên cũng cần được phổ biến và hiểu rõ quy chế của nhà trường để có thể sử dụng CTTĐT của trường đại học chính xác và hiệu quả. Mặc dù vậy, các thao tác và giao diện thường sẽ khá dễ dàng và rõ ràng đối với sinh viên.

trị, vận hành hệ thống, đồng thời hiểu rõ cơ chế hoạt động của trường. Vì hoạt động quản lý của người quản trị liên quan đến các vấn đề quan trọng như lịch học, điểm số của sinh viên, nên các thao tác của người quản trị cần đặc biệt chính xác và hợp lý, không để ra nhầm lẫn, sai sót. Lưu ý rằng người quản trị hệ thống không nhất thiết chỉ có một người, mà có thể (và thường là) một nhóm người, một bộ phận trong trường đại học.

4. Các ràng buộc:

Về mặt quy chế, chức năng đăng ký tài khoản của hệ thống không dành cho sinh viên. Khi nhập học, nhà trường sẽ tạo cho mỗi sinh viên một tài khoản CTTĐT, kèm theo các thông tin cá nhân cơ bản. Như vậy một vị khách lạ của hệ thống (không phải sinh viên) sẽ không thể có tài khoản, hoặc một sinh viên không thể có nhiều tài khoản CTTĐT được. Ngoài ra, sinh viên cũng không thể tự ý thay đổi các thông tin thiết yếu của mình như tên họ, số hiệu sinh viên, ngày sinh, v…v…

Vấn đề an toàn và bảo mật của hệ thống CTTĐT cũng là một vấn đề đáng quan tâm khi phát triển và quản lý hệ thống. Một bộ phận lớn thông tin được lưu trữ trong hệ thống là các thông tin quan trọng. Khả năng các thông tin này bị thay đổi, thao túng có thể dẫn đến các hành vi như gian lận điểm số hay trốn tiền học. Do vậy, người phát triển, bảo trì hệ thống cũng như người quản trị hệ thống cần đặc biệt lưu ý đến vấn đề này.

Trong một số thời điểm như thời điểm công bố điểm thi hay thời điểm đăng ký lớp, số lượng sinh viên truy nhập và sử dụng CTTĐTBK thường sẽ tăng vọt, có thể gây quá tải hoặc nghẽn máy chủ. Trong trường hợp này, rất dễ có lỗi xảy ra, nhất là các lỗi về giao tác. Hệ thống do vậy cần có cơ chế phòng tránh và xử lý lỗi.

5. Các giả định và phụ thuộc:

Hiện tại, bản đặc tả yêu cầu phần mềm hệ thống CTTĐT trường đại học được xây dựng dựa trên các giả định:

- Hệ thống được xây dựng với cấu trúc 3 tầng thông thường, với các

tầng Cơ sở dữ liệu - Nghiệp vụ - Giao diện.

- Các hoạt động của giáo viên (như nhập điểm) sẽ được thực hiện

trên CTTĐT bởi người quản trị hệ thống. Các giáo viên của trường sẽ có ít thao tác trực tiếp với CTTĐT.

- Chưa có giả định nào về công nghệ sử dụng hay môi trường hoạt

III. Yêu cầu chi tiết các chức năng: 1. Danh sách các chức năng: Mã chức năng Tên chức năng F001 Đăng nhập F002 Đăng xuất

F003 Đăng ký tài khoản

F004 Tra cứu điểm

F005 Tra cứu thời khóa biểu

F006 Tra cứu thông tin sinh viên

F007 Tra cứu môn học

F008 Đăng ký học phần

F009 Đăng ký lớp học

F010 Nhập điểm

F011 Xử lý điểm

F012 Nhập thông tin môn học

F013 Nhập kế hoạch chuẩn

F014 Tạo các lớp học

F015 Quản lý thông tin sinh viên

F016 Đăng thông báo

F017 Đóng góp ý kiến

 Mô tả: Đây là chức năng giúp hệ thống nhận dạng người dùng (định danh, quyền truy nhập…). Người dùng sẽ đăng nhập vào hệ thống bằng cách cung cấp Tài khoản và Mật khẩu. Tài khoản thông thường sẽ là số hiệu sinh viên (đối với tài khoản dành cho sinh viên), tuy nhiên điều này sẽ do nhà trường quyết định.

 Quy trình thực hiện:

- Người dùng cung cấp Tài khoản của mình vào ô “Tài khoản”

dưới dạng một xâu ký tự.

- Người dùng cung cấp Mật khẩu vào ô “Mật khẩu” dưới dạng một

xâu ký tự.

- Người dùng lựa chọn chức năng Đăng nhập.

- Hệ thống sẽ bắt đầu phiên làm việc với người dùng vừa đăng

nhập, với danh tính mà người dùng vừa nhập vào.

 Yêu cầu:

Mã yêu cầu Mô tả yêu cầu

F001.01 Chức năng đăng nhập cần đặt ngay trang chủ, dễ dàng

nhận thấy

F001.02 Mật khẩu khi nhập cần được hiển thị dạng ẩn (dùng ký tự

đặc biệt)

F001.03 Khi tài khoản hay mật khẩu nhập vào không chính xác,

cần có thông báo lỗi từ hệ thống

F001.04 Sau khi đăng nhập, các chức năng truy cập được bởi

người dùng cần được hiển thị và sẵn sàng để người dùng lựa chọn

b) Đăng xuất (F002):

 Mô tả:Đây là chức năng giúp người dùng thoát khỏi phiên làm việc với

hệ thống.

 Quy trình thực hiện:

- Người dùng lựa chọn chức năng Đăng xuất.

- Hệ thống sẽ kết thúc phiên làm việc với người dùng, trở về chế

độ dành cho khách thăm.

Mã yêu cầu Mô tả yêu cầu

F002.01 Chỉ hiện diện khi người dùng đã đăng nhập vào hệ thống

từ trước đó

F002.02 Sau khi đăng xuất, các chức năng và quyền lợi của người

dùng trước đó không còn nữa

c) Quản lí tài khoản (F003):

 Mô tả:Đây là chức năng tạo một tài khoản hệ thống mới, với các

thông tin và tính chất do người dùng nhập vào.

 Quy trình thực hiện:

- Người dùng chọn chức năng Đăng ký tài khoản.

- Hệ thống hiển thị một mẫu đăng ký, chờ người dùng điền vào

tài khoản đăng nhập, mật khẩu, các thông tin thiết yếu và các thông tin liên quan khác.

- Người dùng nhập vào đủ các thông tin yêu cầu.

- Người dùng chọn “Lập tài khoản”.

- Hệ thống tạo ra một tài khoản mới như vừa được nhập.

 Yêu cầu:

Mã yêu cầu Mô tả yêu cầu

F003.01 Chức năng này chỉ truy cập được bởi người quản trị hệ

thống

F003.02 Cần có một mẫu đăng ký chuẩn

F003.03 Hệ thống cần kiểm tra tính đầy đủ và đúng đắn của

thông tin nhập vào trước khi tạo tài khoản mới, nếu không hợp lệ cần đưa ra thông báo

d) Tra cứu điểm (F004):

 Mô tả:Đây là chức năng chủ yếu dành cho sinh viên. Sinh viên có thể

- Người dùng đồng thời nhập vào các lựa chọn tìm kiếm (loại điểm, đối tượng, thời gian). Người dùng không nhất thiết phải sử dụng hết tất cả các lựa chọn tìm kiếm.

- Hệ thống sẽ hiển thị kết quả tra cứu điểm.

 Yêu cầu:

Mã yêu cầu Mô tả yêu cầu

F004.01 Lựa chọn tra cứu điểm về loại điểm cần bao gồm đủ:

điểm quá trình, điểm thi cuối kỳ, điểm trung bình, điểm học phần

F004.02 Lựa chọn tra cứu điểm về đối tượng cần bao gồm đủ:

cá nhân (điểm của sinh viên đang đăng nhập), số hiệu sinh viên hoặc tên sinh viên, mã lớp hoặc tên lớp

F004.03 Nếu lựa chọn nhập vào không hợp lệ hoặc tra cứu trả lại

kết quả rỗng, hệ thống cần hiển thị thông báo tương ứng

F004.04 Kết quả trả về cần bao gồm thêm một số thông tin phụ,

ví dụ như số tín chỉ, mã học phần, ngày tạo v…v… Chi tiết cụ thể về các thông tin phụ còn tùy thuộc

e) Tra cứu thời khóa biểu (F005):

 Mô tả:Đây là chức năng chủ yếu dành cho sinh viên. Người dùng có

thể tra cứu thời khóa biểu của mình hoặc của một sinh viên khác, ở một học kỳ nhất định.

 Quy trình thực hiện:

- Người dùng chọn chức năng tra cứu thời khóa biểu.

- Người dùng nhập vào các thông tin lựa chọn (đối tượng, thời

gian).

- Hệ thống hiển thị kết quả tra cứu.

 Yêu cầu:

Mã yêu cầu

Mô tả yêu cầu F005.0

1

Nếu lựa chọn nhập vào không hợp lệ hoặc tra cứu trả lại kết quả rỗng, hệ thống cần hiển thị thông báo tương ứng

f) Tra cứu thông tin sinh viên (F006):

 Mô tả:Đây là chức năng tra cứu các thông tin liên quan đến sinh viên

quá trình học tập, sinh hoạt của sinh viên tại trường. Các thông tin này có thể bao gồm mức kỷ luật, học phí, chế độ ưu tiên v…v… Chi tiết cụ thể về các thông tin sinh viên sẽ được quyết định sau.

 Quy trình thực hiện:

- Người dùng chọn chức năng Tra cứu thông tin sinh viên.

- Người dùng nhập vào số hiệu sinh viên hay tên sinh viên quan

tâm.

- Người dùng lựa chọn các thông tin cần tra cứu.

- Hệ thống hiển thị kết quả tra cứu.

 Yêu cầu:

Mã yêu cầu

Mô tả yêu cầu F006.0

1

Nếu lựa chọn nhập vào không hợp lệ hoặc tra cứu trả lại kết quả rỗng, hệ thống cần hiển thị thông báo tương ứng

g) Tra cứu môn học (F007):

 Mô tả:Đây là chức năng thực hiện trong quá trình sinh viên thực hiên

đăng kí môn học vào mỗi đợt đăng kí, danh sách các môn học được hiển thị trên mục tra cứu được cài đặt gồm có các thông tin: tên môn, số tín chỉ, chuyên ngành môn học, điều kiện đăng kí học.

 Quy trình thực hiện:

- Người dùng chọn chức năng tra cứu môn học.

- Các bảng chọn được hiển thị bao gồm: khoa viện (có thể chọn

tất cả), mã môn học (có thể tìm nấu đã biết mã môn học), tên môn học.

- Hệ thống hiển thị các thông tin tra cứu.

 Yêu cầu:

F007.02 Người dùng có thể hoặc không cần đăng nhập hệ thống hoặc không đăng nhập hệ thống để có thể thực hiện thao tác tra cứu thông tin môn học.

F007.03 Người dùng có thể thực hiện đăng kí môn học tra cứu

được nếu thông tin đăng kí môn học đó là phù hợp.

h) Đăng kí học phần (F008):

 Mô tả:Đây là chức năng được thực hiện bởi người dùng là sinh viên,

mục đích chính của chức năng này, giúp sinh viên tổ chức học tập của mỗi học kì.

 Quy trình thực hiện:

- Sinh viên đăng nhập vào giao diện trang thông tin sinh viên.

- Kích chọn chức năng đăng kí học phần.

- Hiện bảng chọn, nhập mã học phần đăng kí.

- Sau khi chọn xong danh sách các học phần đăng kí sẽ có một

bảng thống kê các học phần đăng kí và trạng thái đăng kí.

- Chọn gửi đăng kí và chờ kết quả trên giao diện, nếu trạng thái

gửi là thành công thì quá trình đăng kí kết thúc.

 Yêu cầu:

Mã Yêu cầu Mô tả yêu cầu

F008.01 Danh sách các môn học đăng kí phải được trình bày đầy

đủ thông tin về mã môn, số tín chỉ,….

F008.02 Chỉ chấp nhận các môn học đăng kí thành công nếu đã

thỏa mãn các yêu cầu điều kiện của môn học.

F008.03 Tốc độ xử lí nhanh và tính đến tất cả các tình huống

ngoại lệ trong quá trình đăng kí học phần.

i) Đăng kí lớp học (F009):

 Mô tả:Đây là chức năng được sinh viên thực hiện sau quá trình thực

hiện đăng kí học phần, chức năng này khá quan trọng là bởi vì nếu sinh viên không thực hiện quá trình đăng kí lớp học thì không thể tham gia quá trình học tập.

- Bước đầu tiên của quá trình là đăng nhập vào trang hệ thống quản lí sinh viên với tài khoản của sinh viên.

- Sinh viên xem danh sách các lớp học tương ứng với học phần

đã đăng kí và đăng kí lớp học phù hợp.

- Gửi yêu cầu đăng kí lớp học đến hệ thống.

- Kiểm tra kết quả trên giao diện.

 Yêu cầu:

Mã Yêu cầu Mô tả yêu cầu

F009.01 Thông tin của lớp học cần thiết phải hiển thị đầy đủ nội

dung liên quan bao gồm: giờ học, phòng học, mã lớp, tên học phần, tên giảng viên, số lượng sinh viên tối đa của lớp.

F009.02 Kết quả đăng kí cần phải được thể hiện rõ ràng trên giao

diện trang đăng kí lớp.

F009.03 Thông tin đăng kí được lưu lại vào cơ sở dữ liệu sinh

Một phần của tài liệu Xây dựng các yêu cầu phần mềm đối với một cổng thông tin trường đại học (Trang 33)