Hệ thần kinh giao cảm

Một phần của tài liệu Loài lưỡng cư ( phần 1 ) Một số loài Lưỡng cư phổ biến ở Việt Nam (Trang 28)

Rất phát triển, gồm 2 chuỗi hạch chạy dọc cột sống. Từ các hạch này phát ra các dây thần kinh tuỷ. Lưỡng cư và động vật trên cạn thần kinh thực vật phát triển. Nhánh của dây thần kinh phế vị (dây X) có vai trò quan trọng trong việc điều hòa những nhu động của dạ dày, ruột, tim và hệ mạch.

Cấu tạo não bộ của ếch Rana (theo Hickman)

1. Thần kinh khứu giác; 2. Thuỳ khứu giác; 3. Bán cầu não; 4. Mấu não trên; 5. Bó thị giác; 6. Não giữa; 7. Tiểu não; IV-IX. Dây thần kinh não; 8. Dây thần kinh tuỷ I; 9. Dây thần kinh tuỷ II; 10. Bắt chéo thần kinh thị giác; 11. Tuyến yên; 12. Dây thần kinh não số III; 13. Mấu não dướI; 14. Dây thần kinh não số VI; 15. Dây thần kinh não số IX, X; 16. Dây thần kinh tuỷ

Loài lưỡng cư ( phần 6 )

Bộ xương Lưỡng cư (Amphibia) 1. Xương sọ

- Sọ ếch không khác nhiều so với cá xương, sọ khớp động với cột sống, sọ não ở dạng sụn, sọ tạng khá phát triển. Hàm trên sơ cấp là sụn khẩu cái vuông, gắn với hộp sọ. Sụn móng hàm không làm nhiệm vụ treo hàm mà tiêu giảm, chuyển vào bên trong hình thành nên xương bàn đạp. Như vây sọ lưỡng cư thuộc kiểu autostin.

- Sọ ếch Rana có cấu tạo như sau:

+ Sọ não bao gồm những xương gốc sụn sau: Vùng chẩm có xương bên chẩm, có 2 lồi cầu chẩm khớp sọ với đốt sống cổ. Vùng tai có một đôi xương trước tai và xương vảy. Vùng mặt có một xương bướm sàng. Vùng mũi còn là sụn, có đôi xương trán đỉnh và xương mũi ở nóc sọ. Vùng đáy có một xương bên bướm lớn hình chữ thập nằm ở đáy sọ, phía trước có xương lá mía, có răng lá mía.

+ Sọ tạng: Nằm ở đáy sọ có 2 xương khẩu cái hình que và 2 xương cánh. Sụn khẩu cái vuông là chất sụn, gắn với hộp sọ bằng đầu trước và đầu sau. Đây là kiểu treo hàm autostin. Hàm trên có xương trước hàm và xương hàm trên, sau đó là xương vuông gò má có đầu trước nối với xương hàm trên, đầu sau nối với sụn khẩu cái vuông, làm thành cung thái dương dưới cạnh miệng. Hàm dưới chủ yếu gồm sụn Mecken, bên ngoài có xương răng nằm phía trước và xương góc nằm phía sau. Hàm dưới khớp với hàm trên bởi xương vuông.

Cung móng: Phần trên là sụn móng hàm, hình thành xương tai nhỏ (xương bàn đạp), đầu ngoài tiếp xúc với màng nhĩ, đầu trong tiếp với tai trong làm nhiệm vụ dẫn truyền âm thanh. Phía dưới cung móng và cung mang đầu tiên hình thành xương móng, có thân là sụn và 2 đôi sừng. Đôi sừng trước là sụn, đôi sừng sau là hai xương dài, tương ứng với phần dưới cung mang thứ IV. Đáng chú ý là sọ ếch có xương vuông chuyển sang bên nên có sọ rộng và dẹt, liên quan đến cơ chế hô hấp bằng nuốt không khí (hình 18.2).

2. Cột sống

- Phần cổ chỉ có 1 đốt sống với 2 diện khớp với 2 lồi cầu chẩm của sọ, nên sọ chỉ chuyển động theo chiều lên xuống.

- Phần thân gồm nhiều đốt sống: Ở lưỡng cư không đuôi, số lượng đốt sống thân ít nhất là 7 - 8 đốt, ở lưỡng cư có đuôi khoảng 13 - 62 đốt, Ở lưỡng cư không chân số lượng đốt sống đốt sống có thể đến 200 - 300 đốt.

Đốt sống lõm hai mặt (amphixen). Sườn chính thức chỉ có ở lưỡng cư không chân (2 đôi ở phần cổ), còn các nhóm khác thì tiêu giảm. Xương mỏ ác lần đầu tiên xuất hiện ở lưỡng cư, tuy vậy chỉ có ở nhóm lưỡng cư không đuôi.

- Phần chậu chỉ có một đốt sống, có 2 mấu khớp chặt với xương chậu tạo thành điểm tựa vững chắc cho đai hông, đồng thời có khớp với 1 hay 2 lồi cầu của trâm đuôi (đây là đặc điểm chẩn loại quan trọng). Phần đuôi phát triển ở lưỡng cư có đuôi, còn các nhóm khác số đốt sống thay đổi.

3. Xương chi

Bao gồm các phần sau:

- Đai vai: gồm có 3 xương là xương bả, xương quả và xương trước quạ. Chỗ tiếp xúc với 3 xương là ổ khớp xương chi trước. Trên xương trước quạ có xương đòn, phía trước xương ức là xương trước ức nằm giữa xương quạ và trước quạ. Do thiếu xương sườn nên xương ức của lưỡng cư không gắn với cột sống. Như vậy đai vai và xương ức nằm tự do trong khối cơ ngực.

Bộ xương của ếch Rana (theo Hickman)

1. x. mũi; 2. x. trán - đỉnh; 3. x. cánh; 4. x. trên bả; 5. Đốt sống chậu; 6. x. ống chân; 7. x. xựa; 8. x. gót; 9. x. trâm đuôi; 10. x. cánh chậu; 11. x. ngồi; 12. x. chày mác; 13. x. đùi; 14. x. cán ức; 15. x. giữa ức; 16. Sụn trên quạ; 17. Sụn quạ; 18. Ngón phụ; 19. x. cánh tay; 20. x. quay trụ; 21. ngón phụ; 22. Các x. cổ tay; 23. các x.cánh tay; 24. x. hàm trên; 25. Bao thính giác; 26. x. vảy; 27. x. trước tai; 28. x. bên chẩm; 29. x. bên bướm; 30. x. lá mía; 31. x. x. trước hàm; 32. x. đòn; 33. x. bả

- Đai hông: gồm có 3 phần điển hình là phần chậu, phần ngồi và phần háng. Phần chậu có 2 xương chậu, có một đầu gắn với đốt sống chậu, một đầu gắn với xương ngồi và xương háng làm thành hố khớp đùi (là đặc điểm của động vật Có xương sống trên cạn).

- Xương chi tự do: Xương chi tự do của lưỡng cư cấu tạo theo kiểu chi 5 ngón, gồm nhiều phần, khớp động với nhau. xương chi tự do khớp động với đai vai và đai hông. Sơ đồ chung về xương chi tự do của động vật Có xương sống như sau.

Xương chi tự do của lưỡng cư có đuôi chi trước chỉ có 4 ngón, giảm số lượng xương cổ tay và cổ chân. Ở lưỡng cư không đuôi có sai khác như sau: Xương tay quay và tay trụ gắn liền với nhau. Các xương cổ tay cũng

gắn liền với nhau. Các xương đốt ngón không phát triển. Xương chày và mác của chi sau gắn với nhau. Các xương cổ chân gắn với nhau, có di tích của ngón phụ trước ngón chân 1.

Sơ đồ chung về xương chi tự do của động vật Có xương sống

Vỏ da Lớp Lưỡng cư (Amphibia)

Do thích nghi với việc chuyển từ môi trường nước lên môi trường cạn, da lưỡng cư có nhiều biến đổi, vẩy biến mất, biểu bì có tầng ngoài hóa sừng bảo vệ cho da khỏi bị khô. Tầng sừng này có thể bong ra ngoài và được thay thế bằng tầng sinh sản ở bên dưới, đó là hiện tượng lột xác. Da của nòng nọc có cấu tạo tương tự như da cá, nhưng ở trưởng thành thì cấu tạo phức tạp hơn.

1. Cấu tạo

- Biểu bì có nhiều tầng: Tầng ngoài cùng là tầng tế bào chết, hóa sừng bảo vệ khỏi khô, nhưng vẫn đảm bảo sự trao đổi nước, được thay thế. - Bì là lớp trong, về cấu tạo cơ bản không sai khác cá nhưng có nhiều mạch máu hơn làm tăng khả năng hô hấp, có nhiều sợi đàn hồi. Tầng trên cùng của bì, năm dưới biểu bì là tầng có nhiều sắc tố. Màu sắc da lưỡng cư do 3 loại sắc tố là sắc tố đen (chứa melanin hay hạt nâu), sắc tố trắng (tinh thể guanin) và tế bào sắc tố mỡ chứa các hạt mỡ màu vàng hay đỏ.

Một phần của tài liệu Loài lưỡng cư ( phần 1 ) Một số loài Lưỡng cư phổ biến ở Việt Nam (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(36 trang)