Quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty Lâm Nghiệp Yên Lập (Trang 37)

Quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng

(Nguồn: Phòng Kế hoạch – Kỹ thuật)

2.1.8.1. Trồng rừng

* Chuẩn bị hiện trường trồng rừng

- Xử lý thực bì: Thực bì được phát sát gốc (chiều cao gốc không quá 10 cm) và băm dập thành những đoạn ngắn. Dọn đường băng cản lửa xung quanh lô (tuỳ theo hiện trường mà đường băng cản lửa có chiều rộng từ 10m đến 20m).

- Đốt dọn thực bì: Chọn thời điểm đốt (không đốt lúc trời nắng to, gió lớn), đốt từ trong ra ngoài, từ trên xuống dưới lô, đốt từng mồi lửa một cháy xong mới đốt tiếp.

Sinh viên: Nguyễn Thị Lệ Thắm

- Cuốc hố: Trước khi cuốc hố phải làm sạch thực bì xung quanh tâm hố cuốc, với bán kính 0,5m. Tuỳ theo mật độ trồng để xác định cự ly hố và hàng (Mật độ 1333cây/ha: cây x cây = 2,5 m; hàng x hàng = 3 m; Mật độ 1600cây/ha: cây x cây = 2,5 m; hàng x hàng = 2,5 m). Kích thước hố: 40 cm x 40 cm x 40cm, hố cuốc theo đường đồng mức và cuốc từ trên xuống. Lớp đất mặt được để lên sườn dốc phía trên miệng hố để lấp hố, lớp đất còn lại được đưa hết lên trên mặt đảm bào đủ kích thước hố.

- Lấp hố, bón phân: Đưa lớp đất mặt xuống đầy 1/3 hố, cho phân bón theo định lượng quy định xuống đảo đều, xới cỏ xung quanh hố đường kính 80 cm và lấy đất mặt lấp đầy hố vun thành hình mâm xôi (yêu cầu đất lấp hố phải tơi nhỏ, không lẫn đá, rễ cỏ).

* Trồng rừng:

Thời vụ trồng vụ xuân (từ 1/3 đến 30/4) là tốt nhất. Cây con đã được tuyển chọn, huấn luyện và được vận chuyển đến lô trồng rừng. Chọn thời tiết thích hợp để trồng (không trồng vào ngày nắng, đất khô), đất trong hố đủ ẩm.

Dùng cuốc hoặc bay trồng rừng moi giữa tâm hố đủ rộng và sâu hơn chiều cao bầu từ 3 – 5cm, bầu cây được rạch bằng dao lam hoặc lẹm nứa, đặt cây ngay ngắn vào hố, chèn đất xung quanh đủ chặt và vun xung quanh gốc theo hình mâm xôi cao hơn mặt bầu cây 1 cm, đất vun vào hố phải cao hơn mặt đất tự nhiên để tránh đọng nước. Khi trồng xong phải thu gom toàn bộ rác thải như túi bầu, túi đựng bầu,...

2.1.8.2. Chăm sóc, bảo vệ rừng

* Chăm sóc, bảo vệ rừng xây dựng cơ bản (3 năm đầu). a. Rừng trồng năm 1: Chăm sóc 03 lần

- Lần 1: Thời gian chăm sóc trong khoảng từ tháng 5 đến tháng 6, sau khi cây trồng từ 1 đến 1,5 tháng. Nội dung công việc: phát thực bì cạnh tranh, cắt dây leo trên toàn diện tích, chiều cao gốc phát < 10cm. Rẫy cỏ và xới vun đất màu xung quanh gốc cây trồng với đường kính từ 0,8 - 1,0m. Trồng dặm lại những cây bị chết.

- Lần 2: Thời gian chăm sóc trong khoảng từ tháng 7 đến tháng 8. Nội dung công việc: phát thực bì cạnh tranh, cắt dây leo trên toàn diện tích, chiều cao gốc phát < 10cm. Rẫy cỏ và xới vun đất màu xung quanh gốc cây trồng với đường kính từ 0,8 - 1,0m.

- Lần 3: Thời gian chăm sóc trong khoảng từ tháng 9 đến tháng 10. Nội dung công việc: phát thực bì cạnh tranh, cắt dây leo trên toàn diện tích, chiều cao gốc phát < 10cm.

Làm tốt công tác bảo vệ rừng, phòng trừ sâu bệnh, phòng chống cháy rừng, tuyệt đối không để người và gia súc phá hại cây trồng.

b. Rừng trồng năm 2: Chăm sóc 2 lần

- Lần 1: Thời gian chăm sóc trong khoảng từ tháng 3 đến tháng 4. Nội dung công việc: phát thực bì cạnh tranh, cắt dây leo trên toàn diện tích, chiều cao gốc phát < 10cm. Rẫy cỏ và xới vun đất màu xung quanh gốc cây trồng với đường kính từ 0,8 - 1,0m.

- Lần 2: Thời gian chăm sóc trong khoảng từ tháng 9 đến tháng 10. Nội dung công việc: phát thực bì cạnh tranh, cắt dây leo trên toàn diện tích, chiều cao gốc phát < 10cm.

Làm tốt công tác bảo vệ rừng, phòng trừ sâu bệnh, phòng cháy rừng, tuyệt đối không để người và gia súc phá hại cây trồng.

c. Rừng trồng năm 3: Chăm sóc 1 lần

Thời gian chăm sóc trong khoảng từ tháng 7 đến tháng 8. Nội dung công việc: phát thực bì cạnh tranh, cắt dây leo trên toàn diện tích, chiều cao gốc phát < 10cm. Tỉa cành gốc, cành ngang thân cây với độ cao <1,5m tính từ mặt đất.

Làm tốt công tác bảo vệ rừng, phòng trừ sâu bệnh, phòng cháy rừng, tuyệt đối không để người và gia súc phá hại cây trồng.

* Bảo vệ rừng khép tán ( từ năm thứ 4 đến khi khai thác).

- Thường xuyên tuần tra, phát hiện kịp thời những tác động xấu làm ảnh hưởng tới rừng trồng, như: chặt trộm, chặt phá, trâu bò, gia súc phá hại,...

Sinh viên: Nguyễn Thị Lệ Thắm

- Khi phát hiện có hành vi chặt trộm, chặt phá rừng trồng phải ngăn trặn và báo cáo kịp thời với đơn vị quản lý trực tiếp (đội trưởng hoặc Giám đốc công ty). Ngăn chặn không cho người dân vào lấy củi hoặc chặt cây khô làm ảnh hưởng đến rừng.

- Quan hệ tốt với cộng đồng dân cư trong khu vực rừng trồng của Công ty. - Làm tốt công tác phòng cháy, chữa cháy.

2.1.9. Khái quát hoạt động sản xuất – kinh doanh của Công ty Lâm Nghiệp Yên Lập

2.1.9.1. Đối tượng lao động - Trang thiết bị

Khai thác vận chuyển Công ty thuê ngoài toàn bộ

Bảng 02: Danh mục thiết bị khai thác, vận chuyển, chế biến

STT Thiết bị Số lượng (chiếc) Giá trị ( triệu Chủ sở hữu Công ty % Thuê % 1 Cưa xăng 20 200 - 100 2 Xe tải 15 tấn 05 3.500 - 100 3 Xe tải 5 tấn 05 350 - 100

(Nguồn: Phòng Tài - chính Kế toán).

Dụng cụ chữa cháy: Cưa xăng, máy bơm nước, bình hóa chất, dao phát, cuốc, xẻng, câu liêm, thùng đựng nước,...

Bảng 03: Danh mục một số dụng cụ được sử dụng STT Dụng cụ Trang bị hàng năm Tổng dụng cụ hàng năm Đơn giá (đồng/chiếc) Thành tiền (đồng) 1 Xô sắt 21 21 30.000 630.000 2 Dao phát 40 40 60.000 2.400.000 3 Cuốc 21 21 50.000 1.050.000 4 Biển cấm lửa 35 35 40.000 1.400.000 (Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán).

- Nguyên vật liệu

Các loại giống cây trồng như sau: Keo, Bạch đàn, Bồ đề, Mỡ,... do Tổng Công ty cung ứng.

- Năng lượng

Sử dụng các loại phân bón: phân bón hóa học, phân bón hữu cơ.

Các loại thuốc phòng trừ sâu bệnh hại: Anvil (diệt nấm), Penalty 40 WP (diệt côn trùng, sâu bệnh hại), Mopride 20WP (diệt côn trùng, sâu bệnh hại), Anvado 100WP (diệt côn trùng, sâu bệnh hại),... .

2.1.9.2. Vốn

Nguồn vốn để hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu từ doanh thu bán hàng (gỗ nguyên liệu), kết hợp vay vốn Ngân hàng Phát triển, Ngân hàng Thương mại.

Nguồn vốn của Công ty được thể hiện như sau:

Sinh viên: Nguyễn Thị Lệ Thắm

Bảng 04: Khái quát nguồn vốn của Công ty qua các năm ĐVT: Tỷ đồng STT Chỉ tiêu Năm 2008 2009 2010 2011 2012 1 Nợ ngắn hạn 11,236 11,213 12,002 11,635 11,634 2 Nợ dài hạn 16,982 16,579 16,389 17,432 17,510 3 Vốn chủ sở hữu 2,511 2,532 2,617 2,511 2,451 4 Tổng nguồn vốn 30,729 30,324 31,008 31,578 31,596

(Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán).

2.1.9.3. Khái quát về kết quả kinh doanh của Công ty

Bảng 05: Bảng kết quả sản xuất kinh doanh 5 năm (2008 – 2012)

Hạng mục Đơn vị Năm 2008 2007 2008 2009 2012 1.Trồng rừng ha 198,0 198,5 171,1 200,0 200,0 2. Diện tích khai thác ha 185,2 156,2 153,2 227,2 141,3 SL gỗ KT m3 9.531,8 9.727,4 10.042,4 13.773,4 7.275,8 NS rừng m3/ha 51,5 62,3 67,8 60,6 57,4 3. Tổng chi phí SXKD Tr.đ 4.480,8 5.814,1 9.016,7 8.561,8 4.322,5 4. Doanh thu Tr.đ 4.538,5 5.896,0 9.083,3 8.829,9 4.397,5 5. Lợi nhuận Tr.đ 57,7 81,9 66,6 268,1 75,0 6.Thuế TNDN Tr.đ 14,425 20,475 16,65 67,025 18,75 7. Lợi nhuận sau thuế TNDN Tr.đ 43,275 61,425 49,95 201,075 56,25 8. Nộp NS Tr.đ 25,2 60,3 128,0 71,3 71,3

9. BHXH Tr.đ 178,4 252,2 304,9 349,2 480,0 10. Thu nhập

BQ/LĐ Tr.đ 1,20 1,70 2,60 2,90 3,0 (Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán).

Nhận xét, đánh giá:

- Về trồng rừng: Trong 05 năm công ty đã trồng được 967,6 ha rừng, bình quân mỗi năm trồng 193,5 ha, chăm sóc và bảo vệ rừng khép tán đảm bảo tiến độ và khối lượng rừng hiện có, chất lượng rừng được nâng lên so với các năm trước, giảm dần tỷ lệ mất rừng và không thành rừng.

- Khai thác, tiêu thụ gỗ nguyên liệu cho Nhà máy giấy Bãi Bằng 50.350,8 m3, năng suất rừng trồng bình quân đạt 58,3 m3/ha (tính theo gỗ thương phẩm) trữ lượng rừng bình quân 77,7 m3/ha/chu kỳ. Nguyên nhân có sự thay đổi về sản lượng rừng, năng suất thấp do những năm trước đây (2002, 2003) công ty lựa chọn loài cây trồng chưa đúng, có rừng trồng bồ đề và bạch đàn hạt. Tuy nhiên sau khi công ty điều chỉnh về mật độ (từ 1.111 lên 1.333 cây/ha) và xác định chi tiết về hiện trường trồng rừng, đưa những loài cây có năng suất cao như Keo nhập nội, keo lai thì tiềm năng về năng suất rừng trồng của công ty có thể đạt bình quân từ 80m3/ha trở lên.

- Hiệu quả về kinh tế: Tổng doanh thu 5 năm 32.745,2 triệu đồng, đảm bảo nộp đủ ngân sách cho nhà nước. Lợi nhuận hàng năm đều đạt và vượt mức kế hoạch đề ra. So sánh mức thu nhập trong 5 năm cho thấy, Công ty luôn ổn định phát triển đời sống thu nhập của người lao động ngày một nâng cao.

- Về xã hội: Tạo công ăn việc làm ổn định cho cán bộ, CNVC trong Công ty, ngoài ra còn giải quyết việc làm thường xuyên cho trên 180 lao động tại địa phương, số lao động địa phương tham gia vào tất cả các công đoạn trong quá trình quản lý rừng từ trồng, chăm sóc, quản lý bảo vệ đến khai thác rừng, thu nhập của người dân địa phương từ làm rừng góp phần rất lớn vào công cuộc xoá đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân địa phương, hạn chế tình trạng phá rừng làm nương rẫy. Thực hiện tốt nghĩa vụ đối với nhà nước, giải quyết đầy đủ, kịp thời các

Sinh viên: Nguyễn Thị Lệ Thắm

chế độ BHXH, BHYT cho CNVC theo đúng pháp luật. Ngoài ra Công ty còn ủng hộ các quỹ của địa phương, đóng góp xây dựng sửa chữa đường dân sinh, làm nhà văn hoá cho khu dân cư,…

- Về môi trường: Nâng độ che phủ của rừng trong khu vực, giảm thiểu tình trạng xói mòn đất, lũ ống, lũ quét, bồi lắng dòng chảy. Nâng cao độ phì của đất, cải thiện rất lớn chất lượng môi trường sinh thái trong khu vực.

2.2. Thực trạng công tác đào tạo và phát triển nhân lực tại Công ty Lâm Nghiệp Yên Lập

2.2.1. Đặc điểm nguồn nhân lực của Công ty 2.2.1.1. Cơ cấu lao động theo phòng ban

Bảng 06: Bảng cơ cấu lao động theo phòng ban

ĐVT: Người Tên đơn vị Năm

2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 1. Ban Giám đốc 02 02 02 02 02 2.Phòng TCHC 03 03 03 03 03 3.Phòng TCKT 03 03 03 03 03 4.Phòng KHKT 06 06 06 06 06 5.Đội 1 03 03 03 04 04 6.Đội 2 12 12 12 12 12 7.Đội 3 15 15 15 16 15 8.Đội 4 10 10 10 11 10 9.Đội 5 07 07 07 07 09 10.Xưởng CBLS 10 10 10 10 10 Tổng 71 71 71 74 74 (Nguồn: Phòng Tổ chức - Hành chính).

Biểu đồ 01

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty Lâm Nghiệp Yên Lập (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w