4.3.1. Khái niệm
Thạch cao xây dựng là một chất kết dính đông kết được trong không khí, chế tạo bằng
cách nung thạch cao hai phân tử nước (CaSO4.2H2O) ở nhiệt độ 140-1700C đến khi biến
thành thạch cao nửa phân tử nước (CaSO4.0,5H2O).
Nếu nung ở nhiệt độ cao 600 –700 oC
thì thạch cao 2 nước biến thành thạch cao cứng
CaSO4, loại này có tốc độ cứng rắn chậm hơn so với thạch cao xây dựng.
4.3.2. Quá trình rắn chắc
Khi nhào trộn thạch cao với nước sẽ sinh ra mọt loại vữa dẻo có tính lưu động tốt rồi dần dần sau một quá trình biến đổi lý hoá, tính dẻo mất dần, quá trình đó gọi là quá trình động kết. Sau đó thạch cao trở thành cứng rắn, cường độ chịu lực tăng dần đây là quá trình rắn chắc, Cả hai quá trình trên được gọi là quá trình rắn chắc của thạch cao.
CaSO4.0,5H2O +1,5 H2O = CaSO4.2H2O
Quá trình rắn chắc của thạch cao chia làm 3 thời kỳ:
+ Thời kỳ hoà tan
+ Thời kỳ hoá keo
+ Thời kỳ kết tinh
Hai thời kỳ đầu gọi là thời kỳ đông kết, thời kỳ thứ 3 gọi là thời kỳ rắn chắc và thạch cao có khả năng chị lực.
Ba thời kỳ của quá trình rắn chắc không phân chia tách biệt và xảy ra sen kẽ với nhau
4.3.3. Các tính chất cơ bản
a) Độ mịn: Thạch cao nung xong được nghiền mịn thành bột, thạch cao càng mịn thì quá trình thuỷ hoá càng nhanh, cứng rắn càng sớm và cường độ càng cao.
Độ mịn của thạch cao phải đạt chỉ tiêu lượng sót trên sàng 918 lỗ/cm2 :
+ Đối với thạch cao loại I không lớn hơn 25%
+ Đối với thạch cao loại II không lớn hơn 35%
b) Khối lƣợng riêng và khối lƣợng thể tích:
a =2600 - 2700 kg/m3
o =800 - 1000 kg/m3
c) Lƣợng nƣớc tiêu chuẩn
Khi nhào trộn thạch cao với nước để tạo vữa, nếu trộn ít nước quá thì vữa sẽ khô, khó thi công, nếu lượng nước nhào trộn quá nhiều thì vữa sẽ nháo dễ thi công nhưng thừa nhiều khi bay hơi để lại nhiều lỗ rỗng làm cho cường độ chịu lực của vữa giảm. Do vậy phải trộn lượng thích hợp.
Lượng nước nhào trộn phải đảm bảo cho vữa thạch cao đạt được hai yêu cầu:
+ Dễ thi công
+ Đạt được cường độ chịu lực cao
Lượng nước nhào trộn đó được gọi là lượng nước tiêu chuẩn (được tính bằng tỷ lệ phần trăm so với khối lượng của thạch cao).
BÀI GIẢNG VẬT LIỆU XÂY DỰNG TRƢỜNG TCCN Ý VIỆT
7 , 0 5 , 0 TC N Hay 50 70% TC N
Lượng nước tiêu chuẩn của thạch cao được xác định như sau:
+ Dùng dụng cụ xuttard gồm một ống làm bằng đồng có đường kính trong d=5,0cm,
cao 10cm và một tấm kính vuông có cạnh bằng 20cm.
+ Trên tấm kính hoặc trên miếng giấy dán dưới tấm kính vẽ các vòng tròn đồng tâm
có đường kính D=14cm, vẽ cách nhau 1cm, các vòng tròn to hơn vẽ cách nhau 2cm.
+ Cân 300g thạch cao trộn với 50-70% nước
+ Cho thạch cao vào nước và trộn nhanh (trong voàng 30 giây) từ dưới lên trên cho
đến khi hỗn hợp đồng đều rồi để yên trong vòng 1phút.
+ Trộn mạnh 2 cái rồi đổ nhanh hồ thạch cao vào ống trụđặt trên tấm kính nằm
ngang, dùng dao gạt bằng mặt thạch cao ngang mép hình trụ. 9tất cả các động tác trên làm trong vòng 30giây).
+ Rút ống trụ lên theo phương thẳng đứng, khi đó hồ thạch cao chảy xuống tấm kính
thành hình nón cụt.
+ Đo đường kính đáy nón cụt, nếu d=12 cm thì hồ đã đạt độ đặc tiêu chuẩn, lượng nước đã nhào trộn gọi là lượng nước tiêu chuẩn.
+ Nếu đường kính đáy nón cụt 12cm thì phải trộn hồ thạch cao khác với lượng
nước ít hơn hoặc nhiều hơn và tiếp tục thí nghiệm như trên để tìm được lượng nước tiêu chuẩn.
d) Thời gian đông kết:
+ Thời gian bắt đầu đông kết: Là khoảng thời gian từ khi bắt đầu trộn thạch cao với
nước đến khi mất tính dẻo. Ứng với lúc kim Vika cắm sâu cách tấm kính 0,5 mm.
+ Thời gian kết thúc đông kết:là khoảng thời gian từ khi bắt đầu nhào trộn thạch cao với nước đến khi hồ có cường độ nhất định. Ứng với lúc kim Vika lần đầu tiên cắm sâu vào
hồ 0,5 mm.
e) Cƣờng độ chịu lực: Để đánh giá cường độ chịu lực (lực nén) của thạch cao người ta đúc 3 mẫu hình lập phương cạnh 7,07 cm, và đem nén sau 1,5 giờ bảo dưỡng. Cách tiến hành như sau:
+ Trộn thạch cao với một lượng nước tương ứng với dộ đặc tiêu chuẩn của hồ thạch cao cho tới khi đồng nhất sau đó đổ ngay vào các khuôn.
+ Sau khi đổ đầy khuôn miết phẳng mặt, sau 1 giờ tính từ lúc bắt đầu trộn thạch cao với
nước thì tháo mẫu ra khỏi khuôn , sau 1,5 giờ đem thí nghiệm nén các mẫu.
+ Giới hạn cường độ chịu nén của thạch cao bằng trị số trung bình cộng của các kết quả thí nghiệm 3 mẫu.
4.3.4. Công dụng và bảo quản
a) Công dụng: Thạch cao là chất kết dính chỉ rắn và giữ được độ bền trong không khí, nhưng có độ bóng, mịn, đẹp do đó được dùng để chế tạo vữa trát ở nơi khô ráo, làm mô hình hay vữa trang trí.
b) Bảo quản: Thạch cao ở dạng bột mịn, nếu dự trữ lâu và bảo quản không tốt thì thạch cao sẽ hút ẩm làm giảm cường độ chịu lực. Do đó để chống ẩm cho thạch cao ta phải bảo quản bằng cách chứa bột thạch cao trong các bao kín có lớp cách nước và để trong khô nơi khô ráo.
BÀI GIẢNG VẬT LIỆU XÂY DỰNG TRƢỜNG TCCN Ý VIỆT