Thành lập Quỹ tiết kiệm nhà ở

Một phần của tài liệu TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH PHÁT TRIỂN NHÀ Ở CHO NGƯỜI THU NHẬP THẤP Ở VIỆT NAM (Trang 25)

Để quỹ tiết kiệm nhà ở tại Việt Nam có tính khả thi cao thì cần cải thiện được tính minh bạch trong mọi hoạt động và có được niềm tin từ cộng đồng. Khi nguồn vốn này được khai thông, nó sẽ ít nhiều đóng góp cho sự phát triển của thị trường bất động sản, nhưng quan trọng hơn hết là lợi ích thiết thực mà Quỹ sẽ mang lại cho những người có nhu cầu mua nhà. Do đó, Quỹ tiết kiệm nhà ở nên được thiết lập theo quy mô địa phương thay vì quy mô quốc gia để dễ quản lý đồng thời sẽ hỗ trợ trực tiếp và nhanh chóng cho những đối tượng có nhu cầu. Ngoài ra, Quỹ nên được kết hợp phát triển đồng bộ với những chương trình phát triển nhà ở xã hội của địa phương để giúp những người có thu nhập thấp có thêm cơ hội sở hữu

nhà. Bên cạnh đóng góp của những thành viên trong Quỹ, sự hỗ trợ của Chính phủ và các tổ chức phi Chính phủ cũng rất cần thiết cho sự phát triển và thành công của Quỹ.

KẾT LUẬN

Với đề tài “Giải pháp tài chính phát triển nhà ở cho người thu nhập thấp ở Việt Nam”, luận văn đã hệ thống hóa, làm rõ các khái niệm liên quan đến nhà ở cho người TNT và các giải pháp tài chính phát triển nhà ở cho người TNT, tìm hiểu kinh nghiệm các nước, từ đó rút ra bài học cho Việt Nam. Thông qua việc phân tích thực trạng sử dụng các chính sách tài chính: các chính thuế đối với việc xây dựng, mua bán nhà TNT; các chính sách tín dụng; chính sách giá, quỹ phát triển nhà ở, luận văn đã đưa ra một số kiến nghị nhằm phát huy các giải pháp tài chính để phát triển nhà ở cho người TNT. Tuy nhiên, xây dựng và phát triển nhà ở cho người TNT ở nước ta mới được tập trung thực hiện trong vài năm gần đây (từ năm 2009 đến nay), mặt khác đây lại là vấn đề phức tạp, vừa mang tính chất kinh tế, vừa mang tính chất xã hội, nhân đạo nên còn gặp rất nhiều khó khăn cần tiếp tục tháo gỡ. Mặc dù tác giả đã có nhiều cố gắng, nhưng do hạn chế về thời gian, không gian, dung lượng của một luận văn thạc sỹ và trình độ của tác giả nên còn nhiều vấn đề liên quan đòi hỏi phải tiếp tục được nghiên cứu sâu hơn trong các công trình sau. Kính mong sự góp ý của Quý Thầy Cô để người thực hiện có thể học hỏi nhiều hơn trong nghiên cứu, lý luận.

Một phần của tài liệu TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH PHÁT TRIỂN NHÀ Ở CHO NGƯỜI THU NHẬP THẤP Ở VIỆT NAM (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(27 trang)
w