Phân loại và gọi tên đá theo thành phần hóa học

Một phần của tài liệu Thạch luận các đá monzogabro đới lô gâm (Trang 33)

Thành phần hoá học là cơ sở phân loại cơ bản của các đá magma nói chung và được tiến hành trực tiếp theo hàm lượng các oxyt tạo đá hay các nhóm của chúng dưới dạng phần trăm trọng lượng, hoặc gián tiếp sau khi đã biến đổi các số liệu đó: tính các thông số, các hệ số, các số liệu đặc trưng…

Để xây dựng các biểu đồ cần có những kết quả phân tích chi tiết về hoá học của các đá và khoáng vật tạo nên chúng. Với quan điểm chung khi nghiên cứu đá thì sự phụ thuộc giữa thành phần hoá học và khoáng vật của chúng có ý nghĩa nhất định trong khi tiến hành phân loại. Ở đây mối tương quan giữa SiO2 và tổng lượng kiềm (Na2O+K2O) trong đá có ý nghĩa cơ bản, chính vì thế mà đại đa số các nhà thạch học tiền bối trước đây đều dựa vào mối tương quan này để phân loaị đá như: K.G. Cox, A.A. Maracusev, E.D. Andreiev, O.A Bagatikov... Mối quan hệ này liên quan với đặc

30

điểm thành phần khoáng vật và sự cộng sinh của chúng, song cũng cần chú ý về tổng lượng kiềm trong đá còn liên quan với nhiều đặc trưng thạch hoá khác như nhôm, titan… đặc biệt là các đá có lượng SiO2 tương tự nhau.

Dựa vào tương quan SiO2 - (Na2O+K2O), K.G. Cox và n.n.k (1979) đã xây dựng biểu đồ phân loại và gọi tên các đá magma từ siêu mafic-mafic đến trung tính- axít cho cả xâm nhập lẫn phun trào, ở đây chỉ quan tâm đến đá xâm nhập

Trong luận văn này tác giả chủ yếu sử dụng biểu đồ phân loại theo thành hần hoá học của của Cox và nnk (1979), được Wilson bổ sung (1989) dành cho các đá xâm nhập.

Hình 3. Biểu đồ (Na2O+K2O) - SiO2 của Cox và nnk(1979),

Ngoài các thông số cơ bản này, trong quá trình nghiên cứu các đá magma, cá biệt là magma mafic – siêu mafic người ta còn chú ý đến các thông số hóa học khác như hàm lượng titan (TiO2), magne (MgO), sắt (Fe2O3=tổng sắt tính theo Fe2O3), nhôm (Al2O3) để góp thêm các tiêu chí phân loại đá.

31

Một phần của tài liệu Thạch luận các đá monzogabro đới lô gâm (Trang 33)