Một số kiến nghị với cơ quan quản lý để thực hiện tốt nhất những giải pháp trên

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần mỹ phẩm đẹp chi nhánh hà nội (Trang 46)

- Về khả năng thanh toán

a) Giải pháp quản trị khoản phải thu

3.2.3 Một số kiến nghị với cơ quan quản lý để thực hiện tốt nhất những giải pháp trên

giải pháp trên

Qua nghiên cứu phân tích tài chính, chúng ta đã thấy được ý nghĩa, tầm quan trọng của nó đối với Công ty. Trong bối cảnh nền kinh tế hiện đại, mức độ cạnh tranh giữa các công ty ngày càng khốc liệt, các công ty không ngừng tìm kiếm các biện pháp hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính. Và các giải pháp đưa ra ở trên là thiết thực đối với Công ty . Tuy nhiên, để các giải pháp được thực hiện tốt, có động lực thúc đẩy đối với công ty thì từ phía Nhà nước cần cú sự hỗ trợ tích cực thông qua việc ban hành các quy định, các chính sách cụ thể về phân tích tài chính, quản lý tài chính, môi trường kinh doanh thuận lợi... cho các công ty. Xuất phát từ suy nghĩ đó em xin đề xuất một số kiến nghị đối với các cơ quan quản lý nhà nước:

Thứ nhất: Để tạo cơ sở cho việc cung cấp thông tin kinh tế tài chính đầy đủ, chính xác, Nhà nước cần hoàn thiện hệ thống kế toán, kiểm toán

Trong hơn 15 năm đổi mới, nền kinh tế nước ta đã trải qua nhiều biến chuyển lớn, hệ thống kế toán Việt Nam đã không ngừng đổi mới, hoàn thiện, ngày càng phù hợp hơn với thông lệ quốc tế.

Ngày 20/5/1988 Hội đồng nhà nước đã công bố Pháp lệnh kế toán- thống kê. Sự ra đời của pháp lệnh này góp phần tạo ra sự quản lý thống nhất chế độ kế toán ở hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay thì còn nhiều bất cập, chưa tương xứng với vị trí của nó trong quản lý kinh tế. Điều này đòi hỏi hệ thống kế toán, kiểm toán Việt Nam không ngừng hoàn thiện

và phát triển, đổi mới sâu sắc và toàn diện trên nhiều nội dung. Chiến lược phát triển kinh tế xã hội và chiến lược Tài chính- Kế toán 2000-2010 cũng đã chỉ rõ “ Cải thiện môi trường pháp lý về lĩnh vực tài chính”, “ Kiện toàn hệ thống kế toán thống kê nhằm đảm bảo tính trung thực trong công tác kế toán, thống kê”, “ Hệ thống kế toán, kiểm toán, thống kê là điều kiện tiên quyết để thực hiện giám sát tài chính”. Hiện nay Luật kế toán đã được ban hành.

Nền kinh tế nước ta đang từng bước phát triển ổn định, do đó Nhà nước cần ban hành các chính sách hạch toán kế toán ổn định tránh tình trạng thay đổi liên tục gây khó khăn cho các công ty. Bộ tài chính yêu cầu các Công ty phải lập đầy đủ các BCTC với các mẫu bảng biểu thống nhất.

Các cơ quan kiểm toán Nhà nước cần thực hiện tốt nhiệm vụ của mình để đảm bảo tính khách quan của công tác kiểm toán, tăng cường sự kiểm tra giám sát của Nhà nước đối với các công ty một cách kịp thời và đầy đủ để phát hiện những bất hợp lý của các nghiệp vụ kinh tế, chứng từ kế toán, nhằm kiểm chứng tính chính xác, trung thực các số liệu tài chính của công ty góp phần mang lại một kết quả phân tích tài chính được sát thực hơn.

Thứ hai: Để lành mạnh hóa tài chính công ty, cần quy định bắt buộc Công ty phải nộp báo cáo phân tích tài chính hàng năm.

Thậm chí Nhà nước cần có những quy định cụ thể về thời gian nộp báo cáo, quy định về việc công bố thông tin phân tích tài chính trên phương tiện thông tin đại chúng, và quy định về trình độ của người tiến hành phân tích. Tất cả những điều này sẽ thúc đẩy công ty hoạt động sản xuất hiệu quả hơn, làm lành mạnh hoá tài chính công ty. Bộ Tài chính có thể hỗ trợ thêm bằng cách mở các lớp bồi dưỡng kiến thức về phân tích tài chính cho các công ty nhằm nâng cao trình độ của các cán bộ phân tích.

Bộ tài chính cần có quy định yêu cầu các công ty bắt buộc phải lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ nhằm cung cấp các thông tin về luồng tiền vào, ra trong kỳ,

phản ánh trạng thái động của công ty để bổ sung cho các tài liệu khác như bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh khi đánh giá về hoạt động của công ty. Vì thực tế hiện nay rất nhiều các công ty Việt Nam chưa lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ.

Bộ tài chính cần tiến tới yêu cầu các công ty phải thực hiện phân tích tài chính một cách nghiêm túc để tự đánh giá hoạt động tài chính của mình đề ra phương huớng phát triển và báo cáo lên cơ quan quản lý cấp trên, để các cơ quan này nắm vững hơn tình hình hoạt động của đơn vị mình quản lý để có các quyết định quản lý thích hợp và thúc đẩy được hoạt động phân tích tài chính phát triển.

Nhà nước nên có quy định yêu cầu các công ty phải công khai các báo cáo tài chính để làm cơ sở cho việc phân tích tài chính được dễ dàng và thuận lợi hơn. Hiện nay chỉ có trong công ty là có đủ tài liệu để phân tích tài chính còn những người ngoài công ty chưa thể tìm hiểu cụ thể về công ty mà mình quan tâm. Điều này đặc biệt có ý nghĩa khi các công ty Nhà nước chuyển thành các Công ty cổ phần.

Thứ ba: Để có chuẩn mực, thước đo đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, Nhà nước phải quy định về việc xây dựng hệ thống chỉ tiêu ngành.

Chỉ tiêu ngành sẽ cung cấp thông tin quan trọng cho các công ty, nó là cơ sở tham chiếu để các nhà phân tích có thể đưa ra các nhận xét, đánh giá, kết luận về hoạt động tài chính của công ty mình một cách chính xác. Tuy nhiên, hiện nay, chúng ta đã có chỉ tiêu trung bình ngành nhưng chưa đầy đủ và không kịp thời, chưa thể hiện được vai trò tham chiếu nên gây ra cho công ty nhiều khó khăn, lúng túng khi đối chiếu đánh giá hoạt động của công ty mình. Do đó, chính phủ cần sớm có những văn bản hướng dẫn việc xây dựng và cung cấp hệ thống chỉ tiêu trung bình các ngành. Các cơ quan có trách nhiệm cần phối hợp xây dựng để có sự thống nhất trong toàn nền kinh tế, bảo đảm tính chuẩn mực, khách quan cho những chỉ tiêu này.

Thứ 4: Để nâng cao hoạt động tài chính của công ty, Nhà nước cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống cơ chế quản lý tài chính đối với công ty.

Hệ thống cơ chế quản lý tài chính đóng vai trò quan trọng trong quản trị tài chính công ty. Đây là cơ sở pháp lý thống nhất để các đơn vị tiến hành hạch toán kinh doanh, lập các báo cáo tài chính phục vụ cho công tác phân tích tài chính và quản trị tài chính đơn vị mình.

Nghị định 59/CP ngày 3/10/1996 của Chính phủ ban hành quy chế quản lý tài chính và hạch toán kinh doanh đối với DNNN đã đánh dấu một bước ngoặt trong tư duy lý luận và chỉ đạo thực tiễn đổi mới quản lý tài chính DNNN. Tuy nhiên, sau gần 3 năm thực hiện, một số điều quy định trong Nghị định này không còn phù hợp, cần được sửa đổi nếu không sẽ trở thành vật cản trong quá trình đổi mới, phát triển kinh tế. Ngày 20/4/1999, Chính phủ đã ban hành Nghị định 27/CP nhằm sửa đổi bổ sung quy chế quản lý tài chính và hạch toán kinh doanh đối với DNNN. Về cơ bản, Nghị định 27/CP và các thông tư của Bộ tài chính đã đáp ứng được yêu cầu thực tế, phù hợp với nền kinh tế thị trường. Song bên cạnh đó đã bộc lộ một số vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu sửa đổi và bổ sung như: quy định về vấn đề sở hữu đối với DNNN, vấn đề về hạch toán doanh thu và chi phí, hay quy định về các khoản dự phòng, quy định về công khai tài chính...

Ngoài ra, để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của công ty Nhà nước cần xây dựng thị trường tài chính, thị trường vốn ổn định, phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam để mở rộng kênh dẫn vốn thông qua hệ thống ngân hàng thương mại, các quỹ, các công ty tài chính trên thị trường để các công ty có thể huy động vốn dễ dàng hơn, có thêm điều kiện để mở rộng sản xuất kinh doanh. Chính phủ cần sớm thành lập một cơ quan chuyên thu thập số liệu để đưa ra hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành mang tính cập nhật nhất để các công ty có cơ sở tham chiếu trong việc đánh giá vị thế của công ty mình

đặc biệt là thị trường chứng khoán để tạo nhiều kênh huy động vốn cho công ty. Mặt khác cần tăng cường công tác cổ phần hoá các công ty Nhà nước để tạo thêm nhiều hàng hoá cho thị trường tài chính từ đó thúc đẩy nhu cầu cần thiết phải phân tích tài chính công ty tạo động lực đưa nền kinh tế phát triển hoà nhập cùng các nước trong khu vực và trên thế giới

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần mỹ phẩm đẹp chi nhánh hà nội (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(53 trang)
w