Một số nhược điểm về công tác kế toán và công tác kế toán tiêu thụ hàng hóa

Một phần của tài liệu BÁO cáo THỰC tập tại CÔNG TY cổ PHẦN CÔNG NGHỆ TIN HỌC SAO MAI (Trang 34)

tiêu thụ của từng chủng loại hàng háo và tình hình thanh toán của từng khách hàng một cách chặt chẽ. Công tác kế toán tiêu thụ cũng chú trọng đến việc quản lý và lưu giữ chứng từ gốc bởi đó là cơ sở cho việc ghi chép sổ sách kế toán và là tài liệu quan trọng khi Ban giám đốc hoặc thanh tra cần đến.

Việc xác định kết quả tiêu thụ được tiến hành vào cuối tháng một cách chính xác và kịp thời. Các khoản chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp được tập hợp và theo dói chặt chẽ cụ thể đảm bảo cho các khoản chi là hợp lý và tiết kiệm.

3.1.2. Một số nhược điểm về công tác kế toán và công tác kế toán tiêu thụ hàng hóa của Công ty hóa của Công ty

Công ty có nhiều chủng loại hàng hóa, việc xác định giá trị thực tế của thành phẩm cần phải chính xác, nhanh gọn, kịp thời. Việc luân chuyển chứng từ liên quan đến tổng hợp thành phẩm chưa được kịp thời, các chứng từ này chỉ đến cuối tháng mới được luân chuyển lên phòng kế toán để theo dõi cả về số lượng và giá trị do đó công việc dồn nhiều vào cuối tháng gây khó khăn cho kế toán thành phẩm.

Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý, điều hành còn ít. Đặc biệt là bộ phận kế toán đang sử dụng phần mềm kế toán do tự công ty thiết kế nên chưa giảm tiện được việc ghi chép in ấn hàng ngày.

Bên cạnh những hạn chế riêng của Công ty Cổ phần công nghệ tin học Sao Mai còn có những hạn chế chung của các doanh nghiệp trong thời điểm hiện nay đó là chưa có một bộ phận kế toán quản trị và phân tích về: Tài chính, sản phẩm… nhằm đánh giá một cách khoa học.

3.2. ĐÁNH GIÁ, NHẬN XÉT VỀ HÌNH THỨC KẾ TOÁN ÁP DỤNG TẠI CÔNG TY VÀ CÁC HÌNH THỨC CÒN LẠI

3.2.1. Nhận xét hình thức kế toán áp dụng tại công ty

Hình thức ghi sổ mà Công ty cổ phần công nghệ tin học Sao Mai đang áp dụng đó là hình thức Nhật ký chung. Qua thời gian thực tập tại Công ty em nhận định rằng hình thức này là phù hợp với đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty và từ đó tạo điều kiện cho công tác kế toán tại đơn vị đạt hiệu quả cao.

Ưu điểm của hình thức Nhật ký chung này là rõ ràng, dễ hiểu, thuận tiện cho việc phân công tổ chức kế toán. Đặc biệt hình thức này rất phù hợp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hay nói cụ thể hơn là các doanh nghiệp thương mại-dịch vụ với số lượng nghiệp vụ phát sinh không nhiều. Chính vì vậy mà hình thức này sẽ làm tăng hiệu quả công tác kế toán.

Tuy nhiên, hình thức này cũng có nhiều nhược điểm như: hình thức này có khối lượng ghi chép lớn nhiều. Với lại ở hình thức này tất cả các nghiệp vụ linh tế phát sinh đều phải ghi vào sổ Nhật ký theo trình tự thời gian phát sinh và theo nội dung kinh tế của nghiệp đó, làm ảnh hưởng đến thời gian lập và gửi báo cáo kết quả kinh doanh.

3.2.2. Nhận xét về các hình thức còn lại

3.2.2.1. Hình thức Chứng từ ghi sổƯu điểm của hình thức này: Ưu điểm của hình thức này:

- Thứ nhất, hình thức này đơn giản, rõ ràng, dễ kiểm tra, dễ ghi chép, dễ đối chiếu số liệu từ đó làm tăng hiệu quả của công tác kế toán.

- Thứ hai, hình thức này con cho phép quản lý từng khoản mục liên quan đến các phần hành kế toán một cách chặt chẽ. Điều này là phù hợp với một Công ty có quy mô lớn khi mà có nhiều nghiệp vụ phát sinh nhưng lại liên quan đến nhiều phần hành kế toán khác nhau.

- Thứ ba, việc áp dụng hình thức CTGS thích hợp với việc áp dụng công tác kế toán trên máy vi tính của Công ty.

Tuy nhiên, hình thức CTGS cũng có những khuyết điểm như: việc ghi chép trùng lặp, tốn nhiều thời gian và phải sử dụng nhiều sổ sách. Việc áp dụng hình thức này đòi hỏi các kế toán phải có trình độ để có thể xử lý số liệu một cách chính xác và cần phải chuyên môn hóa trong công tác kế toán.

Ta thấy,công ty dùng hình thức này là không có sự phân loại giữa các chứng từ làm cho việc lên sổ các tài khoản gặp nhiều khó khăn, dễ gây ra thiếu sót trong việc hạch toán các nghiệp vụ.

3.2.2.2. Hình thức Nhật ký-sổ cáiƯu điểm: Ưu điểm:

Hình thức này đơn giản ghi chép, số lượng sổ ít phù hợp với doanh nghiệp quy mô, số liệu rõ ràng dễ ghi chép, số liệu kế toán tập trung vào cuối tháng cuối quý nên không cần lập bảng cân đối tài khoản để kiểm tra tính chính xác của việc phản ánh các nghiệp vụ kinh tế trong kì.

Nhược điểm:

Không thuận tiện cho đơn vị sử dụng nhiều tài khoản kế toán. Số lượng sổ tổng hợp chỉ có 1 bên nên khó khăn trong việc phân công lao động kế toán cho mục đích kiểm soát nội bộ. Không thuận tiện cho việc cơ giới hóa tính toán.

KẾT LUẬN

Trong nền kinh tế thị trường, dưới tác động của nhiều quy luật kinh tế, kinh doanh có hiệu quả hay không là một vấn đề khó khăn, và nó phụ thuộc vào trình độ quản lý và mức độ hoàn thiện khâu sản xuất-phân phối-tiêu dùng. Vì vậy, quá trình tiêu thụ sản phẩm hợp lý là vấn đề rất quan trọng.

Qua đợt thực tập này, với sự giúp đỡ tận tình của các cô chú ở phòng kế toán em đã có cơ hội tiếp cận với thực tế và vận dụng hết những gì mà em đã học ở trường vào thực tiễn,qua đó giúp em có thêm nhiều kinh nghiệm.

Tuy nhiên, do thời gian thực tập gấp rút trong khi trình độ của em còn nhiều hạn chế nên khả năng tiếp cận công việc chưa được sâu, nên có lẽ bài thực tập này còn nhiều thiếu sót. Em rất mong sự đóng góp nhiệt tình của giáo viên để bài báo cáo của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn!

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hướng dẫn lập chứng từ kế toán và ghi sổ kế toán ( Ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ – BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính). Nhà xuất bản Tài chính

2. Tài liệu của Công ty cổ phần công nghệ tin học Sao Mai 3. Tạp chí kế toán

MỤC LỤC

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU LỜI MỞ ĐẦU (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

PHẦN 1: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN

CÔNG NGHỆ TIN HỌC SAO MAI...1

1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty...1

1. 1.1. Tên, địa chỉ Công ty...1

1.1.2. Quá trình phát triển của Công ty...1

1.1.3. Quy mô hiện tại của Công ty...2

1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty...3

1.2.1. Chức năng...3

1.2.2. Nhiệm vụ...3

1.3. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty...4

1.3.1. Đặc điểm về loại hình kinh doanh và mặt hàng kinh doanh chủ yếu của Công ty...4

1.3.2. Thị trường đầu vào và đầu ra của Công ty...5

1.3.3. Vốn kinh doanh của Công ty...5

1.3.4. Đặc điểm các nguồn lực chủ yếu của Công ty...6

1.4. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh và tổ chức quản lý tại Công ty Cổ phần công nghệ tin học Sao Mai...6

1.4.1. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh tại Công ty...6

1.4.1.1. Quy trình công nghệ sản xuất kinh doanh...6

1.4.1.2. Giải thích quy trình...7

1.4.2. Đặc điểm tổ chức quản lý tại Công ty...8

1.5. Đặc điểm tổ chức kế toán của Công ty Cổ phần công nghệ tin học Sao Mai ...9

1.5.1. Mô hình tổ chức kế toán tại Công ty:...9

1.5.1.1. Sơ đồ tổ chức kế toán tại Công ty...9

1.5.1.2. Nhận xét về tổ chức bộ máy kế toán của Công ty...10

1.5.3. Tổ chức công tác kế toán của Công ty...11

1.5.3.1. Chính sách kế toán...11

1.5.3.2. Hình thức sổ kế toán áp dụng...13

PHẦN 2: THỰC HÀNH VỀ GHI SỔ KẾ TOÁN...14

2.1. Nội dung chủ yếu của công tác kế toán tiêu thụ hàng hóa và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty...14

2.1.1. Kế toán tiêu thụ hàng hóa...14

2.1.1.1. Kế toán kho hàng...14 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.1.1.2.Kế toán doanh thu bán hàng...16

2.1.2. Kế toán xác định kết quả ...16

2.2. Ghi sổ kế công tác kế toán tiêu thụ hàng hóa và xác định kết quả kinh doanh của Công ty...17

2.2.1.Quy trình nhập kho, xuất kho...17

2.2.2.Kế toán chi tiết hàng hóa...17

2.2.3. Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh...22

2.3. Vận dụng các hình thức kế toán còn lại tại Công ty...26

2.3.1. Tổ chức hạch toán theo hình thức Chứng từ ghi sổ...26

2.3.2. Tổ chức hạch toán theo hình thức Nhật ký-sổ cái...31

PHẦN 3: MỘT SỐ Ý KIẾN NHẬN XÉT VỀ HÌNH THỨC KẾ TOÁN ÁP DỤNG TẠI CÔNG TY VÀ CÁC HÌNH THỨC KẾ TOÁN CÒN LẠI...35

3.1. Một số đánh giá, nhận xét khái quát về công tác kế toán của và công tác kế toán tiêu thụ hàng hóa của Công ty Cổ phần công nghệ tin học...35

3.1.1. Một số ưu điểm về công tác kế toán và công tác kế toán tiêu thụ hàng hóa của Công ty...35

3.1.2. Một số nhược điểm về công tác kế toán và công tác kế toán tiêu thụ hàng hóa của Công ty...36

3.2. Ý kiến, nhận xét về hình thức kế toán áp dụng tại Công ty và các hình thức còn lại...37

3.2.1. Nhận xét hình thức kế toán áp dụng tại Công ty...37

3.2.2. Nhận xét các hình thức kế toán còn lại...37

3.2.2.1. Hình thức Chứng từ ghi sổ...37

KẾT LUẬN...39 TÀI LIỆU THAM KHẢO...40

Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ

BCTC Báo cáo tài chính

CTGS Chứng từ ghi sổ ĐVT Đơn vị tính KD Kinh doanh MVT Máy vi tính NH Ngân hàng NKC Nhật ký chung NK-SC Nhật ký sổ cái QĐ Quyết định SH Số hiệu SL Số lượng STT Số thứ tự

SXKD Sản xuất kinh doanh

TC-HC Tổ chức- Hành chính

TGNH Tiền gửi ngân hàng

TK Tài khoản

TKĐƯ Tài khoản đối ứng

TSNH Tài sản ngắn hạn

TSDH Tài sản dài hạn

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU

1. Danh mục sơ đồ: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sơ đồ 1: Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất Sơ đồ 2:Sơ đồ tổ chức quản lý của công ty Sơ đồ 3: Tổ chức bộ máy kế toán của công ty Sơ đồ 4: Sơ đồ hình thức kế toán Nhật ký chung Sơ đồ 5: Phương pháp thẻ song song

2. Danh mục bảng

Bảng 1. Các chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh 2012,2013 Bảng 2. Nguồn vốn kinh doanh của công ty qua 2 năm 2011,2012

Bảng 3. Tình hình lao động của công ty năm 2013

LỜI MỞ ĐẦU

Ngay từ khi xuất hiện con người đã tiến hành các hoạt động kinh tế từ đơn giản đến phức tạp. Hoạt động kinh tế luôn giữ vai trò trung tâm của mọi hoạt động xã hội và nó là cơ sở cho các hoạt động khác. Ngày nay, trong điều kiện nền kinh tế thị trường có sự quản lý vĩ mô của Nhà nước, các doanh nghiệp đang có một môi trường sản xuất kinh doanh thuận lợi: các doanh nghiệp được tự do phát triển, tự do cạnh tranh và bình đẳng trước pháp luật, thị trường trong nước được mở cửa, song cũng vấp phải không ít khó khăn từ sự tác động của quy luật cạnh tranh của cơ chế mới. Để vượt qua quá trình chọn lọc, đào thải khắt khe của thị trường, các doanh nghiệp phải giải quyết tốt các vấn đề liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình, trong đó việc đẩy mạnh sản xuất và tiêu thụ sản phẩm là vấn đề mang tính chất sống còn của doanh nghiệp.

Thực hiện sản xuất kinh doanh trong cơ chế thị trường, kế toán là một trong những công cụ quản lý đắc lực ở các doanh nghiệp. Công tác kế toán bao gồm nhiều khâu, nhiều phần hành khác nhau nhưng giữa chúng có mối quan hệ hữu cơ gắn bó tạo thành một hệ thống quản lý hiệu quả. Trong số đó, kế toán thành phẩm và tiêu

thụ thành phẩm là một mắc xích quan trọng không thể thiếu được. Quá trình tiêu thụ là khâu trung gian nối liền giữa sản xuất và tiêu dùng. Nếu không có tiêu thụ hàng hóa thì sẽ không có quá trình tiêu dùng, tức là không có sự chuyển hóa về mặt giá trị và như vậy doanh nghiệp không thể thu hồi vốn để tái sản xuất và mở rộng sản xuất kinh doanh. Vì vậy mỗi doanh nghiệp phải tự tìm ra cho mình phương thức quản lý, hướng đi phù hợp với doanh nghiệp của mình để đem lại hiệu quả cao nhất. Nhận thức được điều này, Công ty Cổ phần công nghệ tin học Sao Mai đã và đang kinh doanh để đáp ứng yêu cầu của thị trường và được thị trường chấp nhận. Xuất phát từ tầm quan trọng của công tác kế toán tiêu thụ thành phẩm đồng thời thông qua sự hướng dẫn nhiệt tình của cô giáo Tiến sĩ Trần Thị Cẩm Thanh và tập thể cán bộ phòng Tài chính- Kế toán của Công ty Cổ phần công nghệ tin học Sao Mai, em đã chọn phần hành Kế toán tiêu thụ hàng hóa và xác định kết quả kinh doanh

làm đề tài thực tập nhằm nghiên cứu tình hình thực tế công tác kế toán và rèn luyện kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ cho bản thân.

Bài báo cáo thực tập gồm 3 phần:

Phần 1: Giới thiệu khái quát chung về Công ty Cổ phần công nghệ tin học Sao Mai.

Phần 2: Thực hành về ghi sổ kế toán.

Phần 3: Một số ý kiến nhận xét về hình thức kế toán đang áp dụng tại Công ty và các hình thức kế toán còn lại.

Do trình độ, kinh nghiệm còn nhiều hạn chế, thời gian được tìm hiểu tại Công ty không dài nên dù đã rất cố gắng song chắc chắn bài báo cáo này sẽ không thể tránh khỏi những thiếu sót.Vì vậy, em rất mong nhận được sự hướng dẫn và đóng góp chân thành từ thầy cô để bài báo cáo của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn!

Quy Nhơn, ngày tháng năm

Sinh viên Trần Thị Kim Ái

Một phần của tài liệu BÁO cáo THỰC tập tại CÔNG TY cổ PHẦN CÔNG NGHỆ TIN HỌC SAO MAI (Trang 34)