Hình 12: Xác nhận việc thực hiện Hình 13: Kết quả thực hiện sau khi tính toán

Một phần của tài liệu MÔ PHỎNG THUẬT TOÁN PHÂN MẢNH DỌC (Trang 38)

thực hiện lại việc tính toán trên dữ liệu khác chúng ta có thể chọn nút Làm lại và thao tác lại các bước như trên.

Chương V> Kết luận & Hướng phát triển đề tài: 1/ Kết luận :

Vì thời gian có hạn nên trong phạm vi bài tiểu luận này người nghiên cứu chỉ nêu ra một số điểm chính như sau:

Về mặt lý thuyết người nghiên cứu đã trình bày một cách tổng quát về CSDLPT như: các khái niệm cơ bản, sự cần thiết của CSDLPT, các đặc điểm của CSDLPT, và một số mô hình kiến trúc của CSDLPT. Bên cạnh đó để hỗ trợ cho

việc cài đặt chương trình Mô phỏng thuật toán phân mảnh dọc,người nghiên cứu

cũng đã trình bày cách thiết kế một CSDLPT như thế nào. Phần này bao gồm một số nội dung như: các kiểu phân mảnh, phương pháp phân mảnh ngang, phương pháp phân mảnh dọc và phân tán tài nguyên.

Về mặt cài đặt chương trình minh họa, người nghiên cứu đã áp dụng các thuật toán tìm trận ái lực AA, ma trậm gom cụm CA và thuật toán tìm phân mảnh dọc để

xây dựng nên chương trình Mô phỏng thuật toán phân mảnh dọc. Với giao diện

thân thiện và cách sử dụng đơn giản giúp cho người dùng có được một cách nhìn bao quát và có thể thao tác trên chương trình dễ dàng hơn. Từ đó thấy được ứng dụng của việc phân mảnh CSDL và đưa vào sử dụng tại các site là điều cần thiết.

Qua bài tiểu luận trên ta thấy được tầm ảnh hưởng quan trọng của thiết kế CSDLPT trước khi đưa vào sử dụng tại các site. Thiết kế một hệ thống máy tính phân tán cần phải chọn những vị trí đặt dữ liệu và các chương trình trên một mạng máy tính, rất có thể phải kể luôn cả việc thiết kế hệ thống mạng. Đối với hệ quản trị CSDLPT, việc phân tán các ứng dụng đòi hỏi hai điều: phân tán hệ quản trị CSDL và phân tán các chương trình ứng dụng chạy trên hệ quản trị đó. Điều đầu tiên không phải là vấn đề quan trọng bởi vì chúng ta giả sử rằng mỗi vị trí có lưu dữ liệu đều có một bản sao của phần mềm hệ quản trị.

2/ Hướng phát triển đề tài:

Về mặt chương trình: Trong tương lai người nghiên cứu sẽ cố gắng dần cải thiện chương trình hơn, bổ sung thêm một số tính năng như: chọn cột làm khóa, chọn cột ban đầu cho ma trận CA…

Về mặt thực tiễn: Hiện nay đa số các doanh nghiệp hay cơ quan nhà nước còn áp dụng mô hình quản lý dữ liệu theo kiểu tập trung. Điều này rất dễ dẫn đến việc mất dữ liệu khi có các sự cố về phần cứng, phần mềm hay đường truyền,... Tuy việc

quản lý dữ liệu theo kiểu phân tán cũng có những mặt còn hạn chế hơn kiểu tập trung như: tốc độ truyền tin, tính phức tạp, chi phí cao, phân tán quyền điều khiển, bảo mật thấp,…nhưng bên cạnh đó không thể không kể đến những ưu điểm của việc quản lý dữ liệu phi tập trung và hiệu quả kinh tế của nó như: quản lý dữ liệu phân tán và nhân bản một cách vô hình, độ tin cậy qua các giao dịch phân tán, cải thiện hiệu năng và tính dễ mở rộng.

Vì những lý do đó cộng với sự phát triển không ngừng của Công nghệ thông tin như hiện nay, việc áp dụng mô hình quản lý dữ liệu theo kiểu phi tập trung là điều thật sự cần thiết.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] PGS.TS Đỗ Phúc. Bài giảng môn Cơ sở dữ liệu nâng cao – Trường Đại học

Công nghệ thông tin, Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh.

[2] TS Nguyễn Bá Tường. Nhập môn Cơ sở dữ liệu phân tán – NXB Khoa học

kỹ thuật Hà Nội.

[3] Trần Đức Quang. Các hệ Cơ sở dữ liệu phân tán – NXB Thống kê 1999.

[4] TS Phạm Thế Quế. Cơ sở dữ liệu phân tán – Học viện công nghệ Bưu chính

viễn thông Hà Nội – 2009.

[5] Hệ cơ sở dữ liệu phân tán – Khoa Công nghệ thông tin Đại học Khoa học tự

nhiên, Đại học quốc gia Hà Nội.

[6] Phạm Thị Lê Anh. Cơ sở dữ liệu phân tán – Đại học Sư phạm Hà Nội.

[7] http://vi.wikipedia.org

Một phần của tài liệu MÔ PHỎNG THUẬT TOÁN PHÂN MẢNH DỌC (Trang 38)