, Co2+ Ni2+ Cd2+ Hg2+ Thuốc thử nhóm này là dung dịch NH 3 đặc.
M(OH) n+ nH+ → Mn+ + nH2O
SVTH: Nhóm 6 – Lớp ĐHPT8A Trang 42
Đun sôi kĩ dung dịch để phân huỷ H2O2 dư. Trung hoà vừa hết lượng axit dư bằng cách thêm từng giọt dung dịch NaHCO3 vào lắc đều cho đến khi dung dịch thoáng đục của các vết hiđroxit các kim loại mới tạo thành. Thêm vào dung dịch lượng dư dung dịch NH3 để kết tủa hết hiđroxit nhóm 6 (Fe(OH)3, MnO2, Sb(OH)5, Mg(OH)2, Bi(OH)3 ). Li tâm để tách nhóm 5 dưới dạng dung dịch phức amoniacat Cu(NH3)42+ , Cd(NH3)42+ , Ni(NH3)62+, Co(NH3)62+ .
3.6.7. Nhận biết các nhóm cation nhóm 6
a. Nhận biết Mg2+
Sau khi tách các cation nhóm 6 khỏi các cation nhóm 5, nhóm 6 tồn tại d- ưới dạng hiđroxit M(OH)nvà MnO2. Trong số các hiđroxit của các kim loại thuộc nhóm 6 chỉ có một mình Mg(OH)2 có độ tan lớn nhất. Tích số tan của nó là 6.10-12 vì vậy chỉ một mình Mg(OH)2 tan được trong dung dịch NH4Cl:
Mg(OH)2 + 2NH4+ → Mg2+ + 2NH3↑ + 2 H2O
Để nhận biết Mg2+ ta tiến hành như sau: cho kết tủa nhóm 6 tác dụng với dung dịch NH4Cl, lọc lấy nước, cho tác dụng với dung dịch Na2HPO4, ion Mg2+ sẽ cho kết tủa tinh thể MgNH4PO4.
b. Nhận biết Sb(III) và Sb(V)
Sau khi hoà tan kết tủa hiđroxit các kim loại nhóm 6 và MnO2 bằng dung dịch HNO3 có mặt một ít dung dịch H2O2ta được dung dịch chứa ion Sb(III) và Sb(V). Chia dung dịch thu được thành các phần nhỏ. Để tìm Sb, người ta dùng dung dịch thuốc thử hữu cơ rodamin B. Dung dịch nước của thuốc thử này có huỳnh quang màu vàng. Khi thêm thuốc thử đó vào dung dịch chứa ion SbCl6- ta thu được một dung dịch màu tím và một phức ion liên hợp được chiết bằng benzen tạo thành dung dịch màu đỏ cánh sen trong benzen. Lúc đó ta thấy dung dịch nước có huỳnh quang màu tím còn lớp benzen ở trên có màu đỏ cánh sen rất đặc trưng.
c. Nhận biết Fe3+
Lấy một phần dung dịch nhóm 5 cho tác dụng với dung dịch KSCN hoặc NH4SCN ta được dung dịch có màu đỏ máu đậm rất đặc trưng.
SVTH: Nhóm 6 – Lớp ĐHPT8A Trang 43
Lấy một ít dung dịch nhóm 6 (vài giọt) cho tác dụng với một dung dịch gồm 2 ml dung dịch (NH4)S2O8 hoặc K2S2O8 vài giọt dung dịch AgNO3 (làm chất xúc tác) và đun nóng nhẹ, ion Mn2+ sẽ bị oxi hoá tạo thành MnO4- màu tím đỏ rất đặc trưng:
2Mn2+ + 5S2O82- + 8H2O → 2 HMnO4 + 10 SO42- + 14H+e. Nhận biết ion Bi3+ e. Nhận biết ion Bi3+
Lấy một ít dung dịch nhóm 5, có thêm 1 ml dung dịch SnCl2, nếu thu được một dung dịch có màu vàng tươi của ion BiI4- là có mặt ion Bi3+. Sự có mặt của SnCl2 là cần thiết vì trong dung dịch có mặt HNO3, khi ta thêm dung dịch KI vào, nó sẽ bị oxi hoá thành I2 màu vàng, nâu. SnCl2 sẽ khử I2 thành I- không màu, không gây ảnh hưởng đến quá trình tìm ion Bi3+.
SVTH: Nhóm 6 – Lớp ĐHPT8A Trang 44