1. Nông nghiệp:
* Giáo viên yêu cầu học sinh căn cứ vào bảng 30.1 sách giáo khoa - trang 127, hãy tính tỉ lệ (%) diện tích và sản lượng lúa của đồng bằng sông Cửu Long so với cả nước? Nêu ý nghĩa của việc sản xuất lương thực ở đồng bằng sông này? ? Dựa vào Át lát địa lí Việt Nam – trang 29 xác định các tỉnh trồng nhiều lúa ở đồng bằng sông Cửu Long.
? Dựa vào Át lát địa lí, ngoài lúa ra đồng bằng sông Cửu Long còn phát triển trồng cây gì nữa.
? Dựa vào Át lát địa lí Việt Nam – trang 29, kể tên các vật nuôi ở đồng bằng sông Cửu Long.
? Tại sao đồng bằng sông Cửu Long có thế mạnh phát triển nghề nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản.
? Dựa vào thông tin kênh chữ sách giáo khoa – trang 130, đọc ……xác định trên át lát địa lí Việt Nam – trang 12 vị trí của rừng ngập mặn thuộc tỉnh nào.
2. Công nghiệp:
* Giáo viên yêu cầu học sinh dựa vào Át lát địa lí Việt Nam – trang 29, chú ý biểu đồ GDP của đồng bằng sông Cửu Long.
? Hãy cho biết tỉ trọng công nghiệp – xây dựng trong cơ cấu GDP của đồng bằng sông Cửu Long năm 2007.
? Hãy dựa vào bảng 36.2 và kiến thức đã học cho biết vì sao ngành chế biến lương thực, thực phẩm chiếm tỉ trọng cao hơn cả.
? Hãy quan sát Át lát địa lí Việt Nam – trang 29, xác định các thành phố, thị xã có cở sở công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm.
3. Dịch vụ:
* Giáo viên yêu cầu học sinh dựa vào thông tin kênh chữ sách giáo khoa – trang 131:
? Hãy kể tên các ngành chủ yếu đồng bằng sông Cửu Long.
? Nêu ý nghĩa của vận tải thuỷ trong sản xuất và đời sống của người dân ở Đồng Bằng Sông Cửu Long.