11 d38 12 d58 13 d250 14 d3 15 d3(*) (*) là các tài liệu thích hợp với truy vấn q.
2.2. Các thành phần của Ontology
Ontology được xây dựng thường có các thành phần cơ bản sau:
- Các lớp (class) (tương ứng với các concept – khái niệm): là trung tâm của hầu hết các ontology, mô tả các khái niệm trong miền lĩnh vực. Các lớp thường được tổ chức phân cấp và áp dụng kỹ thuật thừa kế. Một lớp có thể có các lớp con biểu diễn khái niệm cụ thể hơn so với lớp cha.
- Thuộc tính (property hay role, slot): mô tả các đặc tính, đặc trưng, tính chất khác nhau của khái niệm và mỗi thuộc tính đều có giá trị. Thuộc tính được phân biệt với quan hệ (relation) dựa trên giá trị là một kiểu dữ liệu (string, number, boolean, ...). Một thuộc tính bản thân nó cũng có các thuộc tính con và cũng có các ràng buộc trên nó.
- Quan hệ (relation): biểu diễn các kiểu quan hệ giữa các khái niệm. Các quan hệ nhị phân được sử dụng để biểu diễn thuộc tính. Tuy nhiên, giá trị của quan hệ khác với giá trị của thuộc tính ở chỗ giá trị của quan hệ là một khái niệm.
- Thực thể hay thể hiện (instance): biểu diễn các phần tử riêng biệt của khái niệm, là các thể hiện của lớp. Mỗi thể hiện của lớp biểu diễn một sự cụ
thể hóa của khái niệm đó.
- Hàm (function): là một loại thuộc tính hay quan hệ đặc biệt, trong đó, phần tử thứ n là duy nhất đối với n-1 phần tử còn lại.
- Tiền đề (Axioms): biểu diễn các phát biểu luôn đúng mà không cần phải chứng minh hay giải thích. Axioms được sử dụng để kiểm chứng sự nhất quán của ontology hoặc cơ sở tri thức. Cả hai thành phần hàm và tiên đề góp phần tạo nên khả năng suy diễn trên ontology.