Nhƣ̃ng đóng góp và sáng kiến của ba ̣n đƣợc các nhà quản lý và lãnh đa ̣o nhìn nhâ ̣n nhƣ thế nào?.

Một phần của tài liệu Văn hóa doanh nghiệp của Công ty Cổ phần Thép Thái Bình Dương thực tiễn, bài học kinh nghiệm và giải pháp (Trang 25)

các thói quen và truyền thống, những thái độ và lễ ghi mà toàn bộ chúng là duy nhất đối với một tổ chức đã biết.

1.1.3.3. Chủ thể của Văn hóa Doanh nghiệp Văn hóa Doanh nhân

Văn hóa doanh nhân chính là yếu tố hàng đầu, tác động rất lớn và góp phần quyết định tạo nên sự thành công hay thất bại của Văn hóa Doanh nghiệp. Một doanh nhân có nếp sống phù hợp, sẽ góp phần tạo nên một Văn hóa Doanh nghiệp phù hợp. Ngƣợc lại, nếu ngƣời chủ doanh nghiệp có cách sống, cách hành xử phi Văn hóa, cả doanh nghiệp cũng sẽ bị ảnh hƣởng và rất khó có hy vọng xây dựng đƣợc một Văn hóa Doanh nghiệp lành mạnh. Doanh nhân là ngƣời đƣa ra những quyết định trong việc hƣớng doanh nghiệp theo một đƣờng lối, phƣơng hƣớng nhất định. Chính vì vậy, không phủ nhận văn hoá doanh nhân có ý nghĩa quyết định đối với sự tồn tại và phát triển của văn hoá doanh nghiệp.

Văn hóa doanh nhân là toàn bộ các nhân tố Văn hóa mà các doanh nhân chọn lọc, tạo ra, sử dụng và biểu hiện trong hoạt động kinh doanh của mình. Tài năng, đạo đức và phong cách của nhà kinh doanh có vai trò quyết định trong việc hình thành Văn hóa kinh doanh của chủ thể kinh doanh. Phong cách doanh nhân chính là sự tổng hợp các yếu tố diện mạo, ngôn ngữ, cách cƣ xử và hành động của doanh nhân. Phong cách của doanh nhân thƣờng đƣợc đồng nhất với phong cách kinh doanh của họ vì nhà kinh doanh thƣờng dành phần lớn thời gian và cuộc sống của họ cho công việc. Phong cách của nhà kinh doanh thƣờng đƣợc biểu hiện rõ nét nhất ở cách hành xử và hoạt động nghiệp vụ, do đó, phong cách của họ là yếu tố quan trọng hình thành nên phƣơng pháp kinh doanh. Đạo đức của doanh nhân trong quá trình hoạt động là một thành tố quan trọng tạo nên Văn hóa của doanh nhân [24].

Nhà quản trị

Nhà quản trị là những ngƣời lãnh đạo cấp cao của một tổ chức, đơn vị kinh doanh. Họ là những nhà, ngƣời điều hành,quản lý, thiết lập hoạch định,...cho một

`24

Công ty, doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh từ đó làm cho tổ chức ngày càng phát triển hơn. Trong một doanh nghiệp có thể nhà lãnh đạo cũng là nhà quản trị (nếu ngƣời lãnh đạo đó thành lập ra doanh nghiệp và tự quản lý điều hành doanh nghiệp của mình). Tuy nhiên nếu ngƣời chủ thành lập ra doanh nghiệp không trực tiếp điều hành Công ty mà thuê ngoài thì khi đó nhà quản trị và chủ doanh nghiệp sẽ đƣợc nghiên cứu theo các góc độ khác nhau.

Một trong những yêu cầu của nhà lãnh đạo là tìm đƣợc các nhà quản trị phù hợp với phong cách quản lý, quan điểm kinh doanh của doanh nghiệp. Để các nhà quản trị hết lòng vì Công ty đòi hỏi chủ doanh nghiệp phải hết sức quan tâm chăm lo tới đời sống tinh thần cũng nhƣ vật chất của nhà quản trị. Nhà lãnh đạo phải sát cánh cùng nhà quản trị để chăm lo cho toàn thể nhân viên trong doanh nghiệp.

Với tƣ cách là một chủ thể đặc biệt của Văn hóa Doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp phải coi nhà quản lý cũng chính là những nhân tài của doanh nghiệp dù họ thuộc cấp quản lý nào. Đây chính là bộ khung vững chắc của doanh nghiệp. Bão có to, gió có lớn nhƣng nếu bộ khung ấy vẫn vững vàng thì doanh nghiệp ấy còn tồn tại. Trƣớc khi xây dựng Văn hóa Doanh nghiệp, doanh nhân - ngƣời chủ doanh nghiệp nên bắt tay xây dựng Văn hóa cho chính mình; xây dựng những giá trị cốt lõi, những triết lý sống, nguyên tắc sống lành mạnh, phù hợp; cụ thể hóa những giá trị, triết lý, nguyên tắc sống thành những chuẩn mực đạo đức, chuẩn mực hành vi và kiên trì thực hiện chúng [2].

Nhân viên và ngƣời lao động

Các giá trị và chuẩn mực văn hóa doanh nghiệp đƣợc thực thi thông qua nhận thức và ứng xử của ngƣời lao động. Chỉ khi ngƣời lao động nhận thức đƣợc các giá trị, sứ mệnh và chuẩn mực văn hóa doanh nghiệp và hòa đồng vào môi trƣờng làm việc trong doanh nghiệp, họ mới có động lực làm việc vì lợi ích chung và mới gắn bó với doanh nghiệp. Trƣớc đây hầu hết các doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay chƣa đề cao việc xây dựng Văn hóa trong doanh nghiệp, chƣa tạo ra đƣợc môi trƣờng làm việc thân thiện để gắn bó và thu hút nhân viên.

`25

Khách hàng

Bản thân chúng ta khi quyết định mua một hàng hóa hoặc dịch vụ thì ai cũng muốn đó là sản phẩm tốt nhất mà mình có đƣợc. Nếu nhƣ một doanh nghiệp muốn giữ đƣợc chân khách hàng của mình trƣớc đối thủ cạnh tranh thì ngoài yếu tố: giá cả, chất lƣợng, dịch vụ thì yếu tố Văn hóa Doanh nghiệp (ở đây có thể là Văn hóa giao tiếp, Văn hóa bán hàng, Văn hóa thuyết trình …) cũng có một vai trò quan trọng. Nhƣ vậy, Văn hóa Doanh nghiệp là một cơ sở để duy trì khách hàng trung thành của doanh nghiệp, thông qua khách hàng chữ tín của doanh nghiệp sẽ đƣợc củng cố.

Nhà cung cấp

Nhà cung cấp là các tổ chức, cá nhân, đơn vị sản xuất, đơn vị nhập khẩu, văn phòng đại diện, đơn vị phân phối độc quyền, đơn vị thƣơng mại - dịch vụ... có chức năng cung cấp hàng hóa, dịch vụ hợp pháp đến khách hàng.

Trong kinh doanh chữ “Tín” là vô cũng quan trọng, nhiều khi nó quyết định sự thành bại của doanh nghiệp. Không một nhà cung cấp nào muốn khách hàng của mình là một đơn vị, tổ chức, cá nhân không có uy tín trên thị trƣờng. Uy tín ở đây là sự thanh toán tiền đúng hạn, các cam kết kinh doanh đƣợc thực hiện chu đáo, quan tâm tới chất lƣợng sản phẩm, môi trƣờng và đời sống nhân viên …

Cộng đồng

Khi nói tới cộng đồng có nghĩa là nói tới một nhóm ngƣời cùng chung sống, có những điểm giống nhau gắn bó thành một khối trong sinh hoạt xã hội. Mặc dù khi nhắc tới cộng đồng chúng ta không đề cập tới một đối tƣợng cụ thể là ai, chức vụ đại vị nhƣ thế nào. Tuy nhiên, nếu một doanh nghiệp có nhiều hoạt động tốt cho xã hội và đƣợc cộng đồng đánh giá tốt sẽ đạt đƣợc nhiều thuận lợi trong hoạt động kinh doanh của mình.

Trên thế giới, tham gia hoạt động từ thiện hay thành lập các quĩ từ thiện, nhân đạo là việc làm hết sức phổ biến của hầu hết các tập đoàn lớn (chẳng hạn nhƣ Microsoft đã trích đến 50% tổng tài sản để làm công tác từ thiện). Họ làm thế một

`26

phần là yếu tố nhân đạo xuất phát từ thực tâm của chủ tập đoàn, tuy nhiên bên cạnh đó không thể không nhắc đến sự tính toán đến tầm ảnh hƣởng của hành động này tới cộng động, xã hội từ đó sẽ tạo điều kiện cho tập đoàn phát triển thuận lợi hơn.

1.2. Vai trò của văn hoá doanh nghiệp trong bối cảnh đổi mới

Nền Văn hóa Doanh nghiệp mạnh yếu khác nhau sẽ có ảnh hƣởng tích cực hoặc tiêu cực đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Văn hóa Doanh nghiệp có thể là nguồn lực quan trọng tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiê ̣p nhƣngcũng có thể là nguyên nhân dẫn đến sự suy yếu. Văn hóa Doanh nghiệp có vị trí đặc biệt quan trọng trong suốt cả quá trình tồn tại và phát triển của doanh nghiệp [1, 23].

1.2.1. Văn hóa Doanh nghiệp tạo ra sự thống nhất, đồng tâm

Doanh nghiệp là sự tập hợp của nhiều cá nhân với những nhân cách khác nhau . Tính đồng nhất , thống nhất của doanh nghiệp chỉ có đƣợc khi mọi thành viên của nó đều tự giác chấp nhận và theo đuổi các giá trị chung . Nhờ vậy, lãnh đạo doanh nghiệp có thể tạo ra một lực cộng hƣởng và động lực chung bằng cách hợp lực từ các cá nhân, bộ phận, đơn vị khác nhau. Đồng thời, với chức năng định hƣớng hoạt động một cách tự giác và rộng khắp, Văn hóa Doanh nghiệp có thể khiến các thành viên đi đúng hƣớng, hoạt động có hiệu quả mà không cần có quá nhiều quy chế và mệnh lệnh chi tiết, thƣờng nhật từ cấp trên ban xuống. Văn hóa Doanh nghiệp mạnh tƣơng hợp với lối quản trị doanh nghiệp coi trọng khả năng của nhân viên.

Trái lại, những doanh nghiệp có một nền Văn hóa nghèo nàn, dung túng cho những hành động phản giá trị tồn tại, sẽ tạo ra một môi trƣờng phi Văn hóa không khuyến khích đƣợc tinh thần tự giác của nhân viên, không tạo ra tính thống nhất trong hành động của doanh nghiệp.

Văn hóa Doanh nghiệp giúp nhân viên thấy rõ mục tiêu, định hƣớng và bản chất công việc mình làm. Văn hóa Doanh nghiệp còn tạo ra các mối quan hệ tốt đẹp giữa các nhân viên và một môi trƣờng làm việc thoải mái, lành mạnh. Văn hóa Doanh nghiệp phù hợp giúp nhân viên có cảm giác mình làm công việc có ý nghĩa hãnh diện

`27

vì là một thành viên của doanh nghiệp. Điều này càng có ý nghĩa khi tình trạng “chảy máu chất xám” đang phổ biến. Lƣơng và thu nhập chỉ là một phần của động lực làm việc. Khi thu nhập đạt đến một mức nào đó, ngƣời ta sẵn sàng đánh đổi chọn mức thu nhập thấp hơn để đƣợc làm việc ở một môi trƣờng hoà đồng, thoải mái, đƣợc đồng nghiệp tôn trọng.

1.2.2. Văn hóa Doanh nghiệp mang bản sắc của doanh nghiệp

Thông thƣờng khi mới thành lập các tiêu chí về Văn hóa sẽ đƣợc các doanh nghiệp kế thừa lẫn nhau. Tuy nhiên, trong quá trình vận hành và phát triển để phù hợp với điều kiện sản xuất kinh doanh của mỗi đơn vị các tiêu chí Văn hóa sẽ đƣợc bổ sung, sửa đổi cho phù hợp với thực tiễn chung. Khi đó, sự khác biệt về hình thức tổ chức và triển khai thực hiện Văn hóa Doanh nghiệp sẽ tạo nên những bản sắc Văn hóa cho từng doanh nghiệp.

Trong quá trình tồn tại và phát triển của doanh nghiệp - cũng là quá trình chọn lọc và tạo lập Văn hóa của nó - vai trò của ngƣời lãnh đạo và bộ phận quản lý cấp cao của doanh nghiệp là rất quan trọng. Khi doanh nghiệp tồn tại và phát triển đƣợc thì cùng với thời gian, lý tƣởng, hệ giá trị, phong cách quản lý của những ngƣời lãnh đạo sẽ đƣợc “xã hội hóa” trong môi trƣờng nhân văn của doanh nghiệp thấm sâu vào từng thành viên và dần dần định hình nền Văn hóa Doanh nghiệp đó. Văn hóa Doanh nghiệp bao giờ cũng in đậm dấu ấn cá nhân từ nhân cách của những ngƣời lãnh đạo, lối suy nghĩ, lối quản lý và hoạt động kinh doanh của các nhà quản trị khác nhau là nguồn gốc của tính đặc thù trong Văn hóa Doanh nghiệp.

1.2.3. Tính lƣu truyền trong văn hóa doanh nghiệp

Văn hóa Doanh nghiệp có tính “di truyền”, tạo cho mỗi thành viên trong Công ty hiểu đƣợc giá trị của bản thân họ đối với đơn vị qua đó kiểm soát và điều phối hành vi của bản thân cho phù hợp.

Một tổ chức chỉ có thể phát triển khi tất cả mọi thành viên đều hiểu đƣợc họ đang đi đâu? Họ đang làm gì? Và vai trò của họ đến đâu? Với những mục tiêu rất cụ thể, họ

`28

đƣợc sống trong một môi trƣờng tự do cống hiến, chia sẻ ý tƣởng, đƣợc ghi nhận khi thành công… tất cả đều đƣợc hiểu rằng, họ là thành phần không thể thiếu của Công ty. Họ nhƣ một mắt xích trong một chuỗi dây truyền đang hoạt động. Và nếu mắt xích đó ngừng hoạt động, toàn bộ hệ thống cũng phải ngừng theo.

Nhƣ vậy, Văn hóa Doanh nghiệp tạo ra niềm tin cho mỗi ngƣời làm việc trong môi trƣờng đó. Nó là sợi dây gắn kết giữa những con ngƣời trong cùng doanh nghiệp, tạo ra tiếng nói chung giữa các thành viên, và nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp trong điều kiện Việt Nam gia nhập WTO. Hơn nữa, xây dựng văn hoá doanh nghiệp thích hợp với đặc điểm của doanh nghiệp thì việc quản lý chính là dùng nền văn hoá nhất định để tạo dựng con ngƣời. Văn hoá doanh nghiệp là một cơ chế quan trọng trong quản lý nguồn nhân lực. Chỉ khi văn hoá doanh nghiệp thực sự hoà vào mỗi nhân viên thì họ mới có thể coi mục tiêu của doanh nghiệp là mục tiêu phấn đấu của mình. Vì vậy, quản lý bằng nền văn hoá mà nhân viên thừa nhận có thể tạo ra động lực cho sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp.

1.2.4. Văn hóa Doanh nghiệp khích lệ quá trình sáng tạo

Tại những doanh nghiệp mà môi trƣờng Văn hóa ngự trị mạnh mẽ sẽ nảy sinh sự tự lập đích thực ở mức độ cao nhất, nghĩa là các nhân viên đƣợc khuyến khích để tách biệt ra và đƣa ra sáng kiến, kể cả các nhân viên cấp cơ sở. Sự khích lệ này sẽ góp phần phát huy tính năng động sáng tạo của các thành viên,là cơ sở cho quá trình nghiên cứu và phát triển của doanh nghiệp. Mặt khác, những thành công của nhân viên trong công việc, sẽ tạo động lực gắn bó họ với Công ty lâu dài và tích cực hơn.

1.2.5. Văn hóa Doanh nghiệp giảm xung đột và tăng lợi thế

Văn hóa Doanh nghiệp là keo gắn kết các thành viên của doanh nghiệp. Nó giúp các thành viên thống nhất về cách hiểu vấn đề, đánh giá, lựa chọn và định hƣớng hành động. Khi ta phải đối mặt với xu hƣớng xung đột lẫn nhau thì văn hoá chính là yếu tố giúp mọi ngƣời hoà nhập và thống nhất. Tổng hợp các yếu tố gắn kết, điều phối, kiểm

`29

soát, tạo động lực... làm tăng hiệu quả hoạt động và tạo sự khác biệt trên thị trƣờng. Hiệu quả và sự khác biệt sẽ giúp doanh nghiệp cạnh tranh tốt trên thị trƣờng.

1.2.6. Tác động tiêu cực của Văn hóa Doanh nghiệp

Một doanh nghiệp hoạt động mà không có niềm tin và mục tiêu rõ ràng sẽ dễ dẫn tới phá sản. Có thể nói, tạo đƣợc niềm tin của nhân viên với tổ chức cũng là một nét Văn hóa đáng quí của đơn vị. Thông thƣờng, các doanh nghiệp hoạt động kém đều có nền Văn hóa Doanh nghiệp “Tiêu cực”.

Một doanh nghiệp có nền văn hoá tiêu cực có thể là doanh nghiệp mà có cơ chế quản lý cứng nhắc theo kiểu hợp đồng, độc đoán, chuyên quyền và hệ thống tổ chức quan liêu, gây ra không khí sợ hãi, thiếu chủ động trong nhân viên khiến họ có thái độ thờ ơ, chống chế và xem thƣờng lẫn nhau. Đơn vị có nền Văn hóa nhƣ thế họ chỉ muốn tập hợp những con ngƣời xa lạ lại với nhau để quản lý và thực hiện công việc mà họ đang theo đuổi, họ chỉ muốn kết quả mà không quan tâm tới quá trình. Và khi đó ngƣời quản lý chỉ phối hợp các cố gắng của họ, và dù thế nào đi nữa cũng sản xuất đƣợc một thứ gì đó, nhƣng niềm tin của con ngƣời vào đơn vị là không có. Thông thƣờng các Công ty mỹ phẩm thƣờng tuyển dụng nhân viên theo hình thức này.

Chính vì vậy, sự tiêu cực trong nền văn hoá sẽ ảnh hƣởng lớn đến con ngƣời trong doanh nghiệp đó. Công việc xác định phần lớn cuộc đời của nhân viên. Nó quyết định thời giờ đi lại của chúng ta, đến nơi cƣ trú, đến bạn bè. Công việc ảnh hƣởng đến quyền lợi, trách nhiệm của chúng ta đối với bản thân, gia đình và xã hội. Do đó, nếu môi trƣờng Văn hóa ở Công ty không lành mạnh, không tích cực sẽ ảnh hƣởng xấu đến tâm lý làm việc của nhân viên từ đó tác động tiêu cực đến kết quả kinh doanh của toàn Công ty.

1.3. Các yếu tố cấu thành văn hóa doanh nghiệp

Biểu hiện của Văn hóa Doanh nghiệp vừa có tính hữu hình, vừa có tính vô hình. Yếu tố hữu hình chính là những biểu hiện bên ngoài nhƣ: Trang phục, môi trƣờng làm việc, đối thoại ….. và yếu tố vô hình chính là phần lõi phía trong nhƣ: Các giá trị, thái

`30

độ, niềm tin, tiêu chuẩn …. Văn hóa doanh nghiệp đƣợc cấu thành từ nhiều yếu tố, tuy nhiên trong phạm vi đề tài chỉ nghiên cứu các lớp sau:

1.3.1. Triết lý quản lý và kinh doanh

Một phần của tài liệu Văn hóa doanh nghiệp của Công ty Cổ phần Thép Thái Bình Dương thực tiễn, bài học kinh nghiệm và giải pháp (Trang 25)