Hệ thống MetaCDN

Một phần của tài liệu Tiểu luận môn tính toán lưới ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY VÀ NHỮNG NỀN TẢNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN MỚI (Trang 38)

10. Tạo ra các dịch vụ đám mây của bên thứ 3: Nội dung chuyển giao trên các dịch vụ lưu trữ đám mây

10.2.Hệ thống MetaCDN

Dịch vụ MetaCDN (mô tả trong hình 10) được trình bày cho người dùng cuối qua cách: sử dụng cổng thông tin web hoặc RESTful Web Service. Cổng thông tin web được phát triển bằng cách sử dụng công nghệ Java Enterprise và JavaServer Faces (JSF) với MySQL để lưu trữ các tài khoản người sử dụng, người triển khai, các tính năng, giá cả và lịch sử hiệu suất sử dụng của các nhà cung cấp dịch vụ. Bằng cách sử dụng cổng thông tin web, người dùng có thể tạo một tài khoản trên hệ thống MetaCDN và chứng thực đăng nhập cho bất kỳ Cloud Storage hoặc các nhà cung cấp phụ thuộc mà họ có tài khoảng. Sau khi hoàn thành giai đoạn thiết lập ban đầu, họ có thể sử dụng hệ thống MetaCDN để triển khai nội dung một cách thông minh lên các nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ theo yêu cầu thực hiện của họ. Cổng thông tin phù hợp cho các triển khai nhỏ hoặc không dự tính trước và đặc biệt hữu ích cho những người tạo nội dung không thiên về kỹ thuật.

Một phương pháp khác truy cập vào dịch vụ MetaCDN là thông qua RESTful Web Services, RESTful Web Services hiển thị tất cả các chức năng quan trọng của hệ thống MetaCDN. Phương pháp tiếp cận này phù hợp cho khách hàng có nhu cầu phân phối nội

dung phức tạp và thường xuyên thay đổi, cho phép họ tích hợp các dịch vụ MetaCDN trong các trang web mình. Việc tạo nội dung và quản lý triển khai của họ được thực hiện một cách linh động.

Hình 10: Hệ thống MetaCDN

Hệ thống MetaCDN hoạt động bằng cách kết hợp với mỗi nhà cung cấp lưu trữ thông qua kết nối (mô tả trong hình 10). Kết nối này trừu tượng hóa để ẩn đi sự phức tạp phát sinh từ các giao diện riêng của mỗi nhà cung cấp sử dụng để truy cập vào hệ thống của họ. Một lớp trừu tượng, DefaultConnector, đóng gói các chức năng cơ bản mà mỗi nhà cung cấp dự kiến sẽ hỗ trợ cũng như các chức năng nâng cao chỉ có thể được hỗ trợ bởi một số nhà cung cấp. Lớp này phải thực hiện tất cả các kết nối hiện tại và tương lai, bắt buộc phải sử dụng một giao diện chung. Các thao tác cơ bản bao gồm tạo, xóa và đổi tên các tập tin và thư mục. Nếu một hoạt động (ví dụ: lưu trữ nâng cao hoặc tính năng phân phối) không được hỗ trợ trên một dịch vụ cụ thể thì kết nối cho dịch vụ đó đưa ra một FeatureNotSupportedException. Điều này là rất quan trọng, vì các nhà cung cấp tự có chức năng rất giống nhau nhưng cũng có một số khác biệt quan trọng, chẳng hạn như kích thước lớn nhất cho phép của tập tin hoặc một cơ chế phân phối đặc biệt. Ngoại lệ này

cũng hỗ trợ hệ thống MetaCDN nhằm đáp ứng với việc triển khai của một người sử dụng với một nhà cung cấp riêng lẻ có thể đáp ứng yêu cầu tính năng cụ thể của họ.

Một phần của tài liệu Tiểu luận môn tính toán lưới ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY VÀ NHỮNG NỀN TẢNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN MỚI (Trang 38)