KẾT LUẬN:

Một phần của tài liệu SKKN Phương pháp giải một số bài tập về kim loại tác dụng với dung dịch axit (Trang 45)

Sau thời gian nghiên cứu đề tài “ Phương pháp giải một số bài tập về kim loại tác dụng với dung dịch axit” của tôi đã hoàn thành. Mục đích của việc nghiên cứu này là trang bị cho học sinh những kiến thức phổ thông, cơ bản để trên cơ sở những kiến thức đó mà rèn luyện tư duy cho học sinh, vì kiến thức là nguyên liệu của tư duy. Việc học không chỉ có một mục đích là kế thừa những kiến thức loài người đã biết mà còn có mục đích rèn luyện trí thông minh, sáng tạo. Để học giỏi môn hóa học, học sinh cần có những phẩm chất năng lực như: có hệ thống kiến thức cơ bản vững vàng, sâu sắc, có trình độ tư duy hóa học phát triển (năng lực phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát, suy luận logic,...) , có kĩ năng thực hành và vận dụng sáng tạo kiến thức hóa học để giải quyết các vấn đề trong học tập.

Mỗi bài toán hóa học thường có nhiều cách giải khác nhau. Mỗi một cách có thể là một phương pháp hoặc tổ hợp của nhiều phương pháp khác nhau sẽ tìm được phương pháp giải hay, nhanh gọn cho bài toán. Thông qua đó kích thích sự tìm tòi sáng tạo cho học sinh, tạo sự hứng thú đối với môn hóa học.

1. Phạm Đức Bình (2007), Phương pháp giải bài tập hóa kim loại, Nhà xuất bản Giáo dục.

2. Phạm Đức Bình (1999), Tuyển tập 117 Bài toán hóa vô cơ ôn thi Tú tài – Luyện thi

Đại học - Bồi dưỡng học sinh giỏi, Nhà xuất bản Đồng Nai.

3. Nguyễn Thanh Khuyến (1999), Phương pháp giải toán hóa học vô cơ, Nhà xuất bản

Đại học quốc gia Hà nội.

4. Quan Hán Thành (2000), Phân loại và phương pháp giải toán Hóa vô cơ, Nhà xuất bản

trẻ.

5. Hóa học và ứng dụng, số 5(89)/2009

6. Sổ tay Hóa học THPT(2000), Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TP.Hồ Chí Minh.

Một phần của tài liệu SKKN Phương pháp giải một số bài tập về kim loại tác dụng với dung dịch axit (Trang 45)