49Hình 3.9 Phân hủy cacbanmate và thu hồi NH

Một phần của tài liệu QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT URÊ TẠI NHÀ MÁY ĐẠM PHÚ MỸ (Trang 52)

2 NH3 + CO ⇔ NHCOONH

49Hình 3.9 Phân hủy cacbanmate và thu hồi NH

3.3.3 Cô đặc:

Dung dịch urea ra khỏi đáy thiết bị phân hủy thấp áp được giản nở tới áp suất 0,33 bar và đi vào phần trên của thiết bị cô đặc chân không sơ bộ. Thiết bị này cũng chia thành 3 phần chính:

• Bình tách đỉnh V-1004, ở đây khí nhẹ được tách ra trước khi dung dịch đi vào bó ống. Hơi được tách ra nhờ hệ thống chân không thứ nhất PK- 1003:

• Thiết bị cô đặc kiểu màng E-1004, ở đây lượng cacbamat còn lại được phân hủy và nước được bốc hơi. Nhiệt được cung cấp nhờ ngưng tụ riêng phần(phía vỏ) khí đến từ thiết bị phân hủy trung áp;

• Bình chứa lỏng ở đáy Z-1004, ở đây tập trung dung dịch urê 85% nhờ bơm P-1006 bơm vào đáy thiết bị cô đặc chân không thứ nhất E-1014. Thiết bị này hoạt động ở cùng áp suất như phía ống E-1004 ( tức là 0,33 bar). Hơi bão hòa áp suất 3,4 barg được cung cấp vào phía vỏ E-1014 để cô đặc dung dịch Urea chảy trong ống.

Pha hỗn hợp ra khỏi phía ống E-1014 đi vào bình tách chân không khí lỏng thứ nhất V-1014, từ đây một lần nữa hơi được tách ra nhờ hệ thống chân không thứ nhất PK-1003 trong khi nhờ trọng lực urê nóng chảy khoảng 95% đi vào đáy thiết bị cô đặc chân không thứ hai E-1015 ,hoạt động ở áp suất 0,03 bar.

Hơi bão hòa ở áp suất 3,4 barg được cung cấp vào phía vỏ E-1015 để cô đặc urê chảy trong ống.

Pha hỗn hợp ra khỏi phía ống của E-1015 đi vào bình tách chân không khí – lỏng thứ hai V-1015, từ đây hơi nước được tách ra nhờ hệ thống chân không thứ hai PK-1004, trong khi urê nóng chảy (khoảng 99,75%) được đưa tới tháp tạo hạt.

Một phần của tài liệu QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT URÊ TẠI NHÀ MÁY ĐẠM PHÚ MỸ (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w