0
Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

Tiết 16: NGHE HÁT QUỐC CA KỂ CHUYỆN ÂM NHẠC

Một phần của tài liệu GIÁO ÁN ÂM NHAC LỚP 1 (HKI) (Trang 29 -30 )

Tiết 16 : - NGHE HÁT QUỐC CA - KỂ CHUYỆN ÂM NHẠC

- KỂ CHUYỆN ÂM NHẠC

MỤC TIÊU

- Học sinh làm quen với bài Quốc ca Việt Nam.

- Học sinh biết khi chào cờ, hát Quốc ca phải đứng nghiêm trang. - Học sinh biết được nội dung câu chuyện Nai Ngoc.

- Giáo dục: Tư thế nghiêm trang khi chào cờ và nghe hát Quốc ca.

HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

- Giới thiệu và ghi đầu bài:

Bài Quốc ca Việt Nam trước đây là Bài Tiến quân ca do nhạc sĩ Văn Cao sáng tác năm 1944 với nội dung kêu gọi toàn dân vùng lên cứu nước. Quốc hội khóa I (1946) đã công nhận Bài Tiến quân caQuốc ca Việt Nam.

Quốc ca Việt Nam là bài hát trong lễ chào cờ. Khi hát hoặc cử nhạc Quốc ca phải đứng nghiêm trang và hướng nhìn Quốc kì.

Giáo viên giới thiệu hình ảnh lá Quốc kì và lễ chào cờ.

HOẠT ĐỘNG 1: Nghe hát Quốc ca Việt Nam

- Giáo viên cho học sinh nghe Bài Quốc ca Việt Nam (CD Âm nhạc 3). - Giáo viên đặt câu hỏi gợi ý:

* Bài Quốc ca Việt Nam được hát khi nào?

* Khi chào cờ hoặc nghe hát Quốc ca Việt Nam chúng ta phải có thái độ như thế nào?

- Giáo viên cho học sinh đứng lên tại chỗ với tư thế nghiêm trang, mắt hướng nhìn lá Quốc kỳ, nghe Bài Quốc ca Việt Nam.

- Tập Nghi thức chào cờ.

HOẠT ĐỘNG 2: Kể chuyện Âm nhạc

- Giáo viên lần lượt đọc cho học sinh nghe câu chuyện Nai Ngọc (SGV). - Giáo viên hỏi gợi ý học sinh nhớ lại nội dung câu chuyện.

- Học sinh khá kể lại câu chuyện (hoặc mỗi em một đoạn).

HOẠT ĐỘNG 3: Kết thúc

- Giáo viên cho học sinh biểu diễn một vài bài hát trước lớp.

- Giáo viên cho học sinh nghe Bài Quốc ca Việt Nam (CD Âm nhạc 3).

- Giáo viên tóm tắt nội dung bài học kết hợp giáo dục HS theo yêu cầu.

- Giáo viên nhận xét tiết học. Động viên, khen thưởng học sinh. - Học sinh chuẩn bị:

Một phần của tài liệu GIÁO ÁN ÂM NHAC LỚP 1 (HKI) (Trang 29 -30 )

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×