Sử dụng BĐTD trong việc dạy tiết ôn tập, tổng kết kiến thức

Một phần của tài liệu SKKN Sử dụng bản đồ tư duy trong giảng dạy Sinh học THCS (Trang 31)

Bài ôn tập tổng kết không phải chỉ là sự tái hiện, giảng lại kiến thức cho học sinh mà phải thể hiện được sự hệ thống hóa, khái quát hóa và vận dụng, nâng cao toàn diện kiến thức của phần cần ôn tập cho học sinh. Vì vậy cần có sự xác định mục tiêu rõ ràng cho bài ôn tập về kiến thức, kỹ năng cần hệ thống, khái quát và mức độ phát triển kiến thức cho phù hợp với khả năng nhận thức của học sinh.

Khi chuẩn bị bài ôn tập cần sắp xếp các kiến thức cần khái quát, hệ thống cho một chương hay một phần theo hệ thống có logic chặt chẽ, theo tiến trình phát triển của kiến thức, cùng các kỹ năng cần rèn luyện.

Phương pháp dạy học được sử dụng chủ yếu trong giờ ôn tập là đàm thoại tìm tòi, sử dụng bài tập Sinh học. Việc khái quát hóa kiến thức, phát triển tư tưởng, năng lực nhận thức của học sinh đựơc điều khiển bằng các câu hỏi dẫn dắt giúp học sinh tìm ra mối liên hệ giữa các kiến thức và khái quát chúng ở dạng tổng quát nhất. Vì vậy giáo viên cần chuẩn bị một hệ thống câu hỏi cho từng phần kiến thức, mối liên hệ giữa các kiến thức, vận dụng kiến thức, đào sâu phát triển kiến thức. Các câu hỏi nêu ra phải rõ ràng, có tác dụng nêu vấn đề để học sinh trình bày suy luận, thể hiện được khả năng tư duy khái quát của mình.

Sự trình bày các bài tổng kết: Tùy theo nội dung cần tổng kết và sự phát triển của kiến thức, bài tổng kết có thể trình bày theo các đề mục, các vấn đề của nội dung mang kiến thức cần ôn tập. Đồng thời bài tổng kết cũng có thể trình bày ở dạng các bảng tổng kết, các sơ đồ thể hiện mối liên hệ các kiến thức giúp học sinh dễ nhìn, dễ nhớ và hệ thống hóa kiến thức ở dạng khái quát cao. Khi xây dựng các bảng tổng kết cần rõ ràng các sơ đồ dễ nhìn, đảm bảo tính khoa học và thẩm mỹ.

GV, HS cần có sự chuẩn bị chu đáo tỉ mỉ cho giờ ôn tập tổng kết: Ngoài việc chuẩn bị nội dung, kiến thức, câu hỏi cho bài ôn tập, hệ thống kiến thức đã đựơc trình bày trong

sách giáo khoa, GV cần chuẩn bị thêm một số kiến thức để mở rộng, đào sâu kiến thức và một số dạng bài tập mang tính vận dụng sâu kiến thức trong các sách tham khảo, sách bài tập Sinh học... Các kiến thức, bài tập được lựa chọn cần đảm bảo trên cơ sở kiến thức phổ thông HS có thể hiểu vận dụng được, có tính chất mở rộng, giải quyết được một phần thắc mắc học sinh đặt ra khi đọc các sách tham khảo khác.

* Sử dụng BĐTD

BĐTD là một công cụ khá mạnh trong những tiết bài tập, ôn tập. Thông thường tôi tiến trình theo sơ đồ: 1. Sơ đồ hóa kiến thức  2. Nội dung cần ôn tập  3. Ôn tập tổng kết. Bước 1. Thông thường tôi thường giao cho HS về nhà hoàn thiện (Cách làm này cũng được áp dụng dạy kiến thức mới khi HS đã thành thạo với BĐTD) Trước khi vào nội dung 2 tôi dành thời gian kiểm tra sự chuẩn bị cũng như kiểm tra sự ghi nhớ kiến thức của HS bằng cách gọi một vài HS lên bảng trình bày những nội dung kiến thức mà mình đã thể hiện trong BĐTD. Riêng phần này tôi cho các em thoải mái trình bày theo những ý tưởng đã sắp xếp, HS khác và tôi chỉ làm thêm nhiệm vụ là bổ sung những nội dung còn thiếu trong những phần đã học trong BĐTD.

Bước 2. Tôi hướng dẫn HS ôn tập theo những chủ điểm đã có trong BĐTD. Bước 3. Tôi cho HS hoàn thiện BĐTD của mình như phần củng cố bài học:

Chú ý phân phối thời gian hợp lý: Thời gian 1 tiết học 45 phút, nên vấn đề cần quan tâm để đạt hiệu quả là việc phân phối thời gian hợp lý. Do đó, tôi dùng thời gian của những bài học ngắn khoảng 5 - 9 phút để thực hiện.

Khoảng 2 - 4 phút: Các em bổ sung yù tưởng riêng của mình và trao đổi với các bạn cùng nhóm.

Thời gian còn lại, tôi cùng các HS góp yù, đánh giá, trình chiếu sơ đồ mà tôi đã vẽ sẵn bằng phần mềm và cả bản vẽ BĐTD trên giấy để các em đối chiếu, so sánh, chỉnh sửa lại cho hợp lí.

Qua BĐTD hệ thống kiến thức, tôi chốt lại những kiến thức cần nhớ, đặc biệt là các từ khóa và để HS hiểu và nắm vững kiến thức nhờ hình ảnh trên sơ đồ. Có thể nói, đây là một phương pháp giúp người học lưu kiến thức trong trí nhớ được sâu và dài hơn so với các phương pháp khác.

Phần 3. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận

Với những biện pháp trên tôi đã áp dụng vào các kiểu bài dạy: Dạy bài học tìm hiểu kiến thức mới, tiết ôn tập tổng kết… và áp dụng trong các phần như: kiểm tra bài cũ, củng cố kiến thức hoặc xuyên suốt quá trình của một tiết học.

HS tiếp cận kiến thức một cách nhẹ nhàng hơn, nắm vững kiến thức sâu hơn và có khả năng nhớ lâu hơn nhờ tác dụng của sơ đồ tạo hình sinh động và khoa học. Theo chủ quan tôi phân ra 5 cấp độ cho HS khi học theo BĐTD

Cấp độ 1: HS quan sát BĐTD theo mẫu đã vẽ sẵn

Cấp độ 2: HS tái hiện lại BĐTD sau khi đã quan sát, đã học về kiến thức cần trình bày trong BĐTD

Cấp độ 3: HS tự vẽ được BĐTD sau khi đã học xong nội dung kiến thức Cấp độ 4: HS tự đọc kiến thức mới và tự tổng kết được bằng BĐTD

Cấp độ 5: HS trình bày được các nội dung kiến thức đã học, đã tìm hiểu mà không cần bất kì tài liệu nào.

Bên cạnh đó, vẫn có những vấn đề còn bỏ ngỏ chưa được nghiên cứu trong đề tài như: Sử dụng BĐTD trong các tiết thực hành, tiết bài tập, rèn khả năng ghi chép (kiểm tra viết) đầy đủ dựa trên BĐTD và tái hiện BĐTD (khi không có bất kì tài liệu nào) tránh trường hợp HS chỉ nhớ ý, nhớ có mấy ý mà không biết diễn tả đầy đủ… rất mong được sự góp ý, đánh giá của độc giả.

Kết quả bài khảo sát của hai lớp 12H (Sử dụng BĐTD) và 12I (Không sử dụng BĐTD) (hai lớp có số HS và lực học tương đương) cụ thể qua bảng so sánh sau:

Sĩ số Giỏi 8,0-10 Khá 6,5-7,9 T. Bình 5,0-6,4 Yếu 3,0-5,0 Kém 0,0-3,0 12H 48 8 26 10 4 0 12I 48 3 20 16 7 2 Nhận xét Áp dụng BĐTD

HS từ TB trở lên tăng, đặc biệt điểm giỏi

HS yếu, kém giảm

- Tôi hi vọng các GV, HS sẽ sử dụng BĐTD để hệ thống kiến thức một cách vững vàng hơn không những ở bộ môn Sinh học mà có thể vận dụng được cho tất cả các bộ môn khác. Ngoài ra, có thể áp dụng dạng BĐTD này vào trong cuộc sống hằng ngày như lập kế hoạch, thời gian làm việc hay vẽ ra những lựa chọn cho tương lai…

- Bằng những kinh nghiệm tôi đã rút ra sau nhiều năm giảng dạy ở trường, qua những bài học thu được trong việc dự giờ các đồng nghiệp, đặc biệt là sự giúp đỡ tận tình của Ban giám hiệu nhà trường, của tổ chuyên môn trường. Tôi đã hoàn thành sáng kiến kinh nghiệm "Sử dụng BĐTD trong dạy học Sinh học" .

- Tôi rất mong nhận được sự đóng góp của các đồng nghiệp chuyên môn để vốn kinh nghiệm giảng dạy của tôi được phong phú hơn.

2. Kiến nghị

Để đáp ứng được mục tiêu của đổi mới phương pháp dạy học đặc biệt là với môn Sinh học tôi có một số kiến nghị sau:

- Vận dụng BĐTD vào việc hệ thống hóa kiến thức các chương trong chương trình Sinh học THPT.

- Cũng giống như BĐTD, bản thân nó đã là một sơ đồ mở, có thể thêm bớt, thay đổi linh hoạt mềm dẻo sao cho khả năng ghi nhớ vận dụng là tốt nhất. Phương pháp dạy học cũng vậy, ta không nên tuyệt đối hóa cũng như phủ định bất kì một phương pháp nào cho dù là truyền thống hay hiện đại vì bao giờ nó cũng bao gồm ưu điểm và nhược điểm. Vậy nên, trên đây tôi đã nêu ra những cơ sở lí luận, phương hướng, biện pháp thường dùng thông thường đã mang lại hiệu quả và đan xen vào nó là sử dụng BĐTD để cho tiết học thêm phần sôi nổi, GV linh hoạt trong các phương pháp dạy học giáo dục, tiết học không nhàm chán, HS hứng thú tiếp thu bài học, vận dụng sáng tạo vào bài tập và thực tiễn.

- Cần tổ chức cho GV dạy Sinh học, đồng chí phụ trách thiết bị được học bồi dưỡng sử dụng thiết bị, sử dụng phần mềm từ đầu năm học.

- Vì các giờ dạy Sinh học thường có nhiều đồ dùng, mẫu vật thực hành khi dạy bằng phương pháp mới cũng đòi hỏi có sự đầu tư cơ sở vật chất nên cần sắp xếp thời khóa biểu cho gọn, đầu tư máy tính máy chiếu cho lớp học.

- Nhà trường, tổ chuyên môn cần có những chuyên đề, thảo luận về sử dụng BĐTD và xây dựng thư viện BĐTD để GV và HS có thể khai thác, sử dụng.

Trên đây là một số ý kiến của tôi, kính mong các cấp lãnh đạo nghiên cứu và xem xét để đề tài được áp dụng rộng rãi nhằm thực hiện tốt mục tiêu đổi mới giáo dục và giảng dạy bộ môn đạt hiệu quả cao.

Một phần của tài liệu SKKN Sử dụng bản đồ tư duy trong giảng dạy Sinh học THCS (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(38 trang)
w