Qua biểu đồ cơ cấu nợ theo thời hạn cho vay ta thấy:
Tỷ trọng dư nợ tín dụng ngắn hạn luôn ở mức cao trong tổng dư nợ tín dụng. Có thể nói tín dụng ngắn hạn vẫn luôn là thế mạnh của các NHTM hiện nay.
Trong giai đoạn 2007 – 2010, tỷ lệ dư nợ ngắn hạn tăng dần từ 44% năm 2007, lên tới 57.8% năm 2009 tăng lên 69.7% năm 2007, tăng 70,1% năm 2010 còn tỷ lệ trung dài hạn giảm dần qua các năm.
Mức tăng trưởng tín dụng ngắn hạn năm 2010 đạt được do chi nhánh Ngân hàng TMCP Quân đội Quận Hoàn Kiếm đã áp dụng nhiều biện pháp chủ động, sáng tạo, triển khai kịp thời các chủ trương chỉ đạo của ngành, thái độ, phong cách giao dịch với tinh thần trách nhiệm cao, hoạt động tín dụng đảm bảo thông suốt, thuận tiện. Ngân hàng có quan hệ tốt với khách hàng và áp dụng chính sách khách hàng một cách linh hoạt, đặc biệt quan tâm đến các khách hàng truyền thống, những đơn vị có tình hình tài chính tốt, sản xuất kinh doanh hiệu quả. - Phân loại theo tài sản đảm bảo.
Bảng 2.7: Dư nợ tín dụng phân theo tài sản đảm bảo.
Đơn vị: Triệu đồng.
Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 +/- Tăng, giảm
So 2008 với 2007 So 2009 với 2008 So 2010 với 2009 Dư nợ có TSĐB 457.044,77 609.671,9 2 1.017.680,8 2 1.464.046,9 6 152.627,15 408.008,9 446.366,14 Dư nợ không có TSĐB 45.202,23 83.137,08 287.038,18 299.865,04 37.934,85 203.901, 1 12.826,86 Tổng dư nợ 502.247 692.809 1.304.719 1.763.912 190.562 611.910 459.193
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2007 - 2010)
- Dư nợ tín dụng phân theo loại tiền vay:
Bảng 2.8: Dư nợ tín dụng phân theo loại tiền vay
Đơn vị: Triệu đồng.
Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 +/ - Tăng, giảm
So 2008 với 2007 So 2009 với 2008 So 2010 với 2009 Dư nợ nội tệ 361.617,84 519.606,75 1.012.062,84 1.423.320,9 157.988,91 492.456,09 411.258,06 Dư nợ ngoại tệ 140.629,16 173.202,25 292.656,16 340.591,1 32.573,09 119.453,91 47.934,94 Tổng dư nợ 502.247 692.809 1.304.719 1.763.912 190.562 611.910 459.193
Từ bảng 2.8 về dư nợ tín dụng phân theo loại tiền vay ta thấy hình thức cho vay bằng đồng Việt Nam chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ.
Năm 2007 dư nợ nội tệ là 361.617,84 triệu đồng, chiếm 72% tổng dư nợ, năm 2008 dư nợ nội tệ là 519.606,75 triệu đồng, chiểm 75% tổng dư nợ, đến năm 2009 dư nợ nội tệ tăng mạnh đó là 1.012.062,84 triệu đồng, chiếm 78% trong tổng dư nợ, tăng 492.456,09 triệu đồng so với năm 2008. Năm 2010 dư nợ nội tệ tăng tới 1.423.320,9 triệu đồng, chiếm 80,69% trong tổng dư nợ, tăng 411.258,06 triệu đồng so với năm 2009.
Dư nợ ngoại tệ nếu xét về con số tuyệt đối thì dư nợ ngoại tệ lại có xu hướng tăng lên. Năm 2007, dư nợ ngoại tệ quy đổi sang đồng Việt Nam là 140.629,16 triệu đồng , tương đương với 28% tổng dư nợ, năm 2008 là 173.202,25 triệu đồng , chiểm 25 % tổng dư nợ ngoại tệ và tăng 32.573,09 triệu so với năm 2007. Năm 2009 là 292.656,16 triệu đồng, chiếm 22% tổng dư nợ và tăng 119.453,91 triệu đồng so với năm 2008. Năm 2010 là 340.591,1 triệu đồng, chiếm 19, 30% tổng dư nợ và tăng 47.934,94 triệu đồng so với năm 2009.
2.2.2. Thực trạng RRTD
Thực trạng nợ quá hạn là tiêu chuẩn đo lường tín dụng khá điển hình, nợ quá hạn chính là khoản vay mà khách hàng chưa trả được đúng thời hạn như thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng, cũng không có lý do chính đáng để xin gia hạn nợ, do đó phải chuyển sang nợ quá hạn. Đó là một trong 3 loại rủi ro tín dụng nhưng ở mức độ rủi ro thấp, có nhiều khả năng thu hồi. Nợ quá hạn vì nhiều lý do khác nhau như hàng hóa sản xuất ra nhưng vì nhiều lý do khác nhau nên tiêu thụ chậm, hàng tồn kho lâu ngày với số luợng lớn, hàng đã bán ra nhưng chưa thu được tiền …. Do đó chưa trả nợ đúng hạn cho ngân hàng.
Nợ quá hạn là loại rủi ro tín dụng mà hầu hết các ngân hàng đều gặp phải, tình hình diễn biến nợ quá hạn từ năm 2007 đến năm 2010 được phản ánh trên các bảng số liệu sau:
Bảng 2.9: Tỷ lệ nợ quá hạn năm 2007 – 2010.
Đơn vị: Triệu đồng.
Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Nợ quá hạn 241.078,56 512.678,66 1.709.181,89 3.033.928,64
Tổng dư nợ 502.247 692.809 1.304.719 1.763.912
Nợ quá hạn/ Tổng dư nợ
0,48% 0,74% 1,31% 1,72%
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2007 – 2010) Biểu đồ 2.5: Tỷ lệ nợ quá hạn năm 2007 – 2010
Qua bảng số liệu và biểu đồ trên cho thấy tỷ lệ nợ quá hạn gia tăng rất nhanh từ năm 2007 đến năm 2010. Năm 2007 tỷ lệ nợ quá hạn của Ngân hàng là 0,48%, năm 2008 tỷ lệ nợ quá hạn là 0,74% tăng 0,26%, đến năm 2009 tỷ lệ nợ quá hạn đã tăng vọt lên 1,31% gấp 2,5 lần so với năm 2007 và năm 2010 tỷ lệ nợ quá hạn ở mức 1,72%. Do đó tăng cường nâng cao chất lượng tín dụng là một đòi hỏi cấp bách của chi nhánh Ngân hàng TMCP Quân Đội Quận Hoàn Kiếm.
- Nợ quá hạn phân theo kỳ hạn cho vay:
Bảng 2.10: Nợ quá hạn phân theo kỳ hạn cho vay
Đơn vị: Triệu đồng.
Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng
NQH ngắn hạn 106.244,6 44% 296.624,8 57,8% 1.196.564,6 69,7% 2.153.189,14 70,8% NQH trung và dài hạn 135.220,4 56% 216.567,05 42,2% 520.170,9 30,3% 888.038,46 29,2%
Tổng cộng 241.465 100% 513.191,85 100% 1.716.735,5 100% 3.041.227,6 100%
Biểu đồ 2.6: Nợ quá hạn phân theo kỳ hạn cho vay
Nợ quá hạn xét theo thời hạn cho vay, năm 2007 nợ quá hạn ngắn hạn là 106.244,6 triệu đồng, chiếm 44% tổng nợ quá hạn, nợ quá hạn trung và dài hạn là 135.220,4 triệu đồng, chiếm 56% tổng nợ quá hạn. Năm 2008, nợ quá hạn ngắn hạn là 296.624,8 triệu đồng, tăng 190.380,2 triệu đồng, chiếm 57.8%, nợ quá hạn trung và dài hạn là 216.567,05 triệu đồng, tăng 81.346,65 triệu đồng, chiếm 42,2%. Năm 2009, nợ quá hạn ngắn hạn là 1.196.564,6 triệu đồng, chiếm 69,7% tổng nợ quá hạn. Năm 2010 nợ quá hạn ngắn hạn là 2.153.189,14 triệu đồng, chiếm 70,8% tổng nợ quá hạn, nợ trung và dài hạn là triệu đồng chiếm 29,2%. Qua đây cho thấy, biến động nợ quá hạn ngắn hạn đã tăng lên rất nhanh kể cả về số lượng lẫn tỷ trọng trong tổng dư nợ quá hạn còn tỷ lệ nợ quá hạn trung và dài hạn giảm dần qua 4 năm (Năm 2007:56%, năm 2008: 42,2%, năm 2009: 30,3%, năm 2010: 29,2%). Chúng ta có thể thấy nợ quá hạn chủ yếu do các khoản tín dụng ngắn hạn tạo ra, nguyên nhân tạo ra bởi các khoản tín dụng trung và dài hạn chiếm tỷ trọng không đáng kể trong tổng số nợ quá hạn. Trong khi đó tổng dư nợ của các khoản tín dụng ngắn hạn lại cao hơn rất nhiều so với tổng dư nợ của các khoản tín dụng trung và dài hạn. Tỷ trọng nợ quá hạn của các khoản tín dụng ngắn hạn lớn trong tổng nợ quá hạn, cộng vào đó dư nợ của các khoản tín dụng này lại chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ.
- Nợ quá hạn theo khả năng thu hồi:
Bảng 2.11: Nợ quá hạn phân theo khả năng thu hồi
Đơn vị: Triệu đồng.
Chỉ tiêu
Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng
Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) 499.836,2 99,52% 685.118,82 98,89% 1.276.928,5 97,87% 1.718.226,67 97,41% Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) 50,22 0,017% 5.888,7 0,85% 11.611,1 0,89% 17.639,12 1% Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn
45,2 0,009% 484,9 0,07% 11.872,9 0,91% 16.404,38 0,93% Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) 200,9 0,04% 0 0% 5.479,8 0,42% 11.641,8 0,66% Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) 2.109,44 0,42% 2.701,8 0,39% 0 0% 0 0% Tổng dư nợ 502.247 100% 692.809 100% 1.304.719 100% 1.763.912 100%
Biểu đồ 2.7: Nợ quá hạn phân theo khả năng thu hồi
Qua bảng số liệu trên ta thấy: Nhóm nợ đủ tiêu chuẩn là nhóm nợ chiếm tỷ trọng cao nhất trong 5 nhóm. Đây là nhóm nợ mà ngân hàng đánh giá có khả năng thu hồi được cả gốc và lãi. Nhưng ta lại thấy nhóm nợ đủ tiêu chuẩn đang có những chiều hướng đi xuống đó là năm 2007 nợ đủ tiêu chuẩn là 99,52% trên tổng dư nợ xuống còn 98,89% vào năm 2008 và 97,87% vào năm 2009, 97,41% vào năm 2010. Qua phân tích trên ta thấy chất lượng tín dụng của Ngân hàng cũng giảm dần.
Nhóm nợ 2 (nợ cần chú ý) và nhóm nợ 3 (nợ dưới tiêu chuẩn) là 2 nhóm nợ có tỷ trọng tăng nhanh và cũng là 2 nhóm nợ quá hạn chủ yếu. Tỷ trọng nợ nhóm 2 trên tổng dư nợ tăng từ 0,017% vào năm 2007 lên đến 0,85% năm 2008 và 0,89% năm 2009, 1% vào năm 2010, nợ nhóm 3 từ 0,009% trên tổng dư nợ vào năm 2007, 0,07% vào năm 2008 và 0,91% vào năm 2009, 0,93% vào năm 2010. Tỷ trọng nợ nhóm 4 không biến động nhiều, còn tỷ trọng của nợ nhóm 5 giảm rất nhanh qua các năm, năm 2007 tỷ trọng dư nợ là 0,42% nhưng tới năm
2008 tỷ trọng dư nợ còn 0,39% và tới năm 2009 - 2010 thì tỷ trọng xuống tới 0%. Tuy nhiên, dù tỷ trọng có khả năng giảm nhưng do tổng dư nợ quá hạn tăng lên làm cho số lượng nợ có khả năng mất vốn cũng tăng lên trong năm 2008. Năm 2009 – 2010 nhóm nợ có khả năng mất vốn là 0% nhưng vẫn có nguy cơ nhẩy nhóm từ nợ nghi ngờ xuống nợ có khả năng mất vốn. Vì thế ngân hàng cần tăng cường những biện pháp để có thể nhanh chóng thu hồi nợ gốc, giảm thiểu tối đa khả năng thất thoát vốn của ngân hàng.
- Nợ quá hạn phân theo ngành nghề:
Bảng 2.12: Nợ quá hạn phân theo ngành nghề
Đơn vị: Triệu đồng.
Khách hàng theo ngành nghề
Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng
Thương mại và sản xuất chế biến
36.714,25 7,31% 65.539,73 9,46% 173.788,6 13,32% 357.368,6 20,26% Nông lâm nghiệp 10.948,9 2,18% 22.031,3 3,18% 52.449,7 4,02% 120.651,6 6,84%
Xây dựng 40.983,35 8,16% 49.397,28 7,13% 113.641 8,71% 112.714 6,39%
Khách sạn 10.044,94 2% 13.232,65 1,91% 24.267,8 1,86% 10.936,25 0,62%
Các ngành khác 403.706 80,38% 542.608 78,32% 940.310,9 72,07% 1.162.241,6 65,89%
Biểu đồ 2.8: Nợ quá hạn phân theo ngành nghề
Năm 2007 Năm 2008
Năm 2009 Năm 2010
Qua số liệu đã thống kê ở bảng và biểu đồ ta thấy: Tỷ lệ nợ quá hạn của ngành Thương mại và sản xuất chế biến tăng dần qua các năm, năm 2007 tỷ lệ nợ quá hạn là 36.714,25 triệu đồng tương đương với 7,31% tổng dư nợ quá hạn nhưng tới năm 2010 thì ngành Thương mại và sản xuất chế biến đã tăng tới 357.368,6 triệu đồng chiếm 20,26%, điều đó dẫn đến rủi ro tín dụng là cao.
Ngành Nông Lâm nghiệp cũng có chiều hướng tăng dẫn tỷ lệ nợ quá hạn, năm 2007 tỷ lệ nợ quá hạn là 10.948,9 triệu đồng chiếm 2,18%, năm 2008 là 22.031,3 triệu đồng tương đương 3,18% và tới năm 2010 thì tỷ lệ nợ quá hạn tăng tới 120.651,6 triệu đồng tương đương 6,84% tổng dư nợ.
Riêng ngành xây dựng và khách sạn đã có chiều hướng giảm dần qua các năm , năm 2007 tỷ lệ nợ quá hạn của ngành xây dựng là 8,16% nhưng tới năm 2008 giảm xuống còn 6,39%. Ngành khách sạn năm 2007 tỷ lệ nợ quá hạn là 2% và năm 2010 tỷ lệ nợ quá hạn chỉ còn 0,62% tổng dư nợ.
Ngoài 4 ngành trên ra còn một số ngành khác nhìn chung tỷ lệ nợ quá hạn đang có chiều hướng giảm xuống từ 80,38% vào năm 2007 và 65,89% vào năm 2010. Điều này cho thấy ngân hàng cần quan tâm hơn tới hai ngành Thương mại và sản xuất chế biến và ngành Nông Lâm nghiệp để tránh những rủi ro tín dụng có thể xảy ra.
Bảng 2.13: Tình hình trích lập dự phòng rủi ro tín dụng năm 2007 - 2010
Đơn vị: Triệu đồng.
Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Dư nợ Số tiền Dư nợ Số tiền Dư nợ Số tiền Dư nợ Số tiền
Nhóm 1 499.836,2 0 685.118,82 0 1.276.928,5 0 1.718.226,67 0 Nhóm 2 50,22 2,03 5.888,7 1.465,15 11.611,1 937,07 17.639,12 1.122,89 Nhóm 3 45,2 9,04 484,9 227,26 11.872,9 1.175,4 16.404,38 931,3 Nhóm 4 200,9 100,45 0 0 5.479,8 889,89 11.641,8 811,38 Nhóm 5 2.109,44 1.137,32 2.701,8 1.239,6 0 0 0 0 Dự phòng chung 502.247 813,48 692.809 2.366,3 1.304.719 2.259,55 1.763.912 2.242,43 Tổng số trích lập 2.062,32 5.298,31 5.261,91 5.108
Biểu đồ 2.9: Tình hình trích lập dự phòng RRTD năm 2007 – 2010
Qua số liệu đã thống kê ở bảng và biểu đồ ta thấy: Năm 2008 tỷ lệ trích lập dự phòng tăng lên so với năm 2007, năm 2007 tổng số trích lập dự phòng là 2.062,32 triệu đồng, năm 2008 tăng tới 5.298,31 triệu đồng, đến năm 2009 số tiền dự phòng đã giảm xuống còn 5.261,91 triệu đồng, năm 2010 số tiền dự phòng lại giảm xuống còn 5.108 triệu đồng. Việc này chủ yếu là do năm 2009 - 2010, ngân hàng TMCP Quân đội không có nợ nhóm 5, còn các năm trước nợ nhóm 5 lại chiếm phần lớn tổng dư nợ. Nợ xấu là các khoản nợ thuộc nhóm 3, 4, 5 theo quyết định 493/2005/QĐ – Ngân hàng Nhà nước. Năm 2007 nợ xấu của chi nhánh ngân hàng TMCP Quân đội Quận Hoàn Kiếm là 2.355,54 triệu đồng, với tỷ lệ trích lập dự phòng là 0,46% tổng dư nợ. Năm 2008, nợ xấu là 3.186,7 triệu đồng, với tỷ lệ trích lập dự phòng là 0,45% tổng dư nợ, tuy có giảm về tỷ lệ nhưng số tiền lại tăng 831,16 triệu đồng so với năm 2007. Năm 2009 nợ xấu là 17.352,7 triệu đồng, chiếm 1,3% tổng dư nợ, tăng 14.166 triệu đồng so với năm 2008. Năm 2010 nợ xấu là 28.046,18 triệu đồng tăng 10.693,48 triệu đồng so với năm 2009. Từ kết quả này cho thấy chất lượng tín dụng của ngân hàng đang có chiều hướng đi xuống, nợ xấu ngày càng tăng cao. Năm 2009 - 2010, tuy không có nợ có khả năng mất vốn, nhưng khả năng nảy nhóm nợ từ 4 sang nhóm 5 là
rất lớn. Vì vậy ngân hàng cần có những biện pháp quản trị rủi ro hiệu quả hơn nữa để có thể khác phục đuợc chất lượng tín dụng đang giảm sút như hiện nay.
2.3. Đánh giá về thực trạng rủi ro tín dụng tại chi nhánh ngân hàng TMCP Quân đội Quận Hoàn Kiếm.
2.3.1. Kết quả đạt được của chi nhánh ngân hàng TMCP Quân đội Quận Hoàn Kiếm.
Thời gian hình thành và phát triển chưa được bao lâu nhưng chi nhánh Ngân hàng TMCP Quân đội Quận Hoàn Kiếm đã không ngừng vươn lên, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng, dần khẳng định được vị trí của mình trong nền kinh tế thị trường đồng thời góp phần tạo nên uy tín thương hiệu cho Ngân hàng TMCP Quân đội bằng việc trong thời gian nền kinh tế thế giới cũng như trong nước có nhiều biến động suy thoái ảnh hưởng tới các hệ thống tài chính Ngân hàng thì chi nhánh đã có những hoạt động chỉ đạo về hoạt động tín dụng, tăng cường công tác thu hồi nợ, hạn chế tăng trưởng tín dụng nhằm kiềm chế lạm phát, tìm mọi biện pháp kích cầu, cố gắng vực dậy trong nền kinh tế đang khủng hoảng.
Mặc dù hoạt động tín dụng trong thời gian qua của các Ngân hàng nói chung và chi nhánh Ngân hàng TMCP Quân Đội Quận Hoàn Kiếm nói riêng đã gặp rất nhiều khó khăn nhưng chi nhánh vẫn đạt được một số thành tựu đóng góp vào sự phát triển của Ngân hàng TMCP Quân Đội đó là đạt tốc độ tăng trưởng tín dụng cao, dư nợ năm 2008 tăng 27,60% so với tổng dư nợ năm 2007, dư nợ năm 2009 tăng 46,89% so với tổng dư nợ năm 2008, dư nợ tín dụng năm 2010 tăng 36% so với tổng dư nợ năm 2009.Chi nhánh cũng cân đối giữa RRTD và lợi nhuận.
- Hạn chế rủi ro tín dụng đã đạt được những kết quả như sau:
+ Cho vay có TSĐB chiếm 91% trong tổng các khoản cho vay. Năm 2010 do tình hình biến động của nền kinh tế đã ảnh hưởng rất lớn tới hệ thống ngân