Các yếu tố văn hoá tinh thần

Một phần của tài liệu Khai thác văn hoá H’Mông của công ty CP Dịch vụ Du lịch Đường sắt Hà Nội để phát triển du lịch ở Sa Pa - Lào Cai (Trang 32)

I. Hoạt động khai thác các yếu tố văn hóa H’Mông của Haratour

1.2.Các yếu tố văn hoá tinh thần

Các chương trình tham quan này của Haratour đều có các hoạt động tìm hiểu văn hoá tinh thần của người H’Mông. Du khách được hoà mình vào khung cảnh thiên nhiên thơ mộng, có sắc xanh của núi rừng, cỏ cây, có ánh bạc của thác nước mây trời, và sắc đỏ sặc sỡ của những váy áo được trang trí hoa văn khéo léo. Đặc biệt hơn nữa là được hòa mình vào điệu múa tiếng khèn của những chàng trai cô gái H’Mông trẻ trung, xinh đẹp, được giao lưu với người dân địa phương nơi đây.

Điển hình là các lễ hội truyền thống nơi đây: lễ hội Gầu tào, Nào Sồng được tổ chức rất vui, thu hút mọi lứa tuổi tham gia. Các cô gái mặc những bộ quần áo mới và mang theo ô, đàn môi. Các chàng trai mang theo khèn, sáo, nhị. Các em thiếu nhi mang theo con quay và những đồ chơi hợp sở thích. Lại có người mang theo chim, ngựa, gà để so tài với nhau.

Cùng nhau thổi kèn trong ngày hội

Trong những ngày hội, người H’Mông thường tổ chức nhiều trò chơi hấp dẫn như đấu vật, đua ngựa, bắn súng, bắn nỏ, chọi chim, chọi gà, ném còn, đánh quay, múa khèn, kéo nhị, thổi sáo… Đặc biệt, lôi cuốn nhiều người tham gia hơn cả vẫn là thi hát đối đáp. họ thi nhau hát đối đáp cho đến khi có một người thua

mới thôi. Người thua phải tặng quà cho người thắng cuộc (có thể là một chiếc khăn tay, một cây sáo, hay một kỉ vật nào đó). Khi tham gia các trò chơi, nhất là thi hát đối đáp, các chàng trai, cô gái H’Mông luôn cố gắng trổ hết tài năng, tìm cách làm quen, bày tỏ tình cảm với người mình yêu và không ít trường hợp họ đã trở thành bạn đời trăm năm của nhau.

Du lịch đúng dịp Tết cổ truyền của người H’Mông thì du khách sẽ thấy Tết của người H’Mông thực sự là ngày hội mùa xuân, Tết không chỉ là dịp để con người nghỉ ngơi và làm tròn bổn phận của mình đối với tổ tiên, đồng tộc, gia đình mà còn là dịp để người ta tổ chức các loại hình vui chơi, giải trí mang đậm truyền thống văn hoá dân tộc như: ném còn, chọi gà, chọi chim, chọi bò, đua ngựa, đấu vật, múa khèn, hát giao duyên… những cuộc vui chơi cứ tiếp diễn từ ngày này sang ngày khác cho đến khi hết tết. Lứa tuổi háo hức và say mê nhất vẫn là nam nữ thanh niên, những người chưa vợ, chưa chồng. Họ rủ nhau đi chơi từ bản này đến bản khác, thậm chí đến xã khác, huyện khác.

Tết của người H’Mông luôn là ngày hội của quần chúng, góp phần vào việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc trong hiện tại và tương lai.

Mỗi dịp đặt chân đến Sa Pa, chắc hẳn du khách ai cũng háo hức mong chờ được tham dự phiên chợ Tình độc đáo của người H’Mông. Chợ tình chính là hoạt động văn hóa đặc sắc nhất của dân tộc vùng cao nơi đây. Chợ thường diễn ra vào tối thứ bẩy, theo phong tục tập quán của người dân nơi đây, chợ Tình là nơi tỏ tình, trao gửi những tình cảm yêu thương và là nơi hẹn hò của những đôi trai gái yêu nhau. Các chàng trai mạnh dạn tỏ tình với cô gái mà mình đã ‘chấm’, khi đã ‘bén duyên’, họ tặng cho nhau những món quà lưu niệm làm vật đính ước. Và rồi chỉ ánh mắt nhìn nhau ấy, chỉ một lần bắt gặp ấy, chàng trai H’Mông sẽ ‘cướp’ hay ‘kéo’ bằng được cô gái ấy về làm vợ mình. Nếu chàng và nàng đã có tình ý từ trước thì cô gái sẽ để cho chàng đưa về nhà chàng mấy ngày, sau đó chàng sẽ đưa nàng về nhà nàng để làm các nghi lễ cưới hỏi.

Các chàng trai đang thổi kèn

Trao duyên

Tham gia vào những lễ hội văn hóa truyền thống, những trò chơi dân gian, những phong tục độc đáo, đặc sắc này của người H’Mông, du khách chắc chắn sẽ rất thích thú bởi được chứng kiến tận mắt những nghi thức tổ chức lễ hội, đồng thời được tìm hiểu rõ hơn về những lối sống, những thói quen và những phong tục tập quán rất riêng của họ.

II. Chương trình du lịch của Haratour

* Tour du lịch tiêu biểu

người này mời quý khách hãy tham gia chương trình du lịch tiêu biểu của Haratour

1. Hà Nội - Sa Pa -Hà Nội

(5 ngày, 4 đêm đi bằng tàu hoả)

Ngày 01: Xuất phát tại ga B - Trần Quý Cáp lúc 21h15 đi Lào Cai (SP1).

Ngày 02: Tàu đến Lào Cai lúc 5h30. Xe ôtô đón quý khách đi ăn sáng, lên Sa Pa đến khách sạn nhận phòng, nghỉ ngơi. Ăn trưa. Chiều tham quan Thác Bạc. Bản Cát cát tìm hiểu về đời sống của người Hmông - ngôi nhà làm bằng gỗ Pơ

mu, bản người Dao... Tham quan khu dệt thổ cẩm, mua Nhà thờ

quà lưu niệm. Ăn tối, nghỉ tại khách sạn (vào tối thứ bảy hàng tuần có phiên chợ tình quyến rũ với câu hát tình tứ, tiếng khèn ấm áp trong sương đêm, mời khách tham gia chợ, tìm hiểu văn hoá dân tộc miền cao).

Ngày 03: 6h30 ăn sáng. Quý khách đi tham quan khu du lịch Hàm Rồng , vườn lan, sân mây, cổng trời. Tại đây, quý khách xem ca nhạc dân tộc được biểu diễn bởi các chàng trai cô gái dân tộc Hmông, Dao, Giáy… Ăn trưa. Tự do nghỉ ngơi, tham quan. Tối ăn nghỉ tại

khách sạn. Chợ tình

Ngày 04: 6h30 ăn sáng. Quý khách tự do vui chơi, mua sắm quà lưu niệm. Ăn trưa. Trả phòng. 13h00 xe đón đoàn về Lào Cai tham quan và mua sắm tại chợ Cốc Lếu. Ăn tối tại nhà hàng Việt Hoa. 20h35 lên tàu SP2 về Hà Nội.

Ngày 05:Đến Hà Nội lúc 5h00. Chia tay đoàn. Kết thúc chuyến đi.

Giá tour:

Số lượng khách 6-13 khách 14-21 khách 22-29 khách Trên 30

khách Giá: VNĐ/ khách 1.590.000 1.415.000 1.345.000 1.310.000

Bao gồm: - Vé tàu ngồi mềm điều hoà Hà Nội - Lào Cai - Hà Nội (Nếu quý khách đi tàu giường nằm cứng K6ĐH, quý khách trả thêm chênh lệch vé tàu 124.000đ/ 2lượt)

- Ôtô tuyến ga Lào Cai - Sa Pa - Thác Bạc, Sa Pa - Lào Cai. - Mức ăn 120.000đ/ ngày (6 chính + 3 phụ)

- Khách sạn: phòng khép kín, tivi, nóng lạnh, 3 người/ phòng - Bảo hiểm du lịch, hướng dẫn viên nhiệt tình chu đáo.

Không bao gồm: Nước giải khát các loại, giặt là, điện thoại và các chi tiêu cá nhân khác. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trung tâm hiện nay còn có những ý tưởng mới mẻ, độc đáo để xây dựng các tour chường trình văn hóa hấp dẫn hơn, khác biệt hơn so với các công ty khác để thúc đẩy cạnh tranh, thu hút khách du lịch.

* Một số ý kiến đề xuất cá nhân đối với Haratour

Em xin đưa ra một số ý kiến đề xuất riêng cho việc đẩy mạnh hoạt động khai thác giá trị văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số vùng cao trong các chương trình du lịch của Trung tâm.

- Xây dựng các chương trình tham quan hấp dẫn, độc đáo, mang tính riêng của công ty. Ngoài hoạt động tham quan các bản làng, các lễ hội, các phiên chợ... Haratour kết hợp với ban quản lý văn hóa địa phương tổ chức các chương trình biểu diễn nghệ thuật, các hoạt động vui chơi giải trí cho du khách thưởng thức

- Kết thúc chương trình du lịch văn hóa, trung tâm nên trích 1 phần nhỏ lãi suất của mình để xây dựng quỹ văn hóa nhằm góp phần bảo tồn, gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa đó.

- Kết hợp giữa tham quan du lịch văn hoá với phát triển du lịch cộng đồng. Sử dụng HDV địa phương trong các chương trình du lịch của công ty, khuyến khích bà con dân tộc cùng tham gia phát triển du lịch giúp họ có nguồn thu nhập...

- Phân loại các chương trình du lịch dựa theo đối tượng khách: khách Việt Nam đi du lịch thường nghỉ tại khách sạn, khách Tây ngủ home stay (nhà bản của người H’Mông), điều này phụ thuộc chủ yếu vào thị hiếu và sở thích của khách.

KẾT LUẬN

Việt Nam là một quốc gia có 54 dân tộc mang những bản sắc văn hoá hết sức đa dạng và độc đáo, không phải quốc gia nào cũng có. Đó là một tiềm năng rất lớn cho việc phát triển du lịch văn hoá trong tương lai. Đặc biệt với địa hình ở vùng đồi núi phía Bắc, ven biển miền Trung và đồng bằng Nam bộ, các vùng khí hậu khác nhau cũng góp phần tạo dựng nên những nét văn hoá vật chất rất hấp dẫn. Đó là nhà cửa (nhà sàn, nhà dài, nhà trình tường...), trang phục, món ăn và phương tiện vận chuyển (đi xuồng ba lá, đi thuyền độc mộc, cưỡi ngựa...). Bên cạnh đó là những phiên chợ vùng cao, với nhiều hương sắc, các lễ hội quanh năm thu hút sự tò mò, thích thú của du khách khắp muôn nơi.

Công ty CP Dịch vụ Du lịch Đường sắt Hà Nội có lợi thế phục vụ khách hơn nhiều các công ty khác bởi có tuyến đường sắt Bắc Nam, có tuyến đi Lào Cai - Lạng Sơn đến các bản làng dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc, qua các di sản miền Trung, đến Hạ Long với vùng biển đảo trập trùng.

Việc xây dựng, phát triển các tour du lịch văn hoá sẽ là một chiến lược đúng hướng, lâu dài không chỉ một công ty mà cần có sự phối hợp đồng bộ của các công ty với các địa phương có tiềm năng du lịch văn hoá để có được nhiều tour văn hoá độc đáo cho khách du lịch.

biết ơn đến các thầy cô giáo và các bạn cùng khoa Du lịch trong trường ĐH Kinh doanh và công nghệ Hà Nội đã giúp em có vốn kiến thức và sự hiểu biết về một ngành nghề có thể góp phần giới thiệu các đặc trưng văn hoá hấp dẫn của các dân tộc Việt Nam đến với du khách trong và ngoài nước.

Đất nước Việt Nam thanh bình, với nhiều nét văn hoá đặc sắc, con người Việt Nam mến khách sẽ là sức hút ngày càng lớn cho du khách bốn phương. Với các tiềm năng và nỗ lực chủ quan của cả dân tộc em tin rằng ngành du lịch Việt Nam sẽ phát triển rất nhanh trong tương lai không xa.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. TS. Trần Tất Chủng - Giáo trình “Các dân tộc ở Việt Nam”, Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ.

2. PGS. Nguyễn Từ Chi - Giáo trình “Góp phần nghiên cứu văn hóa và tộc người”.

3. TS. Lê Quỳnh Chi - Giáo trình “Tổng quan Du lịch”, Viện ĐH Mở Hà Nội.

4. TS. Nguyễn Bá Lâm - Giáo trình “Quản lý và Kinh doanh Lữ hành”, Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ.

5. TS. Nguyễn Bá Lâm - Giáo trình “Nghiệp vụ hoạt động du lịch”, Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ.

6. TS. Trần Hữu Sơn - Giáo trình “Văn hoá H’Mông”, NXB Văn hoá dân tộc.

7. NXB Chính trị quốc gia - Giáo trình “Luật Du lịch”. 8. NXB Giáo dục - Giáo trình “Cơ sở văn hoá Việt Nam”. 9. NXB Thông tấn - Giáo trình “Người H’Mông ở Việt Nam”.

Báo điện tử

1. http://google.com

2. http://haratour.com

PHỤ LỤC

Tham khảo các tour du lich của Haratour:

1. HÀ NỘI - SA PA - LÀO CAI

(4 ngày/3 đêm đi bằng tàu hỏa)

Ngày 01: 21h00 Quý khách có mặt tại ga B - Trần Quý Cáp, đáp tàu SP1 đi Lào Cai.

21h55: Tàu rời ga Hà Nội, Quý khách ngủ đêm trên tàu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ngày 02: Lào Cai - Sa Pa (Ăn sáng, trưa, tối)

06h00: Tàu tới ga Lào Cai, quý khách ăn sáng tại nhà hàng, xe đón quý khách đi Sa Pa. Trên đường quý khách sẽ được chiêm ngưỡng cảnh núi non hùng vĩ của dãy Hoàng Liên Sơn.

9h00: Đến Sa Pa, quý khách nhận phòng, nghỉ ngơi. Ăn trưa tạ khách sạn. Buổi chiều quý khách đi thăm bản Cát Cát của người H’Mông, thác thủy điện được người Pháp xây dựng năm 1925. Quý khách ăn tối và nghỉ đêm tại Sa Pa. Đặc biệt vào tối thứ bảy, quý khách có thể tham gia phiên chợ tình của người H’Mông, một trong những nét văn hóa đặc sắc của các dân tộc vùng cao phía Bắc.

Ngày 03: Tham quan Sa Pa (Ăn sáng, trưa, tối)

Sau khi ăn sáng quý khách tham quan khu du lịch Hàm Rồng ngắm nhìn toàn cảnh từ Sa Pa trên cao, thăm tháp truyền hình rồi xuống vườn lê, táo mèo, vườn lan....Ăn trưa.

12h00: Trả phòng khách sạn. Chiều: Xe đưa quý khách trở về Lào Cai, thăm thị trấn Lào Cai, tự do mua sắm. 18h00: Ăn tối tại Lào Cai. 20h00: quý khách lên tàu về Hà Nội.

Giá tour Số lượng khách 6-13 khách 14-21 khách 22-29 khách Trên 30 khách Giá: VNĐ/ khách 1.510.000 1.350.000 1.260.000 1.226.000

Bao gồm: - Vé tàu ngồi mềm điều hoà Hà Nội - Lào Cai - Hà Nội (Nếu quý khách đi tàu giường nằm cứng K6ĐH, quý khách trả thêm chênh lệch vé tàu 124.000đ/ 2lượt)

- Ôtô tuyến ga Lào Cai - Sa Pa - Thác Bạc, Sa Pa - Lào Cai. - Mức ăn 120.000đ/ ngày (6 chính + 3 phụ)

- Khách sạn: phòng khép kín, ti vi, nóng lạnh, 3 người/ phòng - Bảo hiểm du lịch, hướng dẫn viên nhiệt tình chu đáo.

Không bao gồm: Nước giải khát các loại, giặt là, điện thoại và các chi tiêu cá nhân khác.

2. HÀ NỘI - SA PA - HÀ KHẨU - HÀ NỘI

(5 ngày/4 đêm đi bằng tàu hỏa)

Ngày 01: Hà nội - Sa Pa

20h00: HDV đón quý khách tại ga Trần Quý Cáp. Nghỉ đêm trên tàu.

Ngày 02: Sa Pa - Hàm Rồng

5h00 sáng Quý khách đến ga Lào Cai . HDV đón quý khách đi Sa Pa, trên đường quý khách có thể ngắm nhìn, chụp ảnh cảnh dãy Hoàng Liên Sơn hùng vĩ. Đến Sa Pa nhận phòng khách sạn, quý khách tự do nghỉ ngơi.

14h00. HDV đưa quý khách đi thăm khu du lịch Hàm Rồng (thăm vườn lan, vườn hoa Châu Âu, vườn đào...), xem biểu diễn ca múa nhạc, thăm cổng trời, sân mây...

18h30: Quý khách ăn tối tại khách sạn sau đó quý khách tự do đi tham gia chợ tình của người H’Mông (nếu là tối thứ 7) hoặc dạo chơi thăm thị

trấn Sa Pa về đêm. Quý khách nghỉ tại khách sạn.

Ngày 03: Sa Pa - Thác Bạc - Cát cát

8h00: sau khi dùng bữa sáng, quý khách đi thăm Thác Bạc, cổng trời. Quý khách dùng bữa trưa tại khách sạn.

14h00: Quý khách đi thăm bản văn hóa Cát Cát, tìm hiểu lối sống và phong tục của người H’Mông, thăm thác nước Cát Cát, suối, thủy điện Pháp cổ. Sau đó về khách sạn, dùng bữa tối và tự do dạo chơi. Quý khách nghỉ đêm tại khách sạn.

Ngày 04: Sa Pa - Lào Cai - Hà Khẩu - Hà Nội

Sáng: Sau bữa sáng, quý khách trả phòng. Xe đưa quý khách về Lào Cai xuất cảnh sang tham quan Hà Khẩu (Trung Quốc), HDV cung quý khách tham quan quảng trường Nhân Dân, siêu thị Đại Lầu, vườn hoa trung tâm. Quý khách dùng bữa tại nhà hàng, thưởng thức các món ăn Trung Hoa. Thăm chợ người Hoa, mua sắm, chụp ảnh lưu niệm, ngắm thượng nguồn sông hồng chảy vào đất Việt

Chiều: Tự do mua sắm tại chợ Hà Khẩu, sau đó nhập cảnh về Việt Nam. Ăn tối tại nhà hàng Lào Cai. Sau đó, quý khách lên tàu về Hà Nội.

Ngày 05: Tàu về Hà Nội lúc 5h30 sáng. Kết thúc chuyến đi.

Giá tour Số lượng khách 6-13 khách 14-21 khách 22-29 khách Trên 30 khách Giá: VNĐ/ khách 1.710.000 1.550.000 1.460.000 1.426.000

Bao gồm: - Vé tàu ngồi mềm điều hoà Hà Nội - Lào Cai - Hà Nội (Nếu quý khách đi tàu giường nằm cứng K6ĐH, quý khách trả thêm chênh lệch vé tàu 124.000đ/ 2lượt)

- Ôtô tuyến ga Lào Cai - Sa Pa - Thác Bạc, Sa Pa - Lào Cai. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Khai thác văn hoá H’Mông của công ty CP Dịch vụ Du lịch Đường sắt Hà Nội để phát triển du lịch ở Sa Pa - Lào Cai (Trang 32)