0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (192 trang)

Khuyến nghị

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÂU HỎI NHẰM PHÁT HUY TÍNH CHỦ ĐỘNG SÁNG TẠO CỦA HỌC SINH TRONG GIỜ HỌC TÁC PHẨM VĂN CHƯƠNG Ở TRUNG HỌC PHỔ THÔNG (Trang 147 -147 )

2.1. Mặc dù đã có sự nỗ lực không ngừng của bản thân, nhưng do hạn chế về năng lực, thời gian đồng thời thực tiễn kinh nghiệm giảng dạy chưa nhiều nên đề tài nghiên cứu không tránh khỏi những nhược điểm, thiếu sót. Bởi vậy, người viết rất mong nhận được sự góp ý, đánh giá bổ sung của các thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp để trong quá trình giảng dạy sẽ tiếp tục hoàn thiện hơn công việc nghiên cứu của mình.

Chúng tôi hy vọng luận văn bước đầu đã xác định được một số câu hỏi lí luận và đưa ra được một mô hình hệ thống câu hỏi trong giờ học tác phẩm văn chương nhằm phát huy tính chủ động và sáng tạo của học sinh, góp phần nâng cao chất lượng giờ học môn Ngữ văn ở trường THPT. Bên cạnh đó chúng tôi cũng đề xuất một hệ thống câu hỏi tích cực cho giờ học truyện ngắn “Rừng xà nu” của nhà văn Nguyễn Trung Thành và bài thơ “Tràng giang” của nhà thơ Huy Cận. Dẫu vậy, những đề xuất mà luận văn đưa ra cũng chỉ là một phương án, một giải pháp nhỏ đóng góp vào quá trình hoàn thiện của hệ thống câu hỏi trong giờ học tác phẩm văn chương nói riêng và câu hỏi trong dạy học văn nói chung. Chúng tôi mong muốn công trình nhỏ này được áp dụng có ý nghĩa trong quá trình dạy học truyện ngắn

"Rừng xà nu" của Nguyễn Trung Thành và bài thơ “Tràng giang” của nhà thơ Huy Cận ở nhà trường PTTH.

Một giờ đọc hiểu tác phẩm văn chương chỉ có hứng thú khi học sinh phải giải quyết những yêu cầu học tập hay những vấn đề được đặt ra từ việc đọc hiểu, khám phá tác phẩm một cách chủ động và tích cực. Qua đó, người học tự hình thành kiến thức và kỹ năng đọc hiểu văn bản. Giờ học phải thực sự tạo được không khí cảm xúc, khơi dậy được những rung cảm, đồng cảm, sự cộng hưởng cảm xúc giữa nhà văn, giáo viên và học sinh. Làm thế nào để trong giờ học đó, học trò thực sự được trò chuyện với nhà văn qua tác phẩm. Trước yêu cầu đó, giáo viên có vị trí quan trọng trong vị trí của người hướng dẫn, tổ chức cuộc đối thoại giữa nhà văn và bạn đọc học sinh một cách tự nhiên, bình đẳng và lôi cuốn làm lay động tâm hồn của từng học sinh trong lớp học. Một trong những phương tiện hữu hiệu để giúp giáo viên định hướng và dẫn dắt học sinh trong giờ đọc hiểu tác phẩm văn chương chính là hệ thống câu hỏi gợi mở - chiếc chìa khoá vạn năng giúp học sinh mở cánh cửa ngôn từ bước vào tác phẩm. Với suy nghĩa đó, chúng tôi vẫn băn khoăn và còn tiếp tục suy nghĩ là làm thế nào xác định được cơ sở lí luận và những tiêu chí tối ưu nhất để xây dựng được một hệ thống câu hỏi trong giờ học tác phẩm văn chương thực sự có chất lượng tốt, góp phần cảit thiện hiệu quả dạy học Ngữ văn ở trường THPT hiện nay.

2.2. Thực tiễn quá trình dạy học cho thấy, để tạo ra và sử dụng thực sự hiệu quả hệ thống câu hỏi trong giờ học tác phẩm văn chương, người giáo viên còn gặp rất nhiều khó khăn mà với khả năng có hạn cũng như phạm vi cho phép của đề tài nghiên cứu chúng tôi không thể giải quyết hết được. Vì vậy, tác giả của luận văn xin đưa ra một số kiến nghị sau:

Một là: Vấn đề xây dựng hệ thống câu hỏi trong giờ học tác phẩm văn chương cần được quan tâm và nghiên cứu công phu hơn để đi đến sự thống nhất về cơ sở lí luận cũng như tiêu chí, cách thức xây dựng một hệ thống câu hỏi phù hợp với mỗi tác phẩm văn học ở trường THPT.

Hai là: Để chuẩn bị cho một bài lên lớp, giáo viên cần nghiên cứu kỹ và vận dụng một cách phù hợp hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài trong sách giáo khoa để xây dựng được một hệ thống câu hỏi có chất lượng cao trong giờ dạy học tác phẩm văn chương.

Ba là: Bên cạnh việc khuyến khích học sinh chuẩn bị bài chu đáo ở nhà, giáo viên phải thường xuyên khích lệ, động viên, yêu cầu cao và phát huy triệt để năng khiếu, hứng thú cũng như tinh thần chủ động sáng tạo của học sinh trong giờ học.

THƢ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn An. Nhà văn Nguyên Ngọc những năm kháng chiến chống Mĩ. Văn nghệ quân đội, 4/2000.

2. Bùi Văn Ba . Nguyễn Xuân Nam . "Thường thức lý luận văn học" . NXB Giáo dục,1976.

3. Phạm Vĩnh Bình. Phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh khi dạy bài tập chương phương pháp toạ độtrong không gian. Luận văn thạc sĩ. ĐHSP Hà Nội, 2003.

4. M.Bakhtin . Những vấn đề thi pháp Doxtoiepxkoo (người dịch: Trần Đình Sử, Lại Nguyên Ân , Dương Trí Nhàn) . NXB Hà Nội, 1993.

5. Nhị Ca . Vũ khí tiếng nói (trích sách "Mười năm văn học chống Mĩ ). NXB Giải phóng ,1972.

6. Nhị Ca . Bàn tay Tnú và cây xà nu . Văn nghệ quân đội số, 8/1976.

7. Nguyễn Viết Chữ . Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương (theo loại thể). NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2001.

8. Nguyễn Quang Cƣơng . "Hệ thống câu hỏi trong SGK văn học", luận văn tiến sĩ phương pháp văn, 2000.

9. Nguyễn Quang Cƣơng . "Câu hỏi và bài tập với việc dạy , học tác phẩm văn chương trong nhà trường" . NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2002.

10. Nguyễn Thị Kim Dung . "Quan niệm nghệ thuật về con người trong sáng tác của Nguyên Ngọc", luận văn thạc sĩ, trường Đại học Sư phạm Hà Nội, 2001.

11. Phan Huy Dũng , Trần Đình Sử . Một truyện ngắn mang đậm chất sử thi về thời đánh Mĩ - Phê bình và bình luận văn học (Vũ Tiến Quỳnh biên soạn). NXB Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh , 1998.

12. Trần Thanh Đạm . Vấn đề giảng dạy tác phẩm theo loại thể (Sách bồi dưỡng giáo viên cấp III), NXB Giáo dục, 1976.

13. Phạm Văn Đồng. "Dạy văn là quá trình rèn luyện toàn diện" . Tạp chí NCGD, xuất bản 1973.

15. Đỗ Kim Hồi, Trần Đăng Xuyền . "Rừng xà nu" của Nguyễn Trung Thành . Phê bình, bình luận văn học (Vũ Tiến Quỳnh biên soạn) . NXB Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh , 1998.

16. Nguyễn Thanh Hùng . Hiểu văn dạy văn . NXB Giáo dục, H.2000.

17. Nguyễn Thanh Hùng . Bản chất dạy học văn ở phổ thông . NCGD, số 11/1989.

18. Nguyễn Thanh Hùng . Nghĩ về bước chuyển và hướng chuyển phương pháp dạy học văn.

19. Nguyễn Thanh Hùng . Đọc và tiếp nhận văn chương. NXB Giáo dục, 2002.

20 . Dƣơng Thị Mai Hƣơng. Nhận xét hệ tống câu hỏi hướng dẫn chuẩn bị bài trong sách giáo khoa Văn 11 THPT. Luận văn thạc sĩ. ĐHSP, 1993.

21. Bùi Lan Hƣơng . "Đặc trưng và cấu trúc hệ thống câu hỏi trong quá trình giảng văn ở trường THPT". Luận văn tốt nghiệp, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, 2000.

22. Nguyễn Thị Thanh Hƣơng . Dạy học văn ở trường phổ thông . NXB Đại học Quốc gia, 2001.

23. Nguyễn Văn Long. Nguyên Ngọc (Trích "Từ điển Văn học" - Tập II). NXB Khoa học xã hội, Hà Nội 1983.

24. Nguyễn Văn Long. "Rừng xà nu" (Trích sách "Giảng văn văn học Việt Nam hiện đại"). NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2000.

25. Nguyễn Lộc. Tài liệu bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục THPT phục vụ CCGD Môn Văn (lớp 10), Hà Nội 5/1990.

26. Cù Thị Lụa. Hệ thống câu hỏi hướng dẫn học tác phẩm văn chương trong sách giáo khoa (Ngữ văn 10). ĐHSPHN, 2007.

27. Phan Trọng Luận . Giảng văn cấp III . NXB Giáo dục, 1961.

28. Phan Trọng Luận . Mấy vấn đề giảng dạy văn học sử . NXB Giáo dục ,1963.

29. Phan Trọng Luận . Rèn tư duy qua giảng dạy văn học . NXB Giáo dục ,1969.

30. Phan Trọng Lận . Con đường nâng cao hiệu quả dạy văn . NXB Giáo dục, 1978.

31. Phan Trọng Luận. Cảm thụ văn học, Giảng dạy văn học. NXB Giáo dục, 1983.

32. Phan Trọng Lụân . Phương pháp dạy học văn (Chủ biên). NXB Giáo dục, 1983.

33. Phan Trọng Luận . Thiết kế bài học tác phẩm văn chương (2 tập). NXB Giáo dục, 1996.

34. Phan Trọng Luận .Đổi mới giờ học tác phẩm văn chương. NXB Giáo dục,2000.

35. Phan Trọng Luận. Văn chương bạn đọc sáng tạo. NXB ĐHQGHN, 2003.

36. Phan Trọng Luận. Văn học Giáo dục thế kỉ XXI. NXB ĐHQGHN, 2006.

37. Phan Trọng Luận (Chủ biên). Phương pháp dạy - học văn. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 1998.

38 . Phan Trọng Luận, Trƣơng Dĩnh, Nguyễn Thanh Hùng, Trần Thế Phiệt.

Phương pháp giảng dạy văn. NXBGD. Hà Nội, 1999.

39 . Nguyễn Hiền Lƣơng. Cải tiến hệ thống câu hỏi hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài trong sách giáo khoa Văn PTTH. Luận văn thạc sĩ. ĐHSP, 1989.

40 . Hoàng Thị Tố Nga. Rèn luyện tư duy sang tạo cho học sinh trong giờ học tác phẩm văn chương ở THCS. Luận văn thạc sĩ. ĐHSP Hà Nội, 2003.

41 . Nhiều tác giả. Từ điển tiếng Việt. NXB Đà Nẵng, 1997.

42 . Nguyễn Thị Ngân. Câu hỏi nêu vấn đề trong giảng văn. Luận văn thạc sĩ. ĐHSP Hà Nội, 1996.

43. Tài liệu hướng dẫn giáo viên thực hiện chương trình, sách giáo khoa lớp 11 trung học phổ thông môn Ngữ văn. NXB Giáo dục, 2006.

44 . Dƣơng Thị Quy. Câu hỏi hướng dẫn học bài trong sách giáo khoa Văn THPT. Luận văn thạc sĩ. ĐHSP Hà Nội, 1996.

45. Thơ mới – tác giả - tác phẩm. NXB Đại học Sư phạm, 2006.

46. Chu Quang Tiềm. Tâm lí văn nghệ. NXB TP Hồ Chí Minh, 1991.

47. Tủ sách văn học trong nhà trường: Xuân Diệu, Huy Cận. NXB Văn nghệ TP Hồ Chí Minh.

48. Đinh Thị Kim Thoa. Phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của người học. Tài liệu giảng dạy, 2008.

49. Vƣơng Anh Tuấn. Vị trí và vai trò tích cực của người đọc trong đời sống văn học. Tạp chí văn học, số 3, 1982.

51. Nhicônxki. Phương pháp dạy văn ở trường phổ thông. Tập I. NXBGD HN. 1976.

52. Nhicônxki. Phương pháp giảng dạy văn ở trường phổ thông. Tập II. NXBGD HN, 1978.

53 . Pro.Meier. Phương pháp giảng dạy đại học. ĐHSP Hà Nội, 2003.

54. VV. Vinôrgađốp. Phong cách học – lý thuyết về lời nói có tính thơ – Thi họ., Chương IV. Tài liệu in rônêô.

55 . I.F. Khalamop. Phát huy tính tích cực học tập của học sinh như thế nào.

NXBGD,H, 1978.

56. Rez. ZI .Phương pháp luận dạy văn. Giáo dục, Hà Nội 1983.

57. Rích Vi La. Dạy học hợp tác (Lê Văn Tạc dịch). Tài liệu của dự án giáo dục. 58. V.Ô.Kôn. Những cơ sở của dạy học nêu vấn đề. NXBGD, H, 1983.

PHỤ LỤC 1

1. Khảo sát hai giáo án của giáo viên văn phổ thông trung học về truyện ngắn “Rừng xà nu”:

1.1. Giáo án tóm tắt của giáo viên văn Trường THPT Nguyễn Trãi - Hải Phòng:

* Mục đích yêu cầu: Giúp học sinh.

- Học sinh cảm nhận được vẻ đẹp văn chương của Nguyễn Trung Thành: hào hùng, cổ kính, đậm đà, chất huyền thoại của núi rừng Tây Nguyên hùng vĩ.

- Biết cách phân tích các tác phẩm theo vấn đề.

- Nắm chắc vẻ đẹp của các nhân vật, số phận các nhân vật gắn liền với những thăng trầm của lịch sử làng Xô Man?

+ Phương pháp:

- Học sinh đọc sách giáo khoa. - Giáo viên gợi mở.

+ Bài giảng:

Bước 1: Ổn định lớp. Bước 2: Kiểm tra bài cũ.

Bước 3: Nêu mục đích yêu cầu. Bước 4: Giảng bài mới.

I. Tác giả tác phẩm: 1. Tác giả:

Yêu cầu học sinh tóm tắ sách giáo khoa. Giáo viên lưu ý:

Hai đoạn sáng tác của Nguyên Ngọc - Nguyễn Trung Thành: “Đất nước đứng lên” - “Rừng xà nu”

(Chống Pháp) (Chống Mĩ) 2. Tác phẩm:

2.1. Thể loại: Truyện ngắn. 2.2. Xuất xứ: Sáng tác năm 1965.

2.3. Cốt truyện: Yêu cầu học sinh tự tóm tắt. II. Phân tích:

1. Hình tượng cây Xà nu:

Câu hỏi 1: Hình tượng cây Xà nu, Rừng xà nu được miêu tả như thế nào? Bằng cách nào?

Gợi ý:

* Cây Xà nu, Rừng xà nu được miêu tả: - Như một nhân vật trong tầm đại bác.

- Khi Tnú về thăm làng sau 3 năm đi lực lượng và tạm biệt dân làng ra đi (đầu, cuối: kết cấu mở).

- Trong lời nhận xét của cụ Mết: “Không cây... mạnh bằng...đất ta”. + Mặt các em bé lem luốc khói Xà nu.

+ Bảng sơn bằng khói Xà nu. + Đuốc Xà nu.

=> * Cây Xà nu, Rừng xà nu: là biểu tuyệt vời cho sức sống của thiên nhiên Tây Nguyên, gắn bó sâu sắc với đời sống tâm hồn con người Tây Nguyên nói chung, đồng bào Xô Man nói riêng.

* Dụng công miêu tả Rừng xà nu, cây Xà nu: nhà văn mang đến cho người đọc một không khí Tây Nguyên hào hùng bất khuất.

2. Hình tượng cụ Mết:

Câu hỏi 2: Hình tượng cụ Mết được miêu tả như thế nào? (dáng hình, giọng nói, tính cách).

Gợi ý:

* Vai trò: - Thế hệ già làng Xô Man. - Là người kể chuyện .

- Nhân chứng, bộ biên niên sử làng Xô Man. * Diện mạo:

- Vòng ngực căng như một cây Xà nu lớn. - Vết sẹo láng bóng.

* Giọng nói:

- Giọng nói ồ ồ vang trong lồng ngực. * Tính cách:

- Tin tưởng, tự hào vào thế hệ con cháu: chỉ nói “được” không nói “tốt”. - Thường nói những câu tổng kết:

+ Đảng còn thì núi nước này còn?

+ “Chúng nó đã cầm súng, mình phải cần giáo”.

- Lấy truyền thống của làng Xô Man để giáo dục con cháu “Nhớ lấy...sau này tao chết...phải kể lại cho con cháu nghe.

=> Hình tượng cụ Mết: + Mang dáng dấp sử thi.

+ Niềm tự hào ngưỡng vọng của con cháu làng Xô Man.

+ Gắn bó keo sơn với Đảng “Cán bộ là Đảng, Đảng còn... còn”. 3. Hình tượng lớp trẻ làng Xô Man:

3.1. Nhân vật Tnú:

Câu hỏi: Nhân vật Tnú được xây dựng như thế nào?

* Nhân vật hiện lên qua lời kể của cụ Mết và qua dòng hồi tưởng của chính Tnú khi về thăm làng (Đêm huyền thoại Xô Man).

Cuộc đời nhân vật:

* Tái hiện 3 thời kì của làng Xô Man:

- Thời kì làng Xô Man trong những đêm dài “tố cộng”. + Tnú mồ côi cha mẹ từ nhỏ.

+ Tính cách đã định hình từ bé: làm liên lạc cho cách mạng, tin tưởng vào Đảng, học chậm chữ nhưng làm liên lạc thông minh, tháo vát, nhanh nhẹn,gan dạ, quyết tâm bảo vệ Đảng đến cùng.

- Thời kì làng Xô Man đứng lên tự giải phóng: + Tnú trở thành chiến sĩ du kích làng Xô Man.

 Tnú hùng dũng nhu một con mãnh hổ. - Thời kì làng Xô Man tự bảo vệ:

+ Tnú sau ba năm đi lực lượng về thăm làng.

+ Yêu làng quê, yeu tiếng chày giã gạo, yêu dòng suối, yêu từng con người làng Xô Man.

+ Nghiêm túc có kỉ luật cao.

Câu hỏi: Với nhân vật Tnú, hình ảnh nào để lại cho em nhiều ấn tượng đẹp? Gợi ý: - Hình ảnh bàn tay Tnú.

- Yêu thương, căm thù.

- Hình ảnh thu nhỏ của làng Xô Man. + Bị thương (10 ngọn đuốc).

+ Dũng cảm, hào hùng.

- Hình ảnh bàn tay Tnú tiếp nối hình ảnh bàn tay cụ Mết. 3.2. Các nhân vật khác:

* Mai – Dít:

Câu hỏi: Mai và Dít có mối quan hệ như thế nào? Gợi ý: - Hai chị em ruột.

- “Giống nhau ở đôi mắt bình thản lạ lùng”. - Đều tham gia cách mạng từ ngày còn tấm bé.

Câu hỏi: Phân tích vẻ đẹp của nhân vật Dít. Vẻ đẹp ấy được khắc hoạ như thế nào? Gợi ý: * Trong quá khứ:

Gan lì khi địch bắn doạ, đến viên đạn thứ 10 chùi nước mắt im bặt. * Trong hiện tại:

- Giữ các cương vị chủ chốt của làng Xô Man, được đi dự đại hội thi đua. - Nghiêm khắc.

- Hiền lành, nhân hậu. * Thằng bé Heng:

- Lớn trước tuổi.

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÂU HỎI NHẰM PHÁT HUY TÍNH CHỦ ĐỘNG SÁNG TẠO CỦA HỌC SINH TRONG GIỜ HỌC TÁC PHẨM VĂN CHƯƠNG Ở TRUNG HỌC PHỔ THÔNG (Trang 147 -147 )

×