TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH

Một phần của tài liệu Tiểu luận môn cơ sở dữ liệu nâng cao Đẳng cấu đồ thị con với thời gian đa thức (Trang 46)

CHƯƠNG TRÌNH

Tác giả bài báo trên đã chỉ ra cho chúng ta thấy một hướng tiếp cận rất hay về vấn đề đẳng cấu đồ thị, đặc biệt là làm giảm thời gian tính toán bằng cách tính trước cây quyết định ở bước tiền xử lý. Trong quá trình tính toán, tác giả nêu lên những phương pháp để có thể giảm thiểu độ phức tạp của chương trình một cách cần thiết. Vì thế nếu đi sâu tìm hiểu ta có thể áp dụng cách tiếp cận này cho một số bài toán thực tế. Bên cạnh đó, tác giả cũng chỉ cho chúng ta thấy một số hạn chế nhất định của phương pháp này.

Do hạn chế về thời gian và ngôn ngữ nên bài dịch này sẽ không tránh khỏi sai sót, em mong được sự góp ý của thầy. Ngoài bài dịch này ra, em có minh họa cho bài báo này bằng một chương trình đơn giản để nhận dạng đồ thị. Chương trình được viết bằng ngôn ngữ C++ (Visual Studio 2010). Thực hiện chương trình bằng cách nhập vào 2 tập tin văn bản (theo dạng ma trận).

* Đồ thị mẫu được nhập vào tập tin InputA.txt. Đồ thị xét đẳng cấu với đồ thị mẫu được nhập vào tập tin InputB.txt

- Dòng đầu tiên là cấp của ma trận hay số đỉnh của đồ thị.

- Các dòng tiếp theo là các mối liên kết giữa các đỉnh. (Nếu có

liên kết ta nhập giá trị là 1 ngược lại ta nhập 0)

- Khi thực thi chương trình máy tính sẽ hiện ra dòng thông báo

cho biết 2 đồ thị có đẳng cấu hay không.

- Trong chương trình minh họa, em đã nhập sẵn 2 đồ thị mẫu để

tiện cho việc kiểm tra.

- Lưu ý: Số đỉnh trong tập tin InputB.txt phải nhỏ hơn hoặc bằng

số đỉnh trong tập tin InputA.txt. (Và theo bài báo chương trình sẽ thực thi tốt khi số đỉnh < 20)

Một phần của tài liệu Tiểu luận môn cơ sở dữ liệu nâng cao Đẳng cấu đồ thị con với thời gian đa thức (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(48 trang)
w