Chương 3: Bài học cho hệ thống Ngân hàng Việt Nam

Một phần của tài liệu Tiểu luận hệ thống thông tin quản trị QUẢN TRỊ QUAN HỆ KHÁCH HÀNG(CRM) TRONG NGÂN HÀNG TÌNH HUỐNG CỦA NGÂN HÀNG ICICI (Trang 25)

Nhiều NHTM trên thế giới đã triển khai, ứng dụng CRM từ thập niên 1990. Ở vị thế của một ngành ngân hàng non trẻ như Việt Nam, trình độ tiếp nhận và ứng dụng khoa học kĩ thuật còn hạn chế, cho dù không thể đưa ra những phát kiến ứng dụng CRM như ICICI hay các ngân hàng lớn trên thế giới.Tuy nhiên với lợi thế xuất phát thấp ấy, cơ hội của các Ngân Hàng Việt Nam là rất lớn, bằng cách áp dụng những phát kiến đó trong điều kiện phù hợp với mặt bằng phát triển chung của hệ thống ngân hàng. Bằng chứng là những ứng dụng về Mobile Banking, Internet Banking đã có nhưng bước tiến vượt bật và là giải pháp được ngày càng nhiều các khách hàng lựa chọn. So với các đây vài năm thì hiện nay các gói dịch vụ ngân hàng ngày càng được đa dạng hóa, đồng thời hướng đến nhiều đối tượng khách hàng hơn. Đây là tín hiệu đáng mừng cho thấy các ngân hàng Việt Nam đã nhận thức rõ tầm quan trọng hệ thống CRM và tiềm năng phát triển của nó.

“Hiện nay xét về mặt công nghệ đã có một vài NHTM trong nước triển khai áp dụng công nghệ CRM và bước đầu thu được hiệu quả tốt. Nhiều NHTM đang ở mức CMS,hệ thống quản lý giao tiếp. Điều này đã giới hạn hiệu quả hoạt động quản trị quan hệ KH, do các ngân hàng mới chỉ xây dựng một hệ cơ sở dữ liệu chung cho việc tìm hiểu thông tin về KH và chia sẻ nó giữa các bộ phận marketing, bán hàng và chăm sóc KH khai thác. Ngoài ra do chưa áp dụng các công nghệ phần mềm CRM nên các ngân hàng chưa có một bộ phận CRM riêng trong tổ chức” (Văn Thắng 2010)[4].

Từ những tiền đề nói trên, nhóm xin đưa ra một số quan điểm nhằm giúp các NHTM ở Việt Nam cả thiện hệ thống CRM của mình

• Xác định loại hình CRM phù hợp với khả năng tài tài chính cũng như cơ cấu tổ chức của mình tiến tới xây dựng và phát triển bộ phận CRM trong ngân hàng • Đa dạng hóa thêm các dịch vụ marketing, hỗ trợ khách hàng. Triển khai các

ứng dụng dịch vụ mới dựa trên nền tảng khoa học kĩ thuật hiện đại nhằm rút ngắn thời gian và phục vụ khách hàng một cách tốt nhất.

• Các cán bộ tín dụng cũng như nhân viên quan hệ khách hàng cần tích cực tìm kiếm và nắm bắt thông tin ( dữ liệu đầu vào của hệ thống CRM ) của nhiều đối tượng khách hàng

• Cần nhanh chóng tiến tới SFA (Sales Force Automation) để tự động hóa các tác vụ bán hàng. Đây cũng là nền tảng cơ bản của CRM ngày nay.

KẾT LUẬN

Trong nền kinh tế tri thức, công nghệ thông tin là một trong những động lực quan trọng, phát triển mạnh mẽ, sôi động, tác động nhiều mặt đến sự phát triển kinh tế - xã hội. Ứng dụng, phát triển CNTT tốt sẽ góp phần thúc đẩy công cuộc đổi mới, tạo nên bước chuyển biến về chất của lực lượng sản xuất nhằm đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa quê đất nước, tăng cường năng lực cạnh tranh, chủ động và tích cực hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế. Việc đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ nói chung, CNTT nói riêng trong sản xuất, kinh doanh là vấn đề sống còn đối với mỗi doanh nghiệp. Vì vậy mỗi doanh nghiệp cần phải nâng cao nhận thức về đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, đặc biệt là các chủ doanh nghiệp. Đào tạo và đào tạo lại để nâng cao trình độ nghiệp vụ về CNTT, quản trị thông tin, quản trị doanh nghiệp cho lãnh đạo, nhân viên các doanh nghiệp. Có chiến lược đầu tư cho ứng dụng CNTT phục vụ sản xuất, kinh doanh phù hợp. Lựa chọn các giải pháp công nghệ cùng các phần mềm tin học thích hợp để quản lý, điều hành hoạt động của doanh nghiệp một cách hiệu quả, nâng cao năng lực cạnh tranh. Đồng thời xây dựng chiến lược quảng bá thương hiệu, sản phẩm hàng hóa trên mạng Internet. Thông qua môi trường này để tìm kiếm thị trường, đối tác và cơ chế hợp tác, liên doanh liên kết. Và đặc biệt trong mối quan hệ với khách hàng mỗi doanh nghiệp cần tạo chỗ đứng, niềm tin trong lòng họ, ứng dụng những tiện ích mà CNTT đem lại một cách hiệu quả nhất cùng với sự cố gắng, nỗ lực của con người.

Một phần của tài liệu Tiểu luận hệ thống thông tin quản trị QUẢN TRỊ QUAN HỆ KHÁCH HÀNG(CRM) TRONG NGÂN HÀNG TÌNH HUỐNG CỦA NGÂN HÀNG ICICI (Trang 25)