I- Kiến thức Cơ Bản:
VÙNG ĐÔNG NAM BỘ
I- Kiến thức cơ bản:
1- Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ
- Đông Nam Bộ gồm 6 tỉnh , thành phố với diện tích 23.550km2 và 10,9 triệu dân
- Vị trí có nhiều lợi thế như là cầu nối giữa Tây Nguyên , Duyên hải Nam Trung Bộ với Đồng bằng sông Cửu Long , giữa đất liền với biển Đông giàu tiềm năng , đặc biệt là dầu khí trên thềm lục địa . - Thành phố Hồ Chí Minh được coi là trung tâm của khu vực Đông Nam Á , do đó Đông Nam Bộ có nhiều lợi thế về giao lưu kinh tế văn hoá với các vùng trong nước và các nước trong khu vực ASEAN.
2- Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
• Vùng đất liền
- Địa hình : Đông Nam Bộ nằm trên vùng đồng bằng và bình nguyên rộng , chuyển tiếp từ cao nguyên Nam Trung Bộ đến Đồng bằng sông Cửu Long với những vùng gò đồi lượn sóng , địa hình thoải (độ dốc không quá 15o) do đó rất thuận lợi cho việc xây dựng những khu công nghiệp , đô thị và giao thông vân tải
- Khí hậu : cận xích đạo với nền nhiệt độ cao và hầu như ít thay đổi trong năm ,đặc biệt là sự phân hoá theo mùa phù hợp với hoạt động của gió mùa, nguồn thuỷ sinh tốt.
Nhìn chung đây lànơi có khí hậu tương đối điều hoà , ít thiên tai nhưng về mùa khô cũng hay bị thiếu nước
- Tài nguyên :
+ Đất : đất badan và đất xám trên phù sa cổ chiếm diện tích lớn nhất rất thích hợp với các loài cây công nghiệp và cây ăn quả
+ Rừng : tập trung chủ yếu ở Bình Dương , Bình Phước nhưng diện tích không nhiều . Việc bảo vệ rừng có ý nghĩa quan trọng vì : bảo vệ môi trường sinh thái, không bị mất nước ở các hồ chứa, giữ mực nước ngầm bảm bảo nước tưới cho các vùng chuyêm canh cây công nghiệp .
•Vùng biền : rộng ấm thềm lục địa nông, tài nguyên biển phong phú , nguồn dầu khí ở thềm lục địa , thuỷ sản dồi dào , giao thông và du lịch biển phát triển .
* Khó khăn :
- Trên đất liền ít khoáng sản
- Mất rừng đầu nguồn , tỉ lệ che phủ rừng thấp
- Ô nhiễm môi trường do chất thải công nghiệp và đô thị ngày càng tăng đặc biệt là môi trường nước thuộc phần hạ lưu sông Đồng Nai
Do đó việc bảo vệ môi trường cả trên đất liền và trên biển là nhiệm vụ quan trọng của vùng .
3- Đặc điểm dân cư xã hội
- Đông Nam Bộ là vùng đông dân 10,9 triệu người (2002) có nguồn lao động dồi dào đặc biệt là lao động có kĩ thuật , thị trường tiêu dùng rộng lớn
Vấn đề nổi bặc là sự phát triển đô thị, công nghiệp trong một môi trường khá thuận lợi tạo sức hút ngày càng lớn , lao động từ nhiều vùng đất nước tới để tìm kiếm cơ hội việc làm dẫn đến nguy cơ quá tải dân độ thị đặc biệt là Thành phố Hồ Chí Minh
- Người dân năng động sáng tạo trong công cuộc đổi mới và phát triển khoa học kĩ thuật
- Trên nhiều chỉ tiêu phát triển dân cư xã hội Đông Nam Bộ là vùng phát triển cao hơn mức trung bình cả nước
- Đông Nam Bộ có nhiều địa danh về lịch sử và văn hoá : nhà Bè , bến Sài Gòn , toà thánh Tây Ninh, dinh Độc Lập , địa đạo Củ Chi , nhà tù Côn Đảo ,… là cơ sở để phát triển ngành du lịch .
4- Tình hình phát triển kinh tế
a- Công nghiệp
- Trước 1975 công nghiệp Đông Nam Bộ phụ thuộc và nước nghoài chủ yếu là sản xuất hàng tiêu dùng và công nghiệp thực phẩm, tập trung chủ yếu ở Sài Gòn- Chợ Lớn .
- Sau năm 1975 công nghiệp ở Đông Nam Bộ phát triển mạnh, đặc biệt chú trọng phát triển về công nghiệp nặng . Giá trị sản xuất công nghiệp đứng đầu toàn quốc chiếm gần 60% giá trị sản lượng công nghiệp cả nước (trong đó Thành phố Hồ Chí Minh chiếm gầm 50% )
- Cơ cấu công nghiệp bao gồm một số ngành trọng điểm: công nghiêp năng lượng( khai thác
dầu , nhiệt điện , thuỷ điện), công nghiệp nặng( luyện kim, cơ khí, hoá chất), chế biến lương thực thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng (chủ yếu là dệt may)
- Phân bố chủ yếu ở các trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh , Biên Hoà , Vũng Tàu .
b- Nông nghiệp
- Đông Nam Bộ là vùng trọng điểm sản xuất cây công nghiệp lâu năm xuất khẩu của cả nước bao gồm cao su, cà ph, hồ tiêu,điều . Nhờ điều kiện thuận lợi về thổ nhưỡng, khí hậu, cơ sở chế biến và thị trường .Trong đó cây cao su là cây công nghiệp hàng hoá xuất khẩu quan trọng nhất, diện tích và sản lượng đứng đầu toàn quốc tập trung ở các tỉnh Đồng Nai,Bình Dương, Bình Phước .
Sỡ dĩ cây cao su được trồng ở đây vì đất đai và khí hậu phù hợp (nhiệt đới nóng ẩm quanh năm, đất badna, đất xám, phù sa cổ ) . Người dân có tay nghề cao, giàu kinh nghiệm và có nhiều cơ sở chế biến mủ cao su để xuất khẩu tập trung ở thành phố Hồ Chí Minh . Thị trường nhập mủ cao su nhiều nhất của Việt Nam là Trung Quốc, Nhật Bản, Singapo, Hàn Quốc
- Ngoài cây cao su và một số cây công nghiệp lâu năm trên Đông Nam Bộ còn phát triển các cây công nghiệp hằng năm như bông, lạc, đậu tương, mía,… với khối lượng lớn .
Một số cây ăn quả đặc sản như sầu siêng, mít tố nữ, chôm chôm, măng cụt ,…
- Ngành chăn nuôi gia súc gia cầm chú trọng theo phương pháp công nghiệp đặc biệt là nuôi bò sữa - Nuôi trồng và đánh bắt thuỷ hải sản cũng chiêm tỉ trọng đáng kể trong cơ cấu nông nghiệp vùng . - Khó khăn : Rừng đầu nguồn và rừng ngập mặn bị tàn phá , thiếu nước về mùa khô , ô nhiễm môi trường ,…
- Một số giải pháp đối với vùng này :
+ Đẩy mạnh thâm canh , nâng cao chất lượng giống cây và con + Bảo vệ môi trường khỏi sự ô nhiễm của công nghiệp và đô thị + Tăng cường đầu tư cho thuỷ lợi
+ Bảo vệ và phát triển rừng đầu nguồn, gìn giữ sự đa dạng về sinh học của rừng ngập mặn
c- Dịch vụ
- Là ngành kinh tế phát triển mạnh ở Đông Nam Bộ không chỉ phục vụ cho nhân dân trong vùng mà còn cho nhu cầu thị trường Nam Bộ và một phần cả nước .
Các hoạt động dịch vụ nhất là thương mại vận tải du lịch , bưu chính viễn thông ,..
- Với cảng Sài Gòn và sân bay Tân Sơn Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh là đầu mối giao thông quan trọng nhất của vùng và của cả nước bằng nhiều loại hình : ôtô, đường sắt, đường biển , đường hàng không ,…
Xuất khẩu chủ yếu là dầu thô , thực phẩm chế biến , hàng công nghiệp nhẹ. Nhập khẩu chủ yếu là máy móc và nguyên vật liệu .
- Đông Nam Bộ là địa bàn thu hút mạnh nhất đầu tư nước ngoài (chiếm 50% tổng vốn đầu tư nước ngoài vào năm 2003 )(vốn FDP)
- Du lịch là một trong những thế mạnh của vùng, Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm lớn nhất toàn quốc, hoạt động du lịch diễn ra sôi động quanh năm đem lại hiệu quả kinh tế .