GIỚI THIỆU CHUNG

Một phần của tài liệu Tiểu luận môn tính toán lưới TÌM HIỂU CLUSTERING (Trang 50)

5. Phân đoạn ảnh chụp từ vệ tinh

3.3.1 GIỚI THIỆU CHUNG

Trong những năm gần đây, sự phát triển mạnh mẽ của CNTT và ngành công nghiệp phần cứng đã làm cho khả năng thu thập và lưu trữ thông tin của các hệ thống thông tin tăng nhanh một cách chóng mặt. Bên cạnh đó việc tin học hoá một cách ồ ạt và nhanh chóng các hoạt động sản xuất, kinh doanh cũng như nhiều lĩnh vực hoạt động khác đã tạo ra cho chúng ta một lượng dữ liệu lưu trữ khổng lồ. Hàng triệu CSDL đã được sử dụng trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh, quản lí..., trong đó có nhiều CSDL cực lớn cỡ Gigabyte, thậm chí là Terabyte. Sự bùng nổ này đã dẫn tới một yêu cầu cấp thiết là cần có những kĩ thuật và công cụ mới để tự động chuyển đổi lượng dữ liệu khổng lồ kia thành các tri thức có ích. Từ đó, các kĩ thuật Khai phá dữ liệu đã trở thành một lĩnh vực thời sự của nền CNTT thế giới hiện nay.

Khai phá dữ liệu (Data Mining) được định nghĩa là: quá trình trích xuất các thông tin có giá trị tiềm ẩn bên trong lượng lớn dữ liệu được lưu trữ trong các CSDL, kho dữ liệu… Hiện nay, ngoài thuật ngữ khai phá dữ liệu, người ta còn dùng một số thuật ngữ khác có ý nghĩa tương tự như: khai phá tri thức từ CSDL (knowlegde mining from databases), trích lọc dữ liệu (knowlegde extraction), phân tích dữ liệu/mẫu (data/pattern analysis), khảo cổ dữ liệu (data archaeology), nạo vét dữ liệu (data dredging). Nhiều người coi khai phá dữ liệu và một thuật ngữ thông dụng khác là khám phá tri thức trong CSDL (Knowlegde Discovery in Databases – KDD) là như nhau. Tuy nhiên trên thực tế, khai phá dữ liệu chỉ là một bước thiết yếu trong quá trình Khám phá tri thức trong CSDL. Quá trình này bao gồm các bước sau:

1) Làm sạch dữ liệu (data cleaning): loại bỏ nhiễu hoặc các dữ liệu không thích hợp.

2) Tích hợp dữ liệu (data integration): tích hợp dữ liệu từ các nguồn khác nhau như: CSDL, Kho dữ liệu, file text...

3) Chọn dữ liệu (data selection): ở bước này, những dữ liệu liên quan trực tiếp đến nhiệm vụ sẽ được thu thập từ các nguồn dữ liệu ban đầu.

4) Chuyển đổi dữ liệu (data transformation): trong bước này, dữ liệu sẽ được

chuyển đổi về dạng phù hợp cho việc khai phá bằng cách thực hiện các thao tác nhóm hoặc tập hợp.

5) Khai phá dữ liệu (data mining): là giai đoạn thiết yếu, trong đó các phương

pháp thông minh sẽ được áp dụng để trích xuất ra các mẫu dữ liệu.

6) Đánh giá mẫu (pattern evaluation): đánh giá sự hữu ích của các mẫu biểu diễn

tri thức dựa vào một số phép đo.

Khai phá dữ liệu là một lĩnh vực liên quan tới rất nhiều ngành học khác như: hệ CSDL, thống kê, trực quan hóa... Hơn nữa, tuỳ vào cách tiếp cận được sử dụng, khai phá dữ liệu còn có thể áp dụng một số kĩ thuật như mạng nơ ron, lí thuyết tập thô hoặc tập mờ, biểu diễn tri thức… So với các phương pháp này, khai phá dữ liệu có một số ưu thế rõ rệt:

So với phương pháp học máy, khai phá dữ liệu có lợi thế hơn ở chỗ, khai phá dữ liệu có thể sử dụng với các CSDL chứa nhiều nhiễu, dữ liệu không đầy đủ hoặc biến đổi liên tục. Trong khi đó phương pháp học máy chủ yếu được áp dụng trong các CSDL đầy đủ, ít biến động và tập dữ liệu không quá lớn.

Phương pháp hệ chuyên gia: phương pháp này khác với khai phá dữ liệu ở chỗ các ví dụ của chuyên gia thường ở mức chất lượng cao hơn nhiều so với các dữ liệu trong CSDL, và chúng thường chỉ bao hàm được các trường hợp quan trọng. Hơn nữa các chuyên gia sẽ xác nhận giá trị và tính hữu ích của các mẫu phát hiện được

Phương pháp thống kê là một trong những nền tảng lí thuyết của Khai phá dữ liệu, nhưng khi so sánh hai phương pháp với nhau ta có thể thấy các phương pháp thống kê còn tồn tại một số điểm yếu mà Khai phá dữ liệu đã khắc phục được:

Các phương pháp thống kê chuẩn không phù hợp với các kiểu dữ liệu có cấu trúc trong rất nhiều các CSDL.

Các phương pháp thống kê hoạt động hoàn toàn theo dữ liệu, nó không sử dụng tri thức sẵn có về lĩnh vực.

Kết quả phân tích của thống kê có thể sẽ rất nhiều và khó có thể làm rõ được.

Phương pháp thống kê cần có sự hướng dẫn của người dùng để xác định phân tích dữ liệu như thế nào và ở đâu.

Với những ưu điểm đó, khai phá dữ liệu đang được áp dụng một cách rộng rãi trong nhiều lĩnh vực kinh doanh và đời sống khác nhau: marketing, tài chính, ngân hàng và bảo hiểm, khoa học, y tế, an ninh, internet… Rất nhiều tổ chức và công ty lớn trên thế giới đã áp dụng kĩ thuật khai phá dữ liệu vào các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình và thu được những lợi ích to lớn: Bảo hiểm y tế Australia phát hiện ra rằng trong nhiều trường hợp các xét nghiệm không hợp lí, tiết kiệm 1 triệu $ / năm; British Telecom đã phát hiện những nhóm người thường xuyên gọi cho nhau bằng mobile và thu lại được hàng triệu USD; JPL và Palomar Observatory đã phát hiện ra 22 quasars nhờ kĩ thuật KPDL; IBM Surf-Aid áp dụng KPDL phân tích các lần đăng nhập Web vào các trang có liên quan đến thị trường để phát hiện sở thích khách hàng, phục vụ việc đánh giá hiệu quả của việc tiếp thị qua Web (Web marketing) và cải thiện hoạt động của các Website... Các công ty phần mềm lớn trên thế giới cũng rất quan tâm và chú trọng tới việc nghiên cứu và phát triển kĩ thuật khai phá dữ liệu: Oracle tích hợp các công cụ khai phá dữ liệu vào bộ Oracle9i, IBM đã đi tiên phong trong việc phát triển các ứng dụng khai phá dữ liệu với các ứng dụng như Intelligence Miner ...

Một phần của tài liệu Tiểu luận môn tính toán lưới TÌM HIỂU CLUSTERING (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w