Chiến lược cho ngành dệt may Việt Nam xâm nhập thị trường Asean nói chung và thị trường quốc tế nói riêng

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao sức cạnh tranh của ngành dệt may Việt Nam trong khu vực Asean (Trang 26)

III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO LỢI THẾ CẠNH TRANH QUỐC GIA CỦA VIỆT NAM ĐỐI VỚI NGÀNH DỆT MAY TRÊN THỊ TRƯỜNG

3.3Chiến lược cho ngành dệt may Việt Nam xâm nhập thị trường Asean nói chung và thị trường quốc tế nói riêng

chung và thị trường quốc tế nói riêng

Sau khi phân tích và nghiên cứu về lợi thế cạnh tranh quốc gia Việt Nam giúp cho ngành dệt may tìm ra được những lợi thế riêng biệt để đảm bảo cho sự thành công của mình trên thị trường quốc tế. Đây cũng là cơ sở để lựa chọn chiến lược cạnh tranh mà công ty sẽ áp dụng trên thị trường quốc tế.

Ngành dệt may Việt Nam lâu nay vẫn được định hướng bởi chiến lược chi phí thấp do có nguồn nhân công, lao động giá rẻ, sản xuất theo kiểu gia công. Tuy nhiên, lợi thế cạnh tranh về nhân công đang mất dần do năng suất lao động không cao, mặt khác nhu cầu của khách hàng quốc tế ngày một tăng. Chính vì vậy, tôi đề xuất một chiến lượng mới cho ngành dệt may Việt Nam đó là chiến lược khác biệt hóa.

Làm sao để sản phẩm “made in Việt Nam” được cả thế giới biết đến. Hàng dệt may Việt Nam gia công trước đây luôn được đánh giá cao về chất lượng bởi nhân công Việt Nam có tay nghề, cẩn thận. Hiện nay, Ngành dệt may đang chuyển dịch sang sản xuất từ A đến Z. Điều này rất cần một chiến lược cạnh tranh đúng đắn để Dệt may có thể đứng vững trên thị trường.

Với tiền đề xuất khẩu vốn có dệt may Việt Nam cần tăng cường cải thiện về khoa học công nghệ để đáp ứng nhu cầu cũng như giải pháp để tạo ra sự khác biệt cho sản phẩm của mình. Bằng cách:

- Tổ chức lại các Viện nghiên cứu chuyên ngành dệt may theo hướng tự chủ, tự chịu trách nhiệm: Nâng cao năng lực tư vấn, nghiên cứu triển khai, chuyển giao công nghệ, khả năng thiết kế và sáng tác mẫu của các Viện nghiên cứu; Hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong ngành đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu triển khai các tiến bộ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, nâng cao năng lực sản xuất của các doanh nghiệp dệt - may Việt Nam.

- Nghiên cứu áp dụng các công nghệ mới, các nguyên liệu mới để tạo ra các sản phẩm dệt có tính năng khác biệt, triển khai các chương trình sản xuất sạch hơn, tiết kiệm năng lượng, áp dụng các phần mềm trong thiết kế, quản lý sản xuất và chất lượng sản phẩm dệt - may.

- Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật sản phẩm dệt may phù hợp và hài hoà với pháp luật về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và thông lệ quốc tế. Hỗ trợ nâng cấp các trung tâm giám định, kiểm tra chất lượng sản phẩm dệt - may, hỗ trợ cho các doanh nghiệp dệt - may trong quản lý chất lượng và khắc phục các rào cản kỹ thuật.

- Xây dựng phòng thí nghiệm sinh thái Dệt -May và Trung tâm phát triển các mặt hàng vải trong giai đoạn 2008-2010.

- Xây dựng cơ sở dữ liệu về ngành Dệt - May, nâng cao chất lượng của trang thông tin điện tử.

- Nghiên cứu xây dựng các chính sách khuyến khích thúc đẩy chuyển giao công nghệ trong ngành Dệt – May./.

C – KẾT LUẬN

Với xu hướng toàn cầu hóa nền kinh tế, mỗi doanh nghiệp, ngành nghề, mỗi quốc gia đang đặt mình vào sự cạnh tranh khốc liệt, chỉ có những sản phẩm mới với những đặc tính mới ưu việt hoặc là những sản phẩm mang đặc tính riêng, độc đáo của doanh nghiệp đó thì mới có thể đứng vững trên thị trường. Ngành dệt may cũng không thoát ra khỏi quy luật ấy. Các nước trong khu vực Asean có điều kiện tương đối giống nhau tưởng như sẽ tạo ra sản phẩm dệt may giống nhau nhưng điều đó không bao giờ xảy ra. Bởi lẽ qua sự phân tích và so sánh ở trên chúng ta đã thấy được lợi thế cạnh tranh quốc gia của Việt Nam ảnh hưởng sâu sắc đến ngành dệt may.

Từ quá trình tìm hiểu như trên, tôi mong rằng ngành dệt may Việt Nam sẽ tạo ra hơn nữa sự khác biệt trong sản phẩm dệt may để dệt may Việt Nam tự tin cất cánh trên thị trường quốc tế.

Bài thảo luận của tôi mới tập trung ở một số vấn đề mà tôi cho là quan trọng nhất, có thể còn có sự hạn chế nào đó, tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp của Thầy Cô cùng các bạn để bài thảo luận của tôi hoàn thiện hơn./.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao sức cạnh tranh của ngành dệt may Việt Nam trong khu vực Asean (Trang 26)