0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Khuyến nghị

Một phần của tài liệu HƯỚNG DẪN HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ TỰ HỌC KHI DẠY HỌC CHƯƠNG CƠ HỌC , VẬT LÝ LỚP 8 (Trang 93 -93 )

- Đối với GV dạy Vật lí tại các trường THCS:

+ Nghiên cứu cách tổ chức dạy học tự học tuy bước đầu mất nhiều thời gian nhưng đem lại hiệu quả cao. Trong một kì học, GV nên nghiên cứu lựa chọn một số bài, phần kiến thức để tổ chức dạy học theo hình thức này. Những kiến thức vật lí ở cấp THCS không yêu cầu quá cao về mức độ đào sâu hay những tính toán, lập luận phức tạp nên hoàn toàn khả thi để GV lựa chọn cho HS tự học.

+ Khi tổ chức dạy học theo hướng hướng dẫn HS tự học, GV cần tiếp tục đi sâu nghiên cứu để tìm ra những phương án hướng dẫn đảm bảo hiệu quả hơn với nhóm các học sinh trung bình và yếu, khi trong lớp học thường có sự phân hóa cao về nhận thức và kĩ năng học tập.

- Đối với các cấp quản lý Giáo dục:

+ Cần tạo điều kiện thuận lợi cho GV về cơ sở vật chất, khuyến khích GV đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực. Muốn nâng cao chất lượng giáo dục thì trước hết phải người GV phải luôn sáng tạo, áp dụng các phương

+ Trong năm học 2011-2012 vừa qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có những quyết sách rất quan trọng về việc giảm tải nội dung chương trình, hạn chế những kiến thức mang tính nhồi nhét, giảm bớt một số nội dung trùng lặp với chương trình các khối khác, môn khác. Vì vậy GV đã có thuận lợi hơn về thời lượng, có thể tự điều chỉnh để tăng cường các PPDH tích cực, hướng dẫn học sinh tự học. Chính sách này cần được triển khai nhanh chóng, kịp thời và các trường nên giao quyền chủ động hơn cho GV trong những thời lượng được giảm tải.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

[1] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Sách giáo khoa Vật lý 8, Nxb Giáo dục Việt Nam.

[2] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Sách giáo viên Vật lý 8, Nxb Giáo dục Việt Nam.

[3] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Sách giáo khoa Vật lý 6, Nxb Giáo dục. [4] Bộ Giáo dục và Đào tạo, Dự án phát triển giáo dục THCS II (2011),

Một số chuyên đề bồi dưỡng cán bộ quản lí và giáo viên THCS.

[5] Đinh Thị Kim Thoa (2010), Bài giảng “Tâm lý học dạy học” , ĐH Giáo dục – ĐHQGHN.

[6] Đinh Thị Kim Thoa (2008), Tâm lý học lứa tuổi, Nxb ĐHQGHN.

[7] Đỗ Hƣơng Trà, Phạm Gia Phách (2009), Dạy học bài tập Vật lý ở

trường phổ thông, Nxb ĐH Sư phạm.

[11] Lê Đức Ngọc (2009), Tập bài giảng Đo lường và đánh giá thành quả

học tập, Trung tâm kiểm định, đo lường và đánh giá chất lượng giáo dục.

[12] Ngô Diệu Nga (2010), Tập bài giảng “Phân tích chương trình Vật lý phổ

thông”, ĐH Giáo dục – ĐHQGHN.

[13] Nguyễn Cảnh Toàn, Nguyễn Kỳ, Vũ Văn Tảo, Bùi Tƣờng (1998),

Quá trình dạy - tự học, NXB Giáo dục.

[14] Nguyễn Đức Thâm, Nguyễn Ngọc Hƣng (2001).Tổ chức hoạt động

nhận thức cho học sinh trong dạy học vật lý ở trường phổ thông, Nxb ĐHQG

Hà Nội.

[15] Nguyễn Đức Thâm (chủ biên), Nguyễn Ngọc Hƣng, Phạm Xuân Quế (2002), Phương pháp dạy học vật lí ở trường phổ thông, NXB Đại học Sư phạm. [16] Nguyễn Gia Cầu (2007), “Dạy học phát triển các kĩ năng cơ bản cho

[17] Nguyễn Hiến Lê (2010), Tự học - một nhu cầu thời đại, Nxb Văn hóa & Thông tin.

[18] Phạm Hữu Tòng (2004), Dạy học vật lí ở trường phổ thông theo định

hướng phát triển hoạt động học tích cực, tự chủ, sáng tạo và tư duy khoa học,

NXB Đại học Sư phạm.

[19] Phạm Kim Chung (2008), Tập bài giảng Phương pháp dạy học Vật lý ở

trường phổ thông, Khoa Sư phạm – ĐHQGHN.

[20] Phạm Ngọc Tiến, Nguyễn Đức Hiệp, Lê Cao Phan (2010), Bài tập

thực hành Vật lí 8, NXB Giáo dục Việt Nam.

Tiếng Anh

[1] Middle States Commission on Higher Education (2007), Self – Study:

Creating a Useful Process and Report, USA.

[2] R. P. Rana (2006), Physics for Middle Classes (Book I, Book II, Book III), S. Chand & Company Ltd, India.

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Phiếu thăm dò ý kiến hoạt động tự học Vật lí của HS THCS

Nhằm tăng cường hiệu quả học tập môn Vật lí ở cấp THCS, các em hãy cho biết các thông tin sau (dùng dấu x đánh dấu vào các lựa chọn để trả lời các câu hỏi).

1. Theo em, việc học môn Vật lí là:

□ Rất cần thiết □ Bình thường □ Không nhất thiết phải học 2. Động cơ học tập của em thường là:

□ Để trang bị tri thức cho bản thân □ Để đi thi, kiểm tra đạt điểm cao □ Vì gia đình em yêu cầu như thế □ Lý do khác: ……… 3. Ở nhà, em thường học vật lí như thế nào?

□ Tự làm bài tập về nhà nếu có và thường làm vào tối ngay trước tiết tiếp theo □ Tự làm bài tập về nhà nếu có và thường làm ngay trong ngày học bài đó □ Đọc lại lý thuyết và làm bài tập thầy cô giao

□ Làm bài tập với sự trợ giúp của sách tham khảo □ Làm bài tập với sự trợ giúp của gia sư hoặc anh chị

□ Đọc lại bài, làm bài tập và đọc trước bài mới, đôi khi làm thêm bài sách tham khảo

□ Thường đến đầu giờ học sau mới làm bài, vì như thế có thể hỏi các bạn. □ Cách khác của em: ……… 4. Em thường dành thời gian bao lâu cho mỗi lần học vật lí ở nhà?

□ Khoảng 15-30p □ Khoảng 1-2h học thêm hoặc với gia sư □ Nhiều hơn 30p tự học □ Thường không có thời gian cho môn này

5. Ở lớp, em đã từng học vật lí theo hình thức nào sau đây: □ Thuyết trình về một chủ đề (cá nhân hoặc nhóm)

□ Làm báo cáo bài học sau khi tự đọc SGK

□ Ghi bài bằng sơ đồ hoặc tự lập sơ đồ ôn tập kiến thức □ Chỉ nghe giảng, ghi chép và trả lời câu hỏi của giáo viên

□ Hình thức khác: ……… 6. Theo em, nếu dành thời gian và biết cách tự học sẽ giúp:

□ Nhớ kiến thức lâu hơn, hiểu vấn đề hơn

□ Biết lập kế hoạch học tập và giải quyết vấn đề □ Có hứng thú học tập hơn

□ Biết cách chủ động lựa chọn những khối kiến thức cần ghi nhớ □ Tạo phong cách làm việc khoa học

□ Ý kiến khác của em: ………

Họ tên của em: ………. Lớp …… Trường ………

Phụ lục 2: Phiếu thăm dò ý kiến hoạt động dạy học của GV Vật lí THCS

Để tăng cường các biện pháp giúp học sinh hứng thú, tích cực, chủ động hơn trong việc học môn vật lí, xin thầy cô cho biết một vài ý kiến sau.

1. Các phương pháp, hình thức tổ chức giờ học vật lí mà thầy cô đã áp dụng trong năm học qua và thời gian hiện tại là (xin thầy cô cho biết tần suất)

□ Thuyết trình truyền thống (thường xuyên/ thỉnh thoảng/ ít khi)

□ Thuyết trình kết hợp gợi mở - vấn đáp (thường xuyên/ thỉnh thoảng/ ít khi) □ Dạy học nêu tình huống - giải quyết vấn đề (thường xuyên/ thỉnh thoảng/ ít khi)

□ Tổ chức xemina, thuyết trình về kiến thức mới (thường xuyên/ thỉnh thoảng/ ít khi)

□ Giao nhiệm vụ để học sinh tự giải quyết tìm ra kiến thức, sau đó báo cáo (thường xuyên/ thỉnh thoảng/ ít khi)

□ Dạy học bằng bản đồ tư duy (thường xuyên/ thỉnh thoảng/ ít khi)

□ Khác (và đánh giá về tần suất của thầy cô): ……… 2. Các thầy cô thường gặp những khó khăn gì khi dạy học theo các hình thức tích cực hóa, chủ động hóa hoạt động học tập của học sinh:

□ Sĩ số lớp đông

□ Trình độ học sinh phân hóa rõ rệt

□ Bài giảng cần chuẩn bị công phu mất nhiều thời gian □ Thời lượng dành cho môn học này là hạn chế

□ Trang thiết bị của nhà trường chưa đủ đáp ứng □ Bản thân chưa tích cực

□ Học sinh ít hứng thú và không đầu tư thời gian nên chỉ cần dạy bình thường là được

□ Ý kiến khác của thầy cô: ...

3. Theo thầy cô đánh giá, học sinh THCS có đủ năng lực nhận thức và tâm lý để tự học vật lí không? □ Chưa thể tự học □ Hoàn toàn có thể tự học □ Có thể tự học được với sự giúp đỡ của giáo viên ở mức độ thích hợp 4. Xin thầy cô cho biết vài dòng ý kiến về việc làm thế nào để dạy cho học sinh của chúng ta một tư duy, cách học tập khoa học để chiếm lĩnh và ghi nhớ kiến thức một cách bền vững, tiến tới có thể tự học? ...

...

...

...

Một phần của tài liệu HƯỚNG DẪN HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ TỰ HỌC KHI DẠY HỌC CHƯƠNG CƠ HỌC , VẬT LÝ LỚP 8 (Trang 93 -93 )

×