Các phương pháp

Một phần của tài liệu Ảnh vệ tinh ứng dụng trong điều tra, quản lý diện tích rừng (Trang 39)

Nhiều phương pháp phát hiện biến động sử dụng ảnh vệ tinh đã được đề xuất như: so sánh các phân loại lớp phủ; phân loại ảnh đa thời gian; ảnh hiệu hoặc ảnh chia; sự khác biệt về chỉ số thực phủ; phân tích thành phần chính.

Các phương pháp chính là:

- Tạo ảnh biến động từ ảnh gốc theo từng kênh phổ: Phương pháp so sánh các giá trị DN của từng kênh giữa hai thời điểm chụp ảnh khác nhau, bằng cách tạo ảnh hiệu số của hai kênh đó:

DN (1, 2) = DN (1) – DN (2) trong đó:

DN (1) - giá trị DN của pixel trong ảnh chụp ở thời gian (1), DN (2) - giá trị DN của pixel trong ảnh chụp ở thời gian (2), DN (1, 2) - giá trị DN của pixel ảnh biến động giữa thời gian 1- 2, Nếu DN = 0. Æ Không biến động, DN>0 biến động theo hướng 1, DN <0 biến động theo hướng 2.

- Phương pháp dựa vào ngưỡng: Xác định ngưỡng phân chia bằng thực nghiệm để tách các pixels biến động và không biến động. Sau đó áp dụng trên từng pixels của ảnh cần phân tích. Độ chính xác của phương pháp này phụ

thuộc vào việc xác định ngưỡng phân chia. Trong thực tế, việc xác định ngưỡng phân chia chính xác không là vấn đề đơn giản.

- Phương pháp dựa vào vùng mẫu: Dự trên nghiên cứu thực nghiệm vùng mẫu trên tập các kênh đa phổ ở các thời điểm khách nhau để phát hiện sự biến động và không biến động. Tuy nhiện để chọn được vùng mẫu phù hợp xác định được là biến động và không biến động cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng.

- Phương pháp đánh giá biến động sau phân loại: Để đánh giá biến động theo phương pháp này thì từ kết quả của phương pháp nghiên cứu phân loại rừng ta sẽ phân loại 2 ảnh ở 2 thời điểm khác nhau theo phương pháp phân loại chính xác nhất sau đó sẽ đem 2 ảnh sau phân loại chồng phủ lên nhau để có bản đồ biến động. Để áp dụng phương pháp này có kết quả chính xác việc phân loại phải thực hiện theo cùng hệ thống phân loại và cùng phương pháp. Nguyên tắc đánh giá biến động của hai ảnh đã phân loại là dựa vào bảng ma trận biến động. Bảng ma trận biến động là một bảng chéo (Crossing image) từ hai ảnh đã phân loại.

ÆẢnh thời gian a L1 L2 L3 L4 L1 L11 L21 L31 L41 L2 L12 L22 L32 L42 L3 L13 L23 L33 L43 L4 L14 L24 L34 L44

Bảng 10. Bảng ma trận biến động giữa hai thời điểm

Trên ma trận, theo cột và theo hàng là tên các đối tượng đã được phân loại theo 2 thời điểm a và b. Theo đường chéo là các đối tượng không có sự biến động, còn lại là những biến động chi tiết của từng đối tượng. Ví dụ: L23 là đối tượng L2 của thời điểm a biến thành đối tượng L3 của thời điểm b.

- Phương pháp đánh giá biến động có sự kết hợp giữa viễn thám và GIS: Để đánh giá biến động theo phương pháp này thì ta cần thành lập bản đồ hiện trạng tại hai thời điểm cần đánh giá sau đó chồng xếp 2 lớp bản đồ hiện trạng này ta sẽ có bản đồ biến động. Trong đó bản đồ hiện trạng ở hai thời

điểm được thành lập dựa trên kết quả tích hợp giữa giải đoán ảnh tự động, giải đoán ảnh bằng mắt và điều tra thực địa.

CHƯƠNG 3 - XÂY DNG H THNG QUN LÝ TÀI

NGUYÊN RNG

Một phần của tài liệu Ảnh vệ tinh ứng dụng trong điều tra, quản lý diện tích rừng (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)