Quá trình nghiên cứu

Một phần của tài liệu giáo trình XÃ HỘI HỌC VỀ TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG (Trang 100)

niên dưới 20 tuổi chiếm tỷ lệ thấp hơn nhiều so với thực tế (xem biểu đồ 1); những người làm nghề tự do và các nhà kinh doanh xuất hiện nhiều hơn so với tầng lớp nhân viên và những người lao động chân tay.

Biểu đồ 1. Tuổi tác của dân cư nước Mỹ, so sánh với tuổi tác của những nhân vật xuất hiện trên truyền hình vào giờ cao điểm

Tuổi Tỷ lệ phần tr ăm 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50 55 60 65 70 75 80 0 5 10 15 20

Những nhân vật xuất hiện tr ên tr uyền hình

vào giờ cao điểm

Dân cư Mỹ

Nguồn: Judith Lazar, sách đã dẫn, tr. 141.

tuyến truyền hình đã đưa ra cho cơng chúng một thế giới thần tiên, trong đĩ phần lớn những người xuất hiện trên màn ảnh đều là những người khỏe mạnh, xinh đẹp, tốt bụng... Theo họ, thế giới truyền hình chỉ là một thế giới ảo, bị bĩp méo, xa lạ với thực tại xã hội. Đặc điểm của cơng trình nghiên cứu này là làm cho người ta chú ý khơng phải chỉ về sự bất tương xứng giữa thế giới truyền hình với thế giới thực tại, mà cịn về ý nghĩa sâu xa đằng sau sự bất tương xứng đĩ.

Một số điểm cần lưu ý và ghi nhớ trong Chương 6:

- Sự khác biệt giữa báo chí với văn học.

- Mục đích của phương pháp phân tích nội dung. - Phương pháp phân tích nội dung thực nghiệm.

- “Ý nghĩa trực chỉ” và “ý nghĩa biểu cảm” theo quan niệm của Roland Barthes.

- Phương pháp phân tích nội dung tín hiệu học.

Câu hỏi ơn tập:

1. Đâu là những khác biệt giữa báo chí với văn học? 2. Cho biết vài đặc điểm của văn phong báo chí.

3. Hãy trình bày vắn tắt phương pháp phân tích nội dung thực nghiệm.

4. Thế nào là một “tín hiệu” (sign) theo quan niệm của Saussure? 5. Hãy phân biệt giữa “ý nghĩa trực chỉ” (denotation) và “ý nghĩa biểu cảm” (connotation) theo quan niệm của Roland Barthes.

Câu hỏi thảo luận nhĩm:

(hoặc tự mình trả lời bằng suy nghĩ cá nhân)

1. Hãy thử phân tích và so sánh hiệu quả của thơng tin qua chữ viết (báo in) với thơng tin qua hình ảnh và âm thanh (truyền hình). 2. (Chỉ xét riêng lĩnh vực tin tức và thời sự:) So sánh thơng tin trên truyền hình với thơng tin trên báo in, cái nào mang hàm lượng thơng tin nhiều hơn ? Và cái nào khách quan hơn và gần với sự thật hơn?

Bài 7

NHNG TÁC ĐỘNG XÃ HI CA TRUYN

THƠNG ĐẠI CHÚNG

Giới thiệu khái quát: Chương này trình bày kết quả nghiên cứu của một số tác giả về hiệu quả và tác động của truyền thơng đại chúng đối với xã hội, từ giả thuyết về “hố chênh lệch kiến thức” ngày càng lớn do truyền thơng đại chúng gây ra, hay giả thuyết về chức năng “thiết lập chương trình nghị sự”, cho tới những luận điểm liên quan tới mối quan hệ giữa truyền thơng và tình trạng bạo lực trong xã hội. Cuối cùng là vai trị của báo in trong bối cảnh phát triển ngày càng mạnh của các phương tiện truyền thơng điện tử, nhất là Internet.

Mục tiêu của chương này: Tìm hiểu những lối nhìn và lối giải thích khác nhau của nhiều trường phái lý thuyết đối với hiệu quả và tác động xã hội của các phương tiện truyền thơng đại chúng.

Từ xưa tới nay, giới nghiên cứu về truyền thơng vẫn khơng ngừng tập trung sự chú ý tới chủ đề ảnh hưởng của các phương tiện truyền thơng đại chúng đối với người dân và đối với xã hội. Mặc dù về sau, người ta cĩ chú trọng nhiều hơn tới những đề tài nghiên cứu về giới làm cơng tác truyền thơng, hoặc về các tổ chức truyền thơng, nhưng cho tới nay, mức độ tác động xã hội của truyền thơng đại chúng vẫn luơn luơn là đề tài gây tranh cãi nhiều nhất.

Tính chất phức tạp ở đây là người ta khĩ lịng mà đo lường được một cách chính xác là truyền thơng đại chúng ảnh hưởng tới mức nào đối với dư luận hay tâm tư suy nghĩ của người dân, đối với ứng xử và tập quán của họ. Đơn giản là bởi vì trong thực tế, bất cứ một sự kiện xã hội nào cũng đều chịu tác động của nhiều nhân tố xã hội khác nhau, chứ khơng phải chỉ riêng của lĩnh vực truyền thơng đại chúng. Bernard R. Berelson đã viết như sau khi nĩi về tác động của truyền thơng đại chúng: “Nhiều loại truyền thơng khác nhau về nhiều đề tài khác nhau, vốn được theo dõi bởi nhiều loại người dân khác nhau, trong bối cảnh của nhiều loại điều kiện khác nhau, đã cĩ nhiều loại tác động khác nhau” [xem Alphons Silbermann, Communication de masse, Paris, Hachette, 1981, tr. 48]. Câu phát biểu này chứng tỏ một thái độ thận trọng của nhà nghiên cứu khi đứng trước vấn đề phức tạp này mà ơng ta khơng dám quả quyết. Quả vậy, cĩ rất nhiều nhân tố cĩ thể ảnh hưởng tới việc tiếp nhận thơng điệp truyền thơng nơi người dân, như : khả năng tri giác chọn lọc, khả năng ghi nhớ chọn lọc, những nhân tố thuộc về các nhĩm xã hội (các “nhĩm qui chiếu” theo

quan niệm của Robert Merton chẳng hạn) và các tầng lớp xã hội, vai trị của những người cĩ uy tín ("hướng dẫn dư luận")... Chính tính chất phức tạp này đã thu hút sự chú ý của các giới nghiên cứu nhằm đưa ra nhiều giả thuyết lý giải khác nhau.

QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU

Xét về chủ đề ảnh hưởng xã hội của truyền thơng đại chúng, trong giới nghiên cứu ở phương Tây, người ta cĩ thể phân biệt ba giai đoạn chính như sau trong lịch sử nghiên cứu.

Giai đoạn thứ nhất bắt đầu từ thập niên 1910 cho tới Chiến tranh Thế giới lần thứ hai, mang đặc điểm là hầu hết các nhà nghiên cứu đều cho rằng các phương tiện truyền thơng đại chúng cĩ một sức mạnh “vạn năng". Người ta đặc biệt chú trọng tới những tác động của các đài phát thanh và điện ảnh (lúc ấy chưa cĩ truyền hình). Người ta cho rằng người dân bị tác động trực tiếp của truyền thơng đại chúng, giống trong qui luật phản xạ cĩ điều kiện. (Về sau, giới nghiên cứu thường gọi khuynh hướng này là lý thuyết “mũi kim chích", hoặc lý thuyết “viên đạn thần kỳ")

Giai đoạn thứ hai là thời kỳ mà người ta nhận diện ra tính tương đối của sự tác động của truyền thơng đại chúng, và bác bỏ ý tưởng cho rằng truyền thơng đại chúng cĩ thể ảnh hưởng trực tiếp lên trên suy nghĩ và ứng xử của người dân. Giai đoạn này kéo dài từ khoảng những năm 1930 cho tới thập niên 1960. Nhờ những cơng trình điều tra thực nghiệm và cĩ hệ thống, người ta khám phá ra là thơng tin đại chúng chỉ là một trong số nhiều nhân tố xã hội, kinh tế và văn hĩa ảnh hưởng tới thái độ và ứng xử của người dân. Và lúc này, người ta chú trọng nhiều hơn vào bối cảnh xã hội, cũng như vai trị của các

nhĩm xã hội và các tầng lớp xã hội. Nhận định về đặc điểm của giai

Một phần của tài liệu giáo trình XÃ HỘI HỌC VỀ TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG (Trang 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)