Những hạn chế và nguyên nhân:

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại CTCP Giày Bình Định.doc (Trang 37 - 39)

- Thứ nhất, cơ cấu VLĐ của Công ty không thực sự hợp lý, tỷ trọng các khoản phải thu quá cao, hàng tồn kho quá lớn. Việc các khoản phải thu chiếm tỷ trọng khá cao là do Công ty áp dụng các chính sách tín dụng, đồng thời do công tác quản lý các khoản phải thu cũng chưa thực sự hiệu quả ở những năm 2007, 2008. Như vậy hoạt động quản trị hàng tồn kho và các khoản phải thu của Công ty vẫn chưa thực sự hiệu quả.

Bên cạnh đó, tiền mặt chiếm một tỷ trọng lớn trong năm 2009 gây ứ đọng vốn, giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Vì vậy, Công ty cần xây dựng một cơ cấu vốn lưu động hợp lý hơn nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động.

- Thứ hai, hàng tồn kho chiếm một tỷ lệ khá lớn, trong đó nguyên vật liệu tồn kho chiếm tỷ trọng lớn nhất. Sỡ dĩ như vậy là do CTCP Giày Bình Định sản xuất sản phẩm theo mùa vụ, hoạt động sản xuất từ tháng 1 đến tháng 5, vì vậy Công ty phải dự trữ một lượng lớn nguyên vật liệu nhằm đảm bảo cho hoạt động sản xuất được diễn ra bình thường, liên tục vào đầu năm sau.

- Thứ ba, các khoản phải thu chiếm tỷ trọng cao nhất trong vốn lưu động, trong đó phải thu khách hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất, điều này chứng tỏ nguồn vốn của

vốn của Công ty bị chiếm dụng, từ đó làm giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Thứ ba, do tác động cuộc khủng hoảng kinh tế vào năm 2008. Như vậy, để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động Công ty cần tăng cường công tác quản trị các khoản phải thu, đảm bảo nâng cao tốc độ luân chuyển vốn lưu động.

PHẦN 3

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại CTCP Giày Bình Định.doc (Trang 37 - 39)