NHNN cần đẩy mạnh việc hoàn thiện hành lang pháp lý, đặc biệt là các quy định liên quan đến đảm bảo an toàn vốn. Trong đó, cần bổ sung quy định về giới hạn liên quan đến đòn bẩy tài chính (VTC/Tổng Tài sản) của các NHTM. Theo đó, NHNN khảo sát và xây dựng mô hình đo lường để xác định chính xác giới hạn tối thiểu của hệ số Vốn tự có so với Tổng tài sản có của NHTM. Điều này đúng với khuyến nghị trong Basel III về việc sử dụng hệ số đòn bẩy tài chính để đánh giá mức độ an toàn của các NHTM đang phải kinh doanh trong điều kiện môi trường kinh tế vĩ mô bất ổn hoặc suy giảm. Đồng thời, NHNN cũng nên quy định lại phần tính mẫu số của công thức tính CAR với việc cộng cả rủi ro thị trường và rủi ro tác nghiệp theo như thông lệ quốc tế. Các cơ quan quản lý sớm xây dựng hệ thống văn bản pháp lý để Bảo hiểm tiền gửi có đủ năng lực tài chính và kỹ thuật để xử lý các ngân hàng đổ vỡ đồng thời với việc tạo dựng cơ sở pháp lý
Mức bảo hiểm tiền gửi hiện nay của Việt Nam là 50 triệu đồng (trên 2.000 USD), Phillippines đang ở mức 500.000 peso (khoảng 12.000 USD). Trước đây chính phủ Anh đã quyết định tăng mức bảo hiểm tiền gửi từ 35.000 pound trước khủng hoảng lên 85.000 pound sau đó. 9 cho phép các ngân hàng phá sản. Chỉ khi nào pháp luật cho phép các ngân hàng phá sản, và Bảo hiểm tiền gửi đủ mạnh thì việc phá sản ngân hàng, xử lý các ngân hàng đổ vỡ mới diễn ra theo quy luật thị trường, góp phần tạo điều kiện thuận lợi hơn cho quá trình tái cấu trúc.
Về dài hạn, để tăng cường khả năng giám sát hệ thống, Chính phủ cần thiết lập mạng an toàn tài chính quốc gia, bao gồm: Bộ Tài chính, Ngân hàng Trung ương, Cơ quan giám sát tài chính, tổ chức BHTG và một số cơ quan khác. Theo Fred Carns (2011) và Hiroyuki Obata (2011), mạng an toàn tài chính là hệ thống các cơ quan có trách nhiệm giám sát, duy trì ổn định hệ thống tài chính, ngăn ngừa khủng hoảng tại các nước và các cơ chế, công cụ được các cơ quan thực hiện nhằm đạt được mục tiêu trên. Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng là chặng đường gian nan với nhiều khó khăn, thách thức đòi hỏi nỗ lực của tất cả các bên liên quan. Khi thực hiện các giải pháp trong quá trình tái cấu trúc, các cơ quan phụ trách cần chú ý đến các yếu tố có thể có ảnh hưởng đến hiệu quả tái cấu trúc, bao gồm: (1) Chi phí và nguồn lực cho việc tái cấu trúc;
(3) Mối liên hệ giữa tái cấu trúc ngân hàng và tái cấu trúc các thành phần khác của nền kinh tế;
(4) Cách thức đánh giá hiệu quả tái cấu trúc. Sự thành công của tái cơ cấu hệ thống Ngân hàng phụ thuộc rất lớn vào các yếu tố này.
VI. Kết luận
Để thực hiện các biện pháp trên, điều kiện cơ bản là phải xác định một cách rõ ràng và chính xác mức độ mất vốn của ngân hàng trong bối cảnh kinh tế hiện nay. Và con số này phải được đưa ra từ các cuộc rà soát đặc biệt với nhiều chuyên gia tư vấn trong nước và quốc tế, chứ không phải con số trên sổ sách kế toán do các ngân hàng báo cáo.
Ngân hàng Nhà nước cần rà soát kỹ lưỡng tỉ lệ nợ xấu và mức dự phòng rủi ro tín dụng trước khi đưa ra bất kỳ chương trình tái cấu trúc nào. Để đẩy nhanh công tác tái cấu trúc ngân hàng, theo chúng tôi, Ngân hàng Nhà nước trước hết phải có biện pháp mạnh yêu cầu ngân hàng thương mại phân loại nợ xấu nhanh và chính xác. Càng trì hoãn công việc này sẽ càng làm trì hoãn chương trình cơ cấu lại hệ thống ngân hàng.
Ví dụ ở Thái lan, để giải quyết cuộc khủng hoảng năm 1997, Ngân hàng Trung ương Thái (BOT) đã siết chặt quy định về phân loại nợ và chuẩn mực kế toán về lập dự phòng rủi ro tín dụng. BOT đã yêu cầu các ngân hàng thương mại phân loại tất cả các khoản vay quá hạn lãi hoặc gốc 3 tháng thành các khoản cho vay không hiệu quả. Kết quả là tỉ lệ NPL tăng lên đến 45% và hàng loạt ngân hàng thiếu vốn hoặc rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán (tổng công nợ lớn hơn tổng tài sản), phải tái cấu trúc.
Do tình hình kinh tế vĩ mô vẫn còn nhiều khó khăn nên việc xử lý nợ xấu sẽ mất thời gian hơn và tốn nhiều chi phí hơn. Các nhà đầu tư cũng không thật sự tích cực bỏ vốn xử lý "cục máu đông" trong cơ thể, dù biết là cần thiết. Bên cạnh đó, tình trạng sở hữu chồng chéo giữa các ngân hàng dẫn tới khó nhận định chính xác con số nợ xấu cũng làm tiến trình xử lý giẫm chân tại chỗ. Đồng thời, có lẽ thị trường vẫn còn tâm lý mong chờ một giải pháp hoàn
hảo, không gây thiệt hại cho hệ thống như xử lý nợ xấu không cần dùng đến tiền của nhà nước, không để ngân hàng nào đổ bể… Thực tế, sẽ rất khó có một phương án đảm bảo được lợi ích của tất cả thành phần kinh tế và không phải trả bất kỳ phí tổn nào. "Đặc biệt, xử lý nợ xấu - ai làm? Người nào gánh lấy trách nhiệm và chịu hoàn toàn trách nhiệm và rủi ro về mặt chính trị đó? Có lẽ đó là vấn đề mà các nhà hoạch định chính sách phải cân nhắc",
Dù do nhiều nguyên nhân khác nhau, việc xử lý nợ xấu chưa được giải quyết đã khiến cho những chính sách tiền tệ như hạ lãi suất huy động và cho vay… khó đem lại hiệu quả cao. "Cần khẩn trương đẩy nhanh việc xử lý nợ xấu gắn liền với tái cơ cấu các tổ chức tín dụng trong thời gian sớm nhất nhằm khắc phục điểm nghẽn, khơi thông nguồn vốn tín dụng cho nền kinh tế, ổn định thanh khoản của toàn hệ thống ngân hàng, từ đó khôi phục và thúc đẩy sự phát triển của thị trường liên ngân hàng", một lãnh đạo Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia nói.TS Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế cho rằng, 6 phương thức xử lý nợ xấu chủ yếu là cơ cấu lại nợ; miễn giảm lãi và phí tín dụng; mua bán nợ (thành lập công ty mua bán nợ xấu, chứng khoán hóa nợ xấu); sử dụng quỹ dự phòng rủi ro của các ngân hàng thương mại; phát mại tài sản để thu hồi nợ; chuyển nợ thành vốn góp cũng đã được nêu và phần nào được thực hiện. Vấn đề còn lại là quyết tâm chính trị để quyết liệt thực hiện đồng bộ các giải pháp tổng thể… Càng chậm cải tổ, nợ xấu sẽ càng tăng cao và chi phí để tái cơ cấu và giải quyết nợ xấu sẽ càng cao.
"Năm 2013 phải có một bước đột phá về xử lý nợ xấu thì mới làm cho lòng tin phục hồi, doanh nghiệp tiếp cận được vốn, thị trường bất động sản và chứng khoán sẽ ấm dần trở lại, tạo đà cho những bước tiếp theo", TS Lê Xuân Nghĩa nói.
Ngoài ra, để đẩy mạnh việc cải tổ hệ thống ngân hàng, Chính phủ cần cân nhắc thực hiện đồng bộ chương trình cải cách khối doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhà nước để giải quyết các khoản nợ xấu đang treo lơ lửng, tạo ra một khối doanh nghiệp mạnh, từ đó khôi phục lại sức mạnh của hệ thống tài chính.