Tổng chi phí giao dịch

Một phần của tài liệu Lý Luận Về Hoạt Động Sáp Nhập Và Mua Lại các ngân hàng thuong mại viêt nam (Trang 38)

4. Các Quy Trình Cần Thiết Cho Một Giao Dịch M&A Và Xu Hướng Sáp nhập, Mua Lại Của Các Ngân Hàng Thương

4.2.2.Tổng chi phí giao dịch

Khi đánh giá về một giao dịch, các cổđông và các nhà phân tích thường cân nhắc xem những lợi ích thu được từ giao dịch đó có lớn lơn các chi phí bỏ ra hay không. Trong một giao dịch M&A, các khoản chi cho bên bán như: trả bao nhiêu cho các cổ đông của bên bán để mua lại cổ phần của họ, số tiền này bao gồm cả mức lợi nhuận mà giao dịch sẽđạt được. Tiếp đó là các chi phí như chi phí cho các ngân hàng, luật sư, kiểm toán, các nhà tư vấn chuyên môn và các chi phí tiếp quản công ty mới, trong đó có cả

cơ hội và các khoản chi phí cho quá trình hậu sáp nhập cho dù có sử dụng các kỹ năng tình báo doanh nghiệp ưu việt nhất.

Công thức tính giá trị của một giao dịch VA+B > [ VA + VB ] + P + E + OC + IC Trong đó:

VA+B : giá tị của công ty mới VA : giá trị của công ty mua

VB: giá trị của công ty bán trước khi công bố giao dịch P: Lợi nhuận so với giá trị thị trường của công ty bán

E: các chi phí tiền mặt, hay các chi phí cho quá trình mua lại ( chi phí pháp lý, kiểm toán...)

OC : Chi phí cơ hội ( phân tán trong quản lý, lực lượng bán hàng, nhân viên bị lôi cuốn sang làm việc cho công ty khác)

IC : chi phí cho quá trình hoà nhập hậu sáp nhập ( thay đổi thương hiệu, sáp nhập hệ thống, chi phí đào tạo, truyền thông...)

Một phần của tài liệu Lý Luận Về Hoạt Động Sáp Nhập Và Mua Lại các ngân hàng thuong mại viêt nam (Trang 38)