2. Tình hình cho vay tại ngân hàng nông nghiệp huyện Quế Võ.
2.4. Thực trạng công tác cho vay tại NHNN và PTNT huyện Quế Võ
Trên cơ sở thực hiện có hiệu quả chiến lược huy động vốn nguồn lực tại chỗ NHNN huyện đã đầu tư mở rộng cho vay các thành phần kinh tế, mở rộng cho vay tiêu dùng và hộ sản xuất kinh doanh đạt kết quả.
Theo báo cáo tổng kết của NHNN và PTNT huyện Quế Võ đến 31/12/2002 tổng dư nợ đạt 90.500 triệu đồng, tốc độ tăng trưởng đạt 42,6% so với năm 2001, tăng 27.034 triệu đồng. Tổng dư nợ được hình thành và thay đổi theo:
Phân theo loại hình kinh tế . Dư nợ nhà nước: 0
Dư nợ hợp tác xã: 541 triệu đồng, chiếm tỉ trọng 0,59 % tổng dư nợ với17 hợp tác xã còn nợ.
Dư nợ hộ sản xuất cá thể: 89.959 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 99,41 % tổng dư nợ.
Qua đây cho ta thấy dư nợ của ngân hàng tăng trong đó cho vay sản xuất là chủ yếu chiếm tỷ trọng 99,41 % còn lại hợp tác xã chiếm tỉ trọng 0,59%, doanh nghiệp nhà nước hầu như không có.
Chỉ tiêu 31/12/2001 31/12/2002 Tỉ lệ tăng giảm
± %
- Dư nợ ngắn hạn - Dư nợ cho vay trung và dài hạn 22845 40612 437604 52896 +14759 +12275 64,6 30,22
Bảng 2: Tổng dư nợ phân theo loại vay.
Trong tổng dư nợ cho vay hộ sản xuất là chủ yếu, số hộ dư nợ đến ngày 31/12/2002 là 12.203 hộ, bình quân dư nợ một hộ là : 7,4 triệu đồng tăng so với năm 2001 là 1,9 triệu đồng/ 1 hộ. Việc cho vay hộ sản xuất được ngân hàng mở rộng xuống các vùng cho các hộ vay vốn để phát triển kinh tế. Bên cạnh cho vay hộ sản xuất thì cho vay tiêu dùng cũng ngày càng được mở rộng và đạt hiệu quả cao.
Sở dĩ ngân hàng đạt được như vậy là do những năm qua ngân hàng đã không ngừng nâng cao chất lượng tín dụng mà còn mở rộng nó. Mở rộng đối tượng đầu tư, tích cực tìm kiếm, đầu tư vốn cho các doanh nghiệp, hợp tác xã làm ăn có hiệu quả, triển khai kịp thời chính sách khách hàng: Theo đề án chiến lược kinh doanh đã được trung ương phê duyệt. Bên cạnh đó, thực hiện giao khoán chỉ tiêu kế hoạch tới ngân hàng liên xã, cá nhân nhận khoán. Chính vì vậy mà dư nợ của ngân hàng luôn tăng trưởng, ngân hàng luôn tạo sự cân đối giữa cho vay trung, dài hạn với cho vay ngắn hạn, thích ứng với nguồn huy động và mục đích của ngân hàng.
Chỉ tiêu 31/12/2001 31/12/2002 Tỉ lệ tăng giảm
± % - Dư nợ ngành NN - Dư nợ ngành CN- TTCN -Dư nợ thương nghiệp,dịch vụ - Dư nợ đời sống 48460 895 6687 7349 70507 1137 11081 7715 +22047 +242 +4394 +366 45,495 27,039 65,709 4,98
Bảng 3: Tổng dư nợ phân theo ngành kinh tế.
Qua bảng số liệu trên ta thấy dư nợ của ngân hàng liên tục tăng. Do nền kinh tế – xa hội phát triển đã tác động tới ngành thương nghiệp dịch vụ phát trển rõ rệt ; chiếm 65,709% tăng 4394 triệu đồng so với năm 2001. Bên cạnh có nghành nông nghiệp chiếm tỉ lệ đáng kể 45,495% tăng 22.047 triệu đồng chiếm 127,04 % dư nợ tính đến 31/12/2002, dư nợ cho vay đời sống đạt 7.715 triệu đồng tăng 366 triệu đồng đạt 105% kế hoạch đề ra, tăng trưởng 4,98%. Dư nợ cho vay ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đến 31/12/2002 đạt 1137 triệu đồng tăng 242 triệu đồng tăng 27,039 %,chiếm tỉ trọng 1,26 % tổng dư nợ.
Đạt được kết quả trên là do sự nỗ lực phấn đấu của cán bộ được giao nhiệm vụ, họ đã thực hiện tốt quá trình cho vay, thẩm định phương án sản xuất kinh doanh của khách hàng, đi sâu vào tìm hiểu khách hàng. Ngoài ra, ngân hàng có hình thức chuyển tải vốn khá hiệu quả, đó là việc mở rộng cho vay đời sống tạo điều kiện cho cán bộ nhân viên hưởng lương có điều kiên vay vốn. Đối tượng này có thu nhập ổn định hàng tháng, khả năng thu hồi vốn cao từ đó nâng cao chất lượng tín dụng.