Cù Thị Minh Ngọc 2009 Nguyễn Viết Tiến 2009 Nguyễn Quốc Hùng 2010 Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ 4525

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tỷ lệ và một số yếu tố ảnh hưởng đến vô sinh của các cặp vợ chồng từ 18 – 49 tại địa bàn huyện Ba Vì năm 2010 (Trang 55)

Nguyễn Viết Tiến 2009 Nguyễn Quốc Hùng 2010 Tuổi Số lượng Tỷ lệ Tuổi Số lượng Tỷ lệ Tuổi Số lượng Tỷ lệ <30 39 25.2 <30 4525 31.5 <30 35 14.8 30-40 77 49.6 30-40 6288 43.6 30-40 105 44.6 >40 39 25.2 >40 3583 24.9 >40 95 40.6

Trong nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ vô sinh nữ gặp cao nhất ở lứa tuổi 30 – 40 (40,2%) kết quả này cũng phù hợp với kết quả của Cù Thị Minh Ngọc nghiên cứu tại khu vực Hải Phòng năm 2009 ( 40,2%). Tỷ lệ trong nghiên cứu của chúng tôi cũng tương đồng với kết quả của tác giả Nguyễn Viết Tiến và cộng sự. Trong một nghiên cứu ở cả 3 vùng sinh thái của Việt Nam tỷ lệ vô sinh nữ ở độ tuổi 30 – 40 là 43,6%. Điều này cũng hợp lý bởi đây là lứa tuổi sinh đẻ mạnh nhất của phụ nữ, và họ cũng bức xúc trong việc sinh con và chủ động tìm đến thầy thuốc để khám và điều trị vô sinh. Trước tuổi 30 người phụ nữ Việt Nam hiện đại đang trong thời kỳ hội nhập nên nhu cầu khám và điều trị vô sinh thường bị lãng quên, còn sau tuổi 40 những chị em có nhu cầu sinh con cũng giảm dần vì ngày nay giáo dục truyền thông chị em ở tuổi này nếu sinh con thì nguy cơ dị tật sơ sinh sẽ cao. Do vậy tỷ lệ vô sinh ở 2 nhóm này thấp hơn nhóm tuổi 30 – 40 nhiều.

4.4.2. Nghề nghiệp.

Trong nghiên cứu này nghề nghiệp chiếm 79,46% cao hơn của Cù Thị Minh Ngọc nghiên cứu tại Hải Phòng (27.7%), của Nguyễn Viết Tiến nghiờn cứu về vô sinh ở 3 miền (67.6%). Song tỷ lệ của chúng tôi cũng dễ giải thích bởi nghiên cứu của chúng tôi được thực hiện ở vùng đồi gò và ven sông, dân chúng đa số thuần nông, làm nông nghiệp hoặc liên quan đến nông nghiệp là chính. Nghiên cứu của Cù Thị Minh Ngọc được thực hiện tại thành phố Hải Phòng một trong 4 thành phố lớn trực thuộc Trung uơng nên tỷ lệ nông dân thấp hơn (27,7%). Trong nghiên cứu của chúng tôi vô sinh ở cán bộ và viên chức là 9,5% còn của Cù Thị Minh Ngọc tỷ lệ này là 31%, cũng theo Nguyễn

Viết Tiến và cộng sự (2009) [20] nghiên cứu 14396 cặp vợ chồng tại 8 tỉnh đại diện cho 8 vùng sinh thái của cả nước thấy rằng phụ nữ tuổi trên 30, là cán bộ và công nhân, có trình độ học vấn trung học cơ sở, dân tộc Kinh, không theo tôn giáo và sống ở nông thôn có nguy cơ vô sinh cao hơn những nhóm phụ nữ khác. Những sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,03-0,001. Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Viết Tiến và cộng sự tương tự kết quả nghiên cứu của chúng tôi. Từ những kết quả nghiên cứu của mình chúng tôi có nhận xét yếu tố nghề nghiệp không có ảnh hưởng rõ rệt đến tình trạng vô sinh.

4.4.3.Tiền sử chửa đẻ .

Bảng4.5. Tỷ lệ mắc vô sinh so với lần có thai

Cù Thị Minh Ngọc 2009

Nguyễn Quốc Hùng 2010

Lần có thai Số lượng Tỷ lệ Lần có thai Số lượng Tỷ lệ

1 381 61.3 1 60 25.5

2- 3 183 29.4 2-3 55 23.4

>3 57 9.1 >3 45 19.1

T/số 621 235

Trong nghiên cứu này của chúng tôi thì số lần có thai liên quan đến vô sinh cũng trùng hợp với nghiên cứu của Cù Thị Minh Ngọc (2009). So sánh cho thấy các cặp vợ chồng mới một lần có thai có tỷ lệ vô sinh cao hơn so với nhúm cú 2 hoặc 3 lần có thai trở lên với p < 0,05. Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu của chúng tôi tại Ba Vì - Hà Nội: Số lần có thai của người vợ càng ớt thỡ nguy cơ vô sinh của họ càng cao: Người vợ có thai một lần có nguy cơ vô sinh cao gấp 3,5 lần người có thai trên 3 lần với p < 0,05( 95%CI là 1.1 – 6.2) . Số liệu này có thể lý giải được vì trong giai đoạn hiện nay với chính sách dân số là mỗi cặp vợ chồng chỉ nờn cú từ một đến hai con vì vậy số phụ nữ có một con và muốn sinh con thứ hai sau 2-3 năm tuổi con sẽ đến khám nhiều hơn và theo định nghĩa ở trên thì chắc rằng tỷ lệ vô sinh ở lứa tuổi này sẽ cao hơn lứa tuổi > 30.

Trong nghiên cứu này của tôi thì tiền sử về kinh nguyệt đều có liên quan mật thiết với những trường hợp vô sinh : Kết quả những trường hợp trong tiền sử mà có rối loạn kinh nguyệt và có đau bụng kinh thì tỷ lệ mắc vô sinh đều cao gấp 2.8 lần người có kinh nguyệt đều với p< 0.05(95%CI 1.12 – 3.85) và 1.8 lần người không đau bụng khi với p< 0.05(95%CI 1.04 – 3.45). Kết quả này trùng với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Viết Tiến và cộng sự (2009). Trong thực tế ngay từ tuổi vị thành niên cũng cần được sự quan tâm của các bậc làm mẹ về tinh trạng kinh nguyệt của con gái mà điều này thỡ cũn cú những hạn chế do vậy các bậc làm mẹ cần được tuyên truyền, phát hiện và có những hướng dẫn cho con em mình đồng thời việc giáo dục của nhà trường trong môn học giáo dục công dân cần noi rõ từ đó hướng dẫn cho các đối tượng đến với các thầy thuốc chuyên khoa sản để có những can thiệp sớm để tránh được hậu quả dẫn đến vô sinh của phụ nữ.

4.4.5. Tiền sử nạo phá thai.

Trong nghiên cứu này của tôi số cặp vô sinh mà trong tiền sử bị nạo phá thai mặc dù cũng tương đồng với nghiên cứu của Nguyễn Viết Tiến và cộng sự là số liệu chưa có ý nghĩa thống kê có lẽ do số liệu chưa đủ lớn với lại đây là việc hồi cứu do vậy có thể đối tượng không thể nói thật được, nhưng trong thực tế thì việc nạo hút thai nhiều thì nguy cơ vô sinh là không thể tránh khỏi bên cạnh đú thỡ cũn nhiều những nguy cơ khác mà ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của người phụ nữ. Chính vì vậy việc khuyến cáo , tuyên truyền tác hại của của việc nạo phá thai, phòng ngừa mang thai ngoài ý muốn cần được tuyên truyền, giáo dục một cách có hệ thống cho các đối tượng đặc biệt là ở ứa tuổi vị thành niên- ngay từ lúc còn ngồi ghế nhà trường, các cấp học - ở bộ môn giáo dục công dân.

4.4.6. Tiền sử sử dụng các biện pháp tránh thai

Trong nghiên cứu này thì tỷ lệ vô sinh của người vợ mà trong tiền sử có sử dụng các biện pháp tránh thai đều chưa thấy có yếu tố nào liên quan đến việc sử dụng các biện pháp tránh thai. Và trong nghiên cứu của Cù Thị Minh

Ngọc tại cộng đồng (TP Hải Phũng) thỡ sự khác biệt giữa người sử dụng biện pháp tránh thai và không sử dụng biện pháp tránh thai không có ý nghĩa thống kê. Như vậy các đối tượng vô sinh trong nghiên cứu của tôi tại địa bàn Ba Vì cũng trùng hơp với nghiên cứu vô sinh trong cộng đồng tại Hải phòng do vậy việc sử dụng các biện pháp tránh thai và khi không sử dụng các biện pháp tránh thai không làm ảnh hưởng tình hình vô sinh từ đó thì việc triển khai thực hiện các biện pháp tránh thai hiện đại trong chương trình Dõn sụ của nước ta và tạ các địa phương cần được tiếp tục triển khai nhằm giảm tỷ lệ mang thai ngoài ý muốn, giảm được những hậu quả đáng tiếc khi phải can thiệp nạo phá thai, đồng thời góp phần giảm tỷ lệ sinh và tăng cường nâng cao chất lượng cuộc sống cho mỗi cặp vợ chồng.

4.5.6.Viêm nhiễm phụ khoa và toàn thân

- Đối với kết quả điều tra về tình hình viờm nhiờm đường sinh dục của người vợ hầu hết số liệu cho thấy nếu mắc một số bệnh như: Viờm õm dạo do trùng doi, nấm, các bệnh đường tình dục đều có tỷ lệ vô sinh cao hơn nhiều lần và có ý nghĩa thống kê với P< 0.05. Bên cạnh đú thỡ tình trạng khí hư âm đạo có lẫn máu thì tỷ lệ vô sinh cũng cao hơn nhiều lần với P< 0.05(95% CI 1.98 – 14.6). Các số liệu này trùng hợp với tác giả Cù Thị Minh Ngọc trong nghiên cứu tại Hải Phòng. Tỷ lệ vô sinh của vợ thường cao hơn của chồng có thể do phụ nữ Việt Nam hay bị viêm nhiễm vùng sinh dục, đặc biệt là viêm nhiễm tiềm tàng không có triệu chứng như viêm do Chlamydia Trachomatis gây tắc vòi tử cung và gây vô sinh, theo nghiên cứu của Trần Thị Lợi thì tỷ lệ nhiễm Chlamydia Trachomatis là 32,5% trên đối tượng là những phụ nữ đến khám phụ khoa [18]. Vô sinh do nam giới chủ yếu là dựa vào tinh dịch đồ để xác định các trường hợp bất thường về tinh trùng hay không có tinh trùng. Theo nghiên cứu của Nguyễn Xuõn Bỏi (2002) [18] nghiên cứu tinh dịch đồ của 1000 cặp vợ chồng vô sinh tại Labo Trường Đại học Y Hà Nội, có 60% mẫu tinh dịch đồ bất thường và 40% mẫu tinh dịch đồ bình thường. Theo Trần Đức Phấn (2001) [18] tỷ lệ tinh dịch đồ bất thường chiếm 56%, theo Phan Văn Quý (1997) [18] tỷ lệ tinh dịch đồ bất thường 46,5%. Trong thực tế

thì tình trạng viêm nhiễm phụ khoa của các phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ của huyện chiếm tỷ lệ 60 -70% và với kết quả điều tra như vậy thì đây là một cảnh báo cho tình trạng vô sinh mà các cấp và đặc biệt là Trung tâm Dõn sụ huyện Ba Vì cần phải quan tâm đồng thời cần có những biện pháp nhằm tuyên truyền nâng cao nhận thức cho các đối tượng trong độ tuổi sinh đẻ hy vọng trong thời gian tới tình hình vô sinh trên địa bàn sẽ được cải thiện.

- Về yếu tố bệnh toàn thân

Trong nghiên cứu của tôi chỉ đề cập đến số đối tượng mắc bệnh Bướu cổ và tim mạch chưa có ý nghĩa thống kê với P> 0.05 về tình trạng vô sinh , kết quả này cũng trùng với nghiên cứu của Nguyễn Viết Tiến và cộng sự (2009) và trong nghiên cứu của Cù Thị Minh Ngọc. Tuy nhiên các yếu tố này có ảnh hưởng nhưng không có ý nghĩa thống kê có thể do số lượng điều tra của nghiên cứu này chưa đủ lớn. Kết quả cũng tương đồng trong các nghiên cứu của các tác giả trên thì có lẽ đây không phải là yếu tố nguy cơ mà chỉ là hậu quả có thể dẫn đến tình trạng nặng của bệnh tim mạch và bướu cổ khi người phụ nữ mang thai và sinh đẻ . Do vậy đối với nhưng phụ nữ mang thai mà có những bệnh này cần được phát hiện và điều trị nhằm tránh được hậu quả đáng tiếc trong việc sinh đẻ.

4.5.7.Các yếu tố trong sinh hoạt: độc hại, điều kiện sống, điều kiện là việc, hút thuốc lá

Trong nghiên cứu của tôi – như phần đặc điểm về địa bàn nghiên cứu đã trình bày thỡ cỏc yếu tố về môi trường sống, tập quán sinh hoạt, các yếu tố độc hại không nhiều mà với bản tính của người phụ nữ Việt Nam lại là vùng nông thôn của huyện Ba Vỡ thỡ sự du nhập lối sống hiện đại chưa nhiều nên trong phần kết quả của tôi hầu hết các yếu tố đều không ảnh hưởng đến tình trang vô sinh, riêng việc uống rượu của của phụ nữ trong diện điều tra về vô sinh của nghiên cứu này thi việc phụ nữu uống rượu bị vô sinh cao hơn 4.16 lần phụ nữ không uống rượu có ý nghĩa thống kê với P< 0.05(95% CI ………….), kết quả này cũng trùng với nghiên cứu của Nguyễn Viết Tiến và cộng sự (2009) : Phụ nữ uống rượu cao hơn gấp 1.5 lần không uống rượu với

P< 0.05( 95%CI 1.02 – 2.2). Những số liệu trên cần được cảnh báo, tuyên truyền cho đối tượng phụ nư trong độ tuổi sinh đẻ , đặc biệt là vị thành niên vì hiện nay việc du nhập lối sống hiện đại : Các hoạt động vũ trường, sàn nhảy, Karaoke . . .Việc dùng rượu , các chất kích thích rất nhiều thì đó là một trong những nguy cơ dẫn đến vô sinh và cần phải có những khuyến cáo , tuyên truyền nhằm hạn chế những tác hại cho tương lai, hạnh phúc gia đình.

4.6. Bàn luận các yếu tố ảnh hưởng vô sinh nam

4.6.1. Bệnh lý toàn thân (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong nghiên cứu của chúng tôi người chồng có tiền sử mắc bệnh đái đường có nguy cơ mắc vô sinh cao gấp 45,3 lần người không có tiền sử mắc bệnh đái đường với p < 0,05 (95% CI từ 2,79 – 725,5). Như chúng ta đã biết bệnh đái tháo đường có thể gây ra các biến chứng về rối loạn cương và gây xuất tinh ngược nghĩa là tinh trùng khi xuất ra lại chảy ngược vào bàng quang nguyên nhân bệnh tiểu đường gây tổn thương các mạch máu vốn nuụi cỏc sợi thần kinh nối đến dương vật.

Nhiều nghiên cứu cho thấy cách tốt nhất để phòng ngừa rối loạn này là kiểm soát bệnh tiểu đường điều này đồng nghĩa với việc kiểm soát có hiệu quả đường huyết và điều trị tốt các biến chứng về mạch máu

Thực trạng ở Việt Nam nói chung và Ba Vì nói riêng, bệnh tiểu đường ngày càng có xu hướng gia tăng nên việc tuyên truyền để người dân có ý thức đi khám và phát hiện sớm bệnh tiểu đường và có hướng điều trị sớm nhằm tránh những biến chứng là vô cùng cần thiết để hạn vô sinh

Trong nghiên cứu của chúng tôi những người chồng có tiền sử mắc bệnh tim mạch có nguy cơ mắc vô sinh cao gấp 5,0 lần người không có tiền sử mắc bệnh tim mạch với p < 0,05 (95% CI từ 1,47 – 17,09), điều này có ý nghĩa thống kê.

Trong nhiều thụng kờ khỏc đối với những người mắc bệnh về tim mạch một trong những nguyên nhân là do xơ vữa động mạch, theo ý kiến của nhiều

nhà nam học thì rối loạn cương dương có thể coi là biểu hiện sớm của bệnh lý mạch máu, xơ vữa động mạch trước khi có rối loạn tuần hoàn trong tim. Điều này cũng đồng nghĩa với việc những người đàn ông không gặp vấn đề gì trong việc đạt cực khoái sẽ ít có nguy cơ về bệnh tim mạch và các biến chứng của nó

Do vậy việc phòng ngừa các bệnh tim mạch bằng cách cải thiện thói quen sinh hoạt, ăn uống, hạn chế các chất kích thích và tập luyện thường xuyên sẽ không những làm giảm các biến chứng toàn thân như nhồi máu cơ tim, tai biến mạch nóo… mà cũn giỳp cho đời sống tình dục của họ trở nên lành mạnh, giảm biến chứng vô sinh

Trong nghiên cứu của chúng tôi cũng đề cập đến các bệnh lý khác như Lao, bướu cổ nhưng chưa thấy ảnh hưởng rõ rệt tới tình trạng vô sinh do nguyên nhân từ nam giới. Điều này cũng tương đồng với kết quả nghiên cứu của Cù Thị Minh Ngọc [ ] điều tra về tỷ lệ vô sinh tại Thành phố Hải Phòng

4.6.2.Bệnh lý về tinh hoàn, chấn thương

Bệnh lý về tinh hoàn gây ra vô sinh có thể do bất thường về giải phẫu, các biến chứng như hẹp bao quy đầu, viêm nhiễm niệu đạo, tinh hoàn, mào tinh hoàn….

Trong nghiên cứu của chúng tôi người chồng có tiền sử mắc bệnh lậu có nguy cơ mắc vô sinh cao gấp 11,31 lần người không có tiền sử mắc bệnh lậu với p < 0,05 (95% CI từ 1,24 – 103,17).

Như chúng ta đã biết bệnh lậu nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra tình trạng nhiễm khuẩn nặng và dẫn đến các biến chứng như viêm mào tinh hoàn, viêm tuyến tiền liệt, chít hẹp niệu đạo… gây vô sinh ở nam giới hoặc gõy viờm buồng trứng, viêm tắc vòi trứng và vô sinh ở nữ giới.

Điều này cũng có nghĩa xây dựng một đời sống tình dục lành mạnh phòng tránh các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục sẽ làm giảm tỷ lệ mắc bệnh lậu, đồng thời với việc tuyên truyền giúp người bệnh có hiểu biết về các

bệnh lây nhiễm qua đường tình dục để chủ động sử dụng các phương tiện phòng tránh và điều trị kịp thời trỏnh cỏc biến chứng gây vô sinh.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tỷ lệ và một số yếu tố ảnh hưởng đến vô sinh của các cặp vợ chồng từ 18 – 49 tại địa bàn huyện Ba Vì năm 2010 (Trang 55)